Lễ cưới – buổi lễ trọng đại, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Cả cô dâu, chú rể và bố mẹ gia đình hai bên đều cần có những bước chuẩn bị thật chu đáo, để đám cưới được diễn ra suôn sẻ và hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, quá nhiều công đoạn cần chuẩn bị khiến bạn bị rối và stress nếu không khéo léo lên kế hoạch. Vậy thì hãy tham khảo bài viết sau để biết được chuẩn bị đám cưới cần những gì nhé!
Tóm tắt
- 1 1. Khám sức khỏe
- 2 2. Sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc phòng riêng
- 3 3. Gặp mặt hai gia đình
- 4 4. Lập kế hoạch
- 5 5. Chọn ngày cưới
- 6 6. Chọn trang phục
- 7 7. Chụp ảnh cưới
- 8 8. Chọn mua nhẫn cưới
- 9 9. Thuê đội ngũ trang trí tiệc ăn hỏi, tiệc cưới
- 10 10. Lựa chọn đội hình nam nữ bê tráp ăn hỏi
- 11 11. Lên danh sách khách mời
- 12 12. Làm thiệp mời cưới
- 13 13. Đặt tiệc cưới
- 14 14. Lên kế hoạch trăng mật
- 15 15. Đăng ký kết hôn
1. Khám sức khỏe
Ngày này, các cặp đôi trước khi tiến tới quyết định hôn nhân đều không thể bỏ qua bước khám sức khỏe tiền hôn nhân. Đây là việc làm rất quan trọng và hết sức cần thiết, tránh những vấn đề phát sinh về sức khỏe sinh sản hay việc mắc các bệnh truyền nhiễm, nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình. Chính vì thế, dù bận rộn đến đâu, các cặp đôi vẫn nên dành thời gian để đi khám sức khỏe cùng nhau trước đám cưới bao gồm sức khỏe tổng quan và cả sức khỏe sinh sản.
2. Sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc phòng riêng
Việc này chủ yếu sẽ do phía nhà trai chuẩn bị. Kết hôn là việc trọng đại, và ngôi nhà, phòng riêng của hai vợ chồng cần được quan tâm hàng đầu.
Khoảng 2 -3 tháng trước đám cưới là khoảng thời gian lý tưởng để các bạn sửa chữa, tân trang lại ngôi nhà của mình, cũng như mua sắm những vật dụng của phòng riêng như: giường đệm, chăn ga, tủ quần áo, bàn trang điểm,…
Với những bạn tự lập và chưa có nhà riêng, thì việc đầu tiên là hãy tìm một căn phòng phù hợp với vợ chồng mới cưới. Nên tìm sớm một chút để các bạn có đủ thời gian chuẩn bị các đồ dùng cần thiết. Tránh việc chuẩn bị quá sát ngày cưới quá mà mọi thứ trong căn phòng chưa đầy đủ.
3. Gặp mặt hai gia đình
Đây là bước quan trọng nhất, làm tiền đề cho lễ cưới. Dù đã yêu nhau bao lâu, hai bên gia đình đã thân thiết cỡ nào thì việc quyết định đi đến đám cưới cũng cần có một buổi gặp mặt chính thức, để nhà trai thưa chuyện với nhà gái, về việc kết hôn của hai con và nhận được sự đồng ý, chấp thuận của họ hàng hai bên. Hai gia đình sẽ có sự bàn bạc và thống nhất về mọi chuyện để chuẩn bị cho hôn lễ trong tương lai.
4. Lập kế hoạch
Có quá nhiều việc cần phải chuẩn bị trước đám cưới, bởi vậy, việc lên kế hoạch chuẩn bị đám cưới cụ thể, rõ ràng là điều không thể thiếu:
- Tổ chức đám cưới ở đâu?
- Dự kiến bao nhiêu khách mời?
- Làm thiệp mời cưới
- Trang phục ngày cưới là gì?
- Thực đơn Mâm cỗ đám cưới gồm những gì?
- Tự trang trí đám cưới hay thuê dịch vụ trang trí đám cưới?
Cuối cùng, hãy xác định ngân sách cần phải chuẩn bị cho kế hoạch cưới, bao gồm ngân sách cố định và ngân sách dự phòng (chi phí phát sinh).
Thường thì thời gian để hoàn tất khâu chuẩn bị đám cưới là trong 2 tháng, nhanh hơn có thể là 1 tháng
5. Chọn ngày cưới
Việc chọn ngày làm lễ cưới rất quan trọng và được quyết định bởi bố mẹ hai bên gia đình. Chính vì thế, các cặp đôi có ý định tiến tới hôn nhân nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn. Bên cạnh đó, dâu rể cũng nên chủ động chọn ngày tổ chức đám cưới sao cho phù hợp với thời gian biểu của cả hai, đồng thời cũng nên tính đến thời gian rảnh rỗi của phần lớn khách mời (ở thành phố thường là thứ 7, chủ nhật). Việc chọn ngày cưới sớm cũng giúp các bạn có thêm nhiều thời gian hơn để triển khai các công việc cần làm cho đám cưới một cách chu đáo và kịp thời nhất.
6. Chọn trang phục
Trang phục cưới là vấn đề khá cân não của nhiều cặp đôi. Nên may hay thuê trang phục cưới? Điều này tùy thuộc vào thời gian chuẩn bị đám cưới và ngân sách cưới và sở thích của hai bạn.
+ Nếu may trang phục cưới: Các cặp đôi cần chuẩn bị trước 2 đến 3 tháng để đi đo, may và kiểm tra xem đã chuẩn chưa.
+ Nếu thuê trang phục cưới: Bạn nên đặt khoảng 1 tháng trước ngày cưới nhằm đảm bảo lựa chọn được trang phục đẹp và ưng ý nhất.
7. Chụp ảnh cưới
Sau khi đã chọn xong trang phục đám cưới, 2 bạn cần nghĩ ngay đến công đoạn chụp ảnh cưới, bao gồm:
– Nên thuê studio hay tự chụp ảnh cưới (thuê freelancer)
– Lựa chọn các địa điểm chụp ảnh cưới
– Xác định ngân sách dành cho chi phí chụp ảnh cưới
– Xác định thời gian chụp ảnh cưới
8. Chọn mua nhẫn cưới
Nhẫn cưới là vật sẽ gắn bó với bạn suốt chặng đường hôn nhân, vì vậy chuẩn bị chu đáo để mua một cặp nhẫn ưng ý nhất. Cô dâu chú rể nên dành thời gian 2 – 3 tháng trước ngày cưới để đi chọn nhẫn. Với những cặp đôi có cỡ tay thuộc dạng ngoại cỡ cần phải đặt làm nhẫn theo số đo riêng sẽ có thể mất đến cả tháng, nên việc mua nhẫn sớm là điều cần thiết.
9. Thuê đội ngũ trang trí tiệc ăn hỏi, tiệc cưới
Trước lễ cưới là lễ ăn hỏi. Cả không gian cưới và ăn hỏi đều cần được trang trí thật lung linh và đẹp mắt.
Các cặp đôi nên tìm hiểu và tham khảo trước một vài nơi trang trí tiệc cưới hỏi và hãy chủ động lên ý tưởng cụ thể cho đám cưới của mình. Thời gian cho việc này tốt nhất là khoảng 1 tháng trước ngày cưới.
10. Lựa chọn đội hình nam nữ bê tráp ăn hỏi
Bạn có thể thuê dịch vụ bê tráp, họ sẽ lo từ A-Z, từ tráp ăn hỏi đến việc chuẩn bị đội ngũ bê tráp.
Hoặc nếu bạn muốn những người bê tráp cho mình là những người thân, bạn bè thì bạn nên lên danh sách sớm và mở lời nhờ họ có thể giúp mình việc đỡ lễ trong ngày ăn hỏi. Để những người đó sắp xếp công việc riêng của mình, và cũng là để các bạn còn có thời gian để dẫn họ đi thử trang phục.
11. Lên danh sách khách mời
Đối với những cặp đôi đặt tiệc cưới ở những nhà hàng lớn, họ sẽ yêu cầu bạn phải đặt trước từ 3-6 tháng, có khi đến cả năm. Vì thế, việc lên danh sách khách mời sẽ phải được thực hiện từ sớm. Hai bạn hãy cùng nhau liệt kê danh sách các khách mời. Sau đó, trao đổi chi tiết với bố mẹ để chốt được danh sách khách mời cuối cùng, bao gồm cả những khách mời phát sinh để không bị sót. Tránh việc thừa hoặc thiếu cỗ, ảnh hưởng đến buổi lễ và những người tham dự lễ cưới.
12. Làm thiệp mời cưới
Thiệp cưới là một vật phẩm quan trọng nhằm thông báo buổi lễ của bạn đến với những người thân và bạn bè xung quanh. Bên cạnh đó, thiệp cưới còn mang đến nhiều ý, là minh chứng cho ngày lễ trọng đại gắn bó cuộc đời hai bạn. Dưới đây là một vài bước để giúp bạn chọn được thiệp cưới ưng ý nhất cho đám cưới của mình
– Lựa chọn màu sắc: cùng nhau tham khảo những mẫu thiệp cưới đã có sẵn trên mạng để lựa chọn được màu sắc ưng ý. Trong khi loại thiệp cưới có màu trắng hoặc màu kem kết hợp với phông chữ màu đen hoặc vàng là lựa chọn cổ điển cho thiệp cưới, thì bạn cũng có thể làm cho chiếc thiệp cướicủa mình trở nên sang trọng hơn bằng phông chữ màu sắc hoặc kim loại, loại giấy cao cấp, phong bì và lót. Chỉ cần ghi nhớ nên chọn màu sắc dễ đọc là được.
– Lựa chọn hình dạng thiệp cưới: Thiệp cưới hình chữ nhật truyền thống vẫn được nhiều cô dâu chú rể lựa chọn nhất. Ngày nay, thiệp cưới còn được cách tân thêm nhiều hoa văn, họa tiết, thắt nơ, đính đá để tạo điểm nhấn hơn. Nhưng nếu bạn là một người yêu thích sự trẻ trung, hiện đại và năng động thì có thể chọn những thiệp cưới dạng hình vuông, hình vỏ sò để thiệp cưới trở nên đẹp mắt hơn. Bạn cũng có thể chọn ra một bức ảnh cưới đẹp để in lên thiệp cưới, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng cho khách mời.
Có thể bạn quan tâm:
999+ cách viết phong bì đám cưới bạn bè, người thân hay nhất
13. Đặt tiệc cưới
Việc lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới cần có sự bàn bạc của cả gia đình. Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều nhà hàng tiệc cưới mang đến nhiều lựa chọn hơn về địa điểm tổ chức đám cưới. Một sự lựa chọn đúng sẽ mang đến cho bạn một buổi lễ hoàn hảo với một thực đơn chất lượng, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, không gian đẹp và trên hết là sự hài lòng của các vị khách mời.
14. Lên kế hoạch trăng mật
Nếu như đám cưới là ngày lễ đại trong cuộc đời mỗi người để tuyên bố với tất cả thế giới rằng 2 bạn đã thực sự là của nhau thì tuần trăng mật lại là cột mốc đánh dấu những tháng ngày đầu tiên trong đời sống vợ chồng. Mọi người thường quan niệm, tuần trăng mật ngọt ngào, mặn nồng sẽ giúp cặp vợ chồng có hạnh phúc viên mãn bền lâu.
Chính vì thế, việc lập kế hoạch để chuẩn bị cho một tuần trăng mật lãng mạn, hạnh phúc là vô cùng quan trọng. Các bạn cần lên tính trước ngân sách dành cho kỳ nghỉ tuần trăng mật này. Sau đó, các bạn lên kế hoạch về địa điểm mình muốn đến, đi lại bằng phương tiện gì, ngủ nghỉ ở đâu,…? Công việc này các bạn nên chuẩn bị trước từ 3 đến 4 tháng nhằm săn vé du lịch giá rẻ hay đặt chỗ trước để tránh hết chỗ. Càng chi tiết và làm sớm bao nhiêu, bạn sẽ càng có nhiều ý tưởng hay và tiết kiệm chi phí bấy nhiêu.
15. Đăng ký kết hôn
Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, việc quan trọng và ý nghĩa nhất đối với các cặp đôi là đăng ký kết hôn theo quy định. Với việc ký vào giấy đăng ký, đồng nghĩa các cặp đôi sẽ được luật pháp bảo hộ, chứng nhận là vợ chồng.
Trên đây là những kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới mà các cặp đôi sắp tiến tới hôn nhân nên tham khảo. Tùy vào thời gian lên kế hoạch đám cưới và điều kiện cụ thể của mỗi người mà sắp xếp và lên cho mình một kế hoạch hoàn hảo và đầy đủ nhất nhé.