BOD là gì? Tổng hợp kiến thức liên quan

BOD là gì? Đây có lẽ là điều mà nhiều người thắc mắc khi nghe đến cụm từ này. Bởi, tùy từng trường hợp mà BOD được hiểu theo các cách khác nhau. Để có cái nhìn toàn diện hơn xem BOD thực chất là gì thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé! 

BOD là gì?

– Cách hiểu trong hoá học

Trong hóa học BOD có tên tiếng Anh là Biochemical Oxygen Demand. Đây là một chỉ số và đồng thời là một phương pháp đánh giá chất lượng nước thải đầu ra xem nó có phù hợp với môi trường và đã đúng quy định hay chưa. 

bod là gì

Trong hóa học BOD là chỉ số đánh giá chất lượng nước thải đầu ra 

Khi nắm bắt được các chỉ số đầu ra của BOD, người điều hành sẽ biết mình nên sử dụng công nghệ xử lý nước thải nào cho phù hợp nhất. 

Các thông số BOD của một số loại nước thải như sau: 

  • Nước thải sinh hoạt: Từ 100 – 200 mg/L
  • Nước thải trong chế biến thủy sản: Từ 2000 – 5000 mg/L
  • Nước thải trong sản xuất bia: Từ 800 – 2000 mg/L
  • Nước thải trong nhà máy giấy: Từ 2000 – 3000 mg/L
  • Nước thải trong sản xuất cao su: Từ 3000 – 10.000 mg/L
  • Nước thải trong xi mạ: Từ 300 – 1000 mg/L
  • Nước thải trong dệt nhuộm: Từ 500 – 3000 mg/L
  • Nước thải trong chăn nuôi: Từ 3000 – 5000 mg/L
  • Nước thải trong mía đường: Từ 1600 – 5000 mg/L

Nếu đo chỉ số BOD mà thấy chỉ số vượt qua các thông số này thì chứng tỏ nguồn nước đó đã bị ô nhiễm chất hữu cơ. Vấn đề ô nhiễm này chỉ có thể áp dụng công nghệ sinh học để xử lý một cách triệt để nhất.

Qua những thông tin trên, bạn đọc cũng đã có thể hiểu được BOD trong nước thải là gì. Tuy nhiên, thuật ngữ này không chỉ được sử dụng trong vấn đề xử lý chất thải mà nó còn được sử dụng trong doanh nghiệp. Để hiểu hơn chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ý nghĩa của từ BOD trong doanh nghiệp nhé! 

– Cách hiểu trong doanh nghiệp

ban giám đốc

Trong doanh nghiệp BOD là Ban Giám đốc 

BOD không chỉ có liên quan đến hóa học; nó còn mang một ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp. Vậy trong doanh nghiệp BOD tiếng Anh là gì? Với cách hiểu trong doanh nghiệp thì BOD trong tiếng Anh là Board of Directors – Ban Giám đốc.  

Với một doanh nghiệp BOD chính là cơ quan đầu não vô cùng quan trọng để đưa ra những chiến lược, những quyết sách giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.  

Thông thường những người trong Ban Giám đốc nắm trong tay một quyền lực không hề nhỏ. Tuy nhiên BOD đối với từng công ty, doanh nghiệp lại có sự khác nhau. Đối với các công ty nhỏ thì chỉ có một bộ phận Ban Giám đốc, còn đối với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn có quy mô lên đến hàng nghìn người thì Ban Giám đốc được chia ra thành nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận sẽ quản lý và đảm nhận những nhiệm vụ và vai trò riêng.  

Chức năng và nhiệm vụ của BOD trong doanh nghiệp 

– BOD gồm những ai

Trong Ban Giám đốc sẽ bao gồm một chủ tịch và hai giám đốc, cụ thể như sau:

  • Chủ tịch: Đây là một vị trí đặc biệt quan trọng trong Ban Giám đốc. Họ có thể là một người riêng biệt, cũng có thể là giám đốc đối nội, giám đốc đối ngoại và kiêm luôn cả chức chủ tịch. Do vậy, chủ tịch là một người vô cùng quyền lực trong một công ty. 
  • Giám đốc đối nội: Chắc hẳn nghe tên thôi là bạn cũng đã hiểu được phần nào đó công việc của họ. Đây là người làm chủ yếu làm công tác đối nội trong quan tâm. Cũng chính vì thế, giám đốc đối nội là nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn thể nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, bạn phải có kinh nghiệm và sự khéo léo trong để giúp văn hóa, nội bộ công ty luôn đoàn kết và đưa công ty ngày một phát triển.  
  • Giám đốc đối ngoại: Đây là vị trí trái ngược hoàn toàn so với giám đốc đối nội. Đây là người chuyên giao tiếp và làm việc với những đối tác làm ăn của công ty. Để có thể được bầu vào vị trí này, đòi hỏi người đó phải có kinh nghiệm dày dặn và có trình độ chuyên môn tốt.

giám đốc đối ngoại

Giám đốc đối ngoại – người chịu các vấn đề với các vấn đề phát sinh bên ngoài công ty   

Qua những điều trên có thể thấy rằng đây chính là bộ 3 quyền lực trong một doanh nghiệp. Thế nhưng để có thể được bổ nhiệm vào các vị trí này thì bạn cần phải có trình độ chuyên môn cao, giao tiếp tốt và đặc biệt là nhận được toàn bộ sự tin tưởng của các nhân viên trong công ty. 

Ngoài ra, còn một số vị trí giám đốc khác như sau:

  • Giám đốc điều hành – Managing director
  • Giám đốc thương hiệu – Brand manager
  • Giám đốc kinh doanh – Business manager
  • Giám đốc truyền thông marketing – Marketing Communications Manager
  • Giám đốc sáng tạo – Creative director
  • Giám đốc công nghệ thông tin – Information technology director
  • Giám đốc đầu tư phát triển – Director of Investment and Development
  • Giám đốc sản phẩm – Product Manager

– Chức năng và nhiệm vụ

Ban giám đốc có nhiệm vụ điều khiển, giám sát doanh nghiệp hoạt động và chịu trách nhiệm về kiểm toán. Đặc biệt là phải đảm bảo công việc của kiểm toán viên đang thực hiện có hiệu quả.

Thiết lập, tạo dựng lên hệ thống quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp, đảm bảo toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp đều làm đúng nhiệm vụ và hoạt động trong các khuôn khổ cho phép.

Hàng tháng nên gặp Giám đốc điều hành một lần để nắm bắt rõ tình hình trong công ty. 

Thường xuyên đưa ra những định hướng chiến lược, mục tiêu chung cho doanh nghiệp để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Giúp doanh nghiệp cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên tạo nên một tầm nhìn mới, một sứ mệnh hoàn toàn mới, giúp tạo thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc

Ban Giám đốc phải thường xuyên đưa ra những chính sách mới để công ty ngày một phát triển

Đảm bảo được quyền và lợi ích của các cổ đông, các nhà đầu tư. 

Thực hiện nhiệm vụ tuyển trọn nhân tài mới và bồi dưỡng nhân tài cho công ty.

Đây chính là các nhiệm vụ và chức năng của một BOD trong doanh nghiệp. Tất cả các chức năng này đều phải được đảm bảo thực hiện một cách toàn diện thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững được.

– Tầm quan trọng

Mang trên mình những vai trò và nhiệm vụ như trên, BOD đang dần khẳng định được tầm quan trọng của mình đối với doanh nghiệp hiện nay. Một doanh nghiệp hoạt động tốt không thể thiếu được người lãnh đạo giỏi. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau khốc liệt. Để phát triển BOD phải đưa ra nhiều chiến lược phát triển mới để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Chính vì thế mà Ban Giám đốc lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Như vậy, với những thông tin trên hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ được BOD là gì? Và vận dụng nó vào đời sống một cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *