Bộ đội đặc công là gì? Gồm những cơ quan, đơn vị trực thuộc nào?

Bộ đội đặc công thuộc Binh chủng Đặc công – lực lượng chiến đấu tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là lực lượng nòng cốt trong chiến đấu, được trang bị và huấn luyện đặc biệt. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về lực lượng sĩ quan đặc công là gì? Gồm những đơn vị trực thuộc nào? Giành được những thành tích vẻ vang nào qua bài viết sau.

Bộ đội đặc công là gì? Gồm những cơ quan, đơn vị trực thuộc nào? 
Bộ đội đặc công là gì? Gồm những cơ quan, đơn vị trực thuộc nào?

Bộ đội đặc công là gì?

Bộ đội Đặc công thuộc binh chủng đặc công. Đây là lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ, chính là “đầu não” của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quản lý và chỉ đạo trực tiếp 

Nhiệm vụ của binh chủng đặc công Việt Nam là tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng Việt Nam xây dựng và phát triển không ngừng các lực lượng Đặc công theo hướng tinh – gọn – chất lượng cao. 

Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ. Tất cả các quân nhân được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, với phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ. Lực lượng này thường tập kích bất ngờ vào các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong địa bàn chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.

Lịch sử hình thành

  • Ngày thành lập binh chủng Đặc công: 19 tháng 3 năm 1967.
  • Tổ chức lực lượng đặc công lúc mới thành lập gồm: 9 tiểu đoàn đặc công; Trường bổ túc cán bộ và 3 cơ quan.

Tuy được thành lập chính thức vào năm 1967, nhưng từ Chiến tranh Đông Dương (1946 – 1954), cách đánh “công đồn đặc biệt” ở chiến trường Nam Bộ, cách đánh và tổ chức đặc công đã phát triển nhanh và hình thành 3 loại lực lượng:

  • Đặc công bộ.
  • Đặc công nước.
  • Đặc công biệt động.

Đặc công bộ

Đặc công bộ ra đời từ thực tế phương pháp đánh tháp canh. Cách đánh của bộ đội đặc công là bất ngờ (kỳ tập), quân ta bí mật đột nhập đánh bất ngờ, nếu bị lộ sẽ chuyển hướng sang đánh bằng hỏa lực mạnh. Với cách đánh tập kết hợp với cường tập, từ thu-đông 1948 đến đầu 1950, trên chiến trường Bắc Bộ, lính đặc công bộ Việt Nam đã tiêu diệt hàng loạt đồn bốt, cứ điểm quân Pháp.

Đặc công bộ
Đặc công bộ

Đặc công bộ hiện nay gồm có Lữ đoàn Đặc công 198 (thành lập năm 1974), Lữ đoàn Đặc công 113 (3 lần được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào các năm 1975, 1979, 2000), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976), Lữ đoàn Đặc công 429.

Đặc công nước

Đặc công nước là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, được huấn luyện để tấn công các mục tiêu thủy của quân địch như: bến cảng, tàu thủy,…và các mục tiêu chỉ có thể xâm nhập qua đường thủy: căn cứ thủy quân, căn cứ biệt lập.

Đặc công nước
Đặc công nước

Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt thì đặc công nước còn đặc biệt hơn, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với đánh trên bộ, trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Đặc công nước (hay đặc công thủy) ra đời do yêu cầu đánh vào hải quân của Pháp và những mục tiêu vùng sông nước. Do đó, đặc công nước  xuất hiện gần như song song với đặc công bộ.

Bởi lãnh thổ Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiều sông hồ kênh rạch nên quân Pháp đã lợi dụng địa thế này để tập kích đánh quân ta. Và bộ đội đặc công ra đời có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh trên các mặt trận sông nước. 

Trong chiến tranh chống Mỹ, Hải quân Việt Nam đã huấn luyện và đào tạo cho các chiến trường miền Nam hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ đặc công nước. Trong 7 năm chiến đấu trên chiến trường Cửa Việt – Đông Hà, đặc công nước đã đánh 300 trận; đánh hỏng 336 tàu xuồng chiến đấu, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, góp phần cùng quân dân miền Nam đánh bại kẻ thù

Đặc công nước hiện nay gồm có Lữ đoàn Đặc công 5 trực thuộc Binh chủng Đặc công, Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126, Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân và một số các đơn vị thuộc các quân khu và quân đoàn.

Đặc công biệt động

Do tính chất của cuộc kháng chiến lâu dài và để phù hợp với phương thức hoạt động tác chiến ở thành phố, bên cạnh các lực lượng vũ trang đô thị như Thanh niên xung phong, Tự vệ thành, Quốc gia tự vệ cuộc, Công đoàn xung phong… thì các tổ chức quân sự chuyên trách lần lượt ra đời. 

Lực lượng này hơi khác với đặc công bộ thông thường mặc dù có rất nhiều điểm tương đồng. Biệt động hầu như chỉ hoạt động vào ban ngày và sẽ rút lui về đêm.

Đặc công biệt động trong các đô thị tại miền nam thời kỳ trước 1975 là lực lượng gần giống với “bộ đội địa phương” tại thành phố, nhưng có trình độ tác chiến đô thị tốt hơn. Họ phải tác chiến độc lập bởi thiếu phối hợp từ các đơn vị bạn, đồng thời phải nương nhờ vào hậu cần của người dân trong thành phố, nếu không có người dân hỗ trợ thì mạng lưới này sẽ bị phá.

Đặc công biệt động
Đặc công biệt động

Chiến công nổi bật của đặc công biệt động là đánh chìm tàu USNS Card (vốn là tàu sân bay hộ tống giãn nước 15.000 tấn) vào ngày 2/5/1964. 

Về cuối cuộc chiến, đặc công biệt động được tách hẳn làm 2 thành phần: những tân binh thiếu kinh nghiệm (hầu như là nữ) tham gia dẫn đường cho bộ đội chủ lực chiếm giữ nội đô; còn những người nhiều kinh nghiệm được huy động về căn cứ để huấn luyện bộ binh trở thành đặc công. Trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975, đặc công biệt động đã có thành tích đánh chiếm, giữ vững nhiều cầu và căn cứ quan trọng, bảo đảm an toàn cho các binh đoàn chủ lực tiến công, nhanh chóng giành thắng lợi trọn vẹn.

Đặc công biệt động hiện nay chỉ có Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1, trước đóng quân ở Gia Lâm.

Lãnh đạo hiện nay của binh chủng đặc công Việt Nam

  • Tư lệnh: Đại tá Hoàng Minh Sơn (giữ chức từ 8/2022)
  • Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Hồng Quang
  • Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng: Đại tá Phạm Ngọc Vũ
  • Phó Tư lệnh: Đại tá Nguyễn Văn Thuỷ
  • Phó Chính ủyː Đại tá Đỗ Hoàng Nhị

Cơ quan trực thuộc của binh chủng đặc công Việt Nam

  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Khoa học Quân sự
  • Phòng Thông tin Khoa học quân sự
  • Phòng Điều tra hình sự
  • Phòng Cứu hộ cứu nạn
  • Phòng Kinh tế
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật

Đơn vị cơ sở trực thuộc binh chủng đặc công Việt Nam

  • Trường Sĩ quan Đặc công.
  • Lữ đoàn 1 (Đoàn M1) đóng quân ở Hà Nội
  • Lữ đoàn 5 đóng quân ở Ninh Thuận
  • Lữ đoàn 113 đóng quân ở Vĩnh Phúc
  • Lữ đoàn 198 đóng quân ở Đắk Lắk
  • Lữ đoàn 429 đóng quân ở Bình Dương

Danh hiệu truyền thống của binh chủng đặc công Việt Nam

Anh hiệu truyền thống của bộ đội đặc công là “Đặc biệt tinh nhuệ, Anh dũng tuyệt vời, Mưu trí, táo bạo, Đánh hiểm thắng lớn”.

Tặng thưởng 

Binh chủng đặc công có rất nhiều thành tích vẻ vang và được Nhà nước trao tặng:

  • Danh hiệu Đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” (3/06/1976)
  • 2 Huân chương Quân công hạng Nhất (vào 3-1970 và 12-1984)
  • 1 Huân chương Hồ Chí Minh (vào 12-1979)
  • 1 giải thưởng cấp Nhà nước về nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2000
  • 1 Huân chương Sao vàng  (vào 1-2007)

FBI là gì? Có nhiệm vụ gì? Cách thức tuyển dụng và hoạt động ra sao?

Hy vọng qua một vài những thông tin cơ bản trên đây, các bạn đã hiểu được bộ đội đặc công là gì, gồm những đơn vị nào, lịch sử hình thành cũng như thành tích mà lực lượng đặc công đạt được. Có thể nói, lực lượng đặc công là nòng cốt trong chiến đấu cả trong thời chiến và thời bình.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *