BPA là loại hóa chất công nghiệp vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe con người nếu chúng nhiễm vào thức ăn, đồ uống. Để cung cấp thông tin một cách chi tiết và đầy đủ nhất về BPA là gì, cũng như những tác hại của chúng, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Tóm tắt
BPA là gì?
BPA (bisphenol A) là hóa chất được thêm nhiều vào trong thành phần tạo nên những sản phẩm thương mại như: vật dùng đựng thực phẩm, các đồ đạc vệ sinh cá nhân.
Việc trộn BPA với các thành phần khác giúp làm gia tăng độ dẻo, cũng như độ chắc chắn của sản phẩm. Hiện nay các loại nhựa chứa BPA thường được dùng để tạo ra đồ đựng thực phẩm, bình sữa cho trẻ, và các sản phẩm khác.
Bên cạnh đó, BPA còn được dùng để giúp tạo ra nhựa epoxy, sản phẩm dùng để bôi vào những lớp bên trong của hộp đựng thực phẩm giúp giữ cho kim loại không bị ăn mòn hay bị vỡ.
Những loại nhựa có chứa BPA?
Các loại nhựa, đặc biệt là nhựa để đựng thức ăn, hộp bảo quản thức ăn, ca nhựa, chai nhựa, bình sữa,… đều tiềm tàng những nguy cơ có chứa BPA mà nhiều người không biết.
Hiện tại có 7 loại nhựa thông dụng được dùng để sản xuất những đồ dùng kể trên, trong đó, có 3 loại nhựa đặc biệt nguy hiểm có chứa BPA gồm:
Nhựa số 3
Nhựa PVC, đây là loại nhựa mềm, dẻo dùng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi, cùng nhiều sản phẩm khác. PVC rất phổ biến, chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại tác động xấu đến hóc-môn cơ thể. Khi gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ giải phóng chất độc, vì thế chỉ được dùng để đựng thực phẩm, đồ uống <81 độ C.
Nhựa số 6
Nhựa PS, hay polystyrene, loại nhựa này có giá thành rẻ với đặc tính nhẹ, được dùng để là nhựa đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng thìa,… Mặc dù có khả năng chịu nhiệt và lạnh, nhưng khi ở nhiệt độ cao chúng sẽ giải phóng ra chất độc hại.
Loại nhựa này không được dùng để đựng đồ có chất acid hay chất kiềm mạnh. Vì thế chúng không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.
Nhựa số 7 (nhựa PC và những loại nhựa khác)
Nhựa này thường dùng để đựng thùng và can nước với mức dung tích 3-5 lít, một số loại dùng để dựng đồ ăn. Đây được xe là loại nhựa nguy hiểm bậc nhất với khả năng sinh ra các chất gây ung thư, vô sinh BPA.
Cả 3 loại nhựa trên đều có thể hoà tan BPA vào thức ăn đồ uống, cho nên vô cùng nguy hiểm. Cho nên khi mua hộp đựng bằng nhựa, nên tránh 3 loại nhựa trên. Hãy xem thông tin của hộp để hiểu rõ về sản phẩm, nêu sh úng không có thông tin gì chứng tỏ là hàng nhựa trôi nổi trên thị trường mà bạn không nên mua.
Nhựa được sản xuất bởi các hãng uy tín đều có ghi chú BPA-Free (loại nhựa không chứa BPA). Để bảo vệ sức khỏe cho mình bạn nên tránh sử dụng bất cứ hộp nhựa nào khi chưa có cam kết BPA Free.
Tác hại của nhựa BPA đối với sức khỏe con người
Nhựa BPA vô cùng nguy hiểm với sức khỏe con người, đặc biệt chúng có khả năng gây ra ung thư, nhưng điều này lại chưa được nhiều người tiêu dùng Việt quan tâm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhựa chứa BPA nếu bị nhiễm vào thức ăn sẽ làm phá hoại nội tiết tố cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng hệ thần kinh, suy giảm tuyến giáp,…
Để giúp bảo vệ sức khỏe của mình tránh khỏi những tác hại của nhựa BPA, bạn nên chú ý hạn chế sử dụng những sản phẩm làm bằng chất liệu nhựa. Nếu sử dụng hãy chỉ dùng những loại nhựa có thương hiệu, đảm bảo chất lượng tốt, có xuất xứ rõ ràng, đạt chứng nhận BPA Free. Đặc biệt cần chú ý khi chọn những sản phẩm bằng chất liệu nhựa để sử dụng cho trẻ nhỏ.
Hãy nhớ rằng BPA gây hại nếu như tiếp xúc với nhiệt độ cao. Cho nên, với bất kỳ sản phẩm nhựa nào thì bạn cũng nên chú ý tránh tiếp xúc với các thực phẩm nóng.
Nên thay đổi thói quen dùng chất liệu bằng nhựa sang chất liệu khác nhau như thủy tinh, gốm sứ, giấy để vừa bảo vệ môi trường vừa bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Làm thế nào để hạn chế sự phơi nhiễm với chất BPA
Việc tránh xa khỏi BPA là điều mà mọi người đều hướng tới. Để loại bỏ hoàn toàn BPA rất khó, nhưng để giảm bớt việc tiếp xúc với loại hóa chất này bạn có thể áp dụng những điều sau:
- Tránh ăn các loại thực phẩm đóng gói, nên ăn thực phẩm tươi, nguyên chất. Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, trong bao bì nhựa có dán nhãn tái chế từ 3 đến 7 hay dán chữ “PC”.
- Uống nước bằng cốc thuỷ tinh thay vì nhựa hay lon
- Tránh xa những sản phẩm có chứa BPA, nên hạn chế việc tiếp xúc với các biên lai thu nhận bởi chúng chứa rất nhiều chất BPA.
- Chọn lọc đồ chơi cho trẻ: Bạn cần chắc chắn những món đồ mình mua cho trẻ hoàn toàn không chứa BP, đặc biệt là những món mà trẻ có thể nhai hay mút bằng miệng.
- Không đưa những vật làm bằng nhựa vào bên trong lò vi sóng, hâm nóng và chứa thức ăn từ vật liệu thủy tinh, sứ.
- Mua sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh: các chuyên gia cho biết nên cho trẻ uống sữa bột thay cho sữa lỏng, bơi chất lỏng có khả năng hấp thụ nhựa nhiều hơn từ hộp đựng.
Với những thông tin trên chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi bpa là gì, cũng như những tác hại của chất BPA. Việc từng bước hạn chế sử dụng chất liệu nhựa chứa BPA chính là điều cần thiết mà mỗi chúng ta nên hiểu rõ để bảo vệ sức khoẻ của mình mà các thành viên trong gia đình.