Lắp đặt cầu nâng 2 trụ đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ đảm bảo được an toàn trong quá trình sử dụng, mang lại hiệu quả làm việc cao. Nếu như bạn chưa nắm được các bước lắp đặt, công cầu nâng 2 trụ thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt
Vì sao cần lắp đặt cầu nâng 2 trụ đúng quy trình?
Giá cầu nâng 2 trụ hiện nay rất phải chăng mà lại mang đến nhiều lợi ích to lớn cho các tiệm rửa, sửa chữa xe chuyên nghiệp. Chính vì vậy cầu nâng 2 trụ giá rẻ ngày càng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên việc lắp đặt cầu nâng hai trụ khá phức tạp.
Để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất thì cần phải lắp đặt cầu nâng đúng quy trình, đảm bảo sự tỉ mỉ, độ chính xác cao. Có thể nói, việc thi công lắp đặt chính là nền tảng cho quá trình vận hành về sau được an toàn, bền bỉ và hiệu quả.
Thông thường các đơn vị cung cấp cầu nâng sẽ đảm nhận việc vận chuyển, lắp đặt cho bạn. Tuy nhiên, việc trang bị cho mình những kiến thức về vấn đề thi công, lắp đặt sẽ giúp bạn kiểm soát được các thao tác thực hiện của kỹ thuật viên có đúng, có đảm bảo an toàn hay không.
Do đó, kể cả người thi công hay người giám sát nên tìm hiểu và nắm rõ quy trình lắp đặt từ đó giúp thiết bị vận hành ổn định, an toàn khi sử dụng.
Hướng dẫn thi công, lắp đặt cầu nâng 2 trụ
Vật liệu cần chuẩn bị
Thông thường khi bạn mua cầu nâng, việc lắp đặt, vận chuyển sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu tự lắp đặt, để đảm bảo việc lắp đặt cầu nâng 2 trụ đem lại kết quả công việc tốt nhất thì chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu cần thiết như sau:
- Bê tông mác 250
- Cát vàng
- Đá sỏi 4×6
- Xi măng
- Không cốt thép (nếu như có cốt thép không thể khoan sâu)
- Bản vẽ lắp móng cầu nâng 2 trụ
Việc làm móng tốt, đạt chuẩn cho cầu nâng chính là điều kiện tối quan trọng để đảm bảo yếu tố an toàn lao động về sau. Bởi trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, người thợ sẽ phải đứng bên dưới để thực hiện, nếu không làm móng đạt yêu cầu thì rất dễ xảy ra sự cố nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần đào móng theo đúng quy chuẩn dành cho cầu nâng ô tô 2 trụ.
Xác định vị trí lắp đặt
– Chiều rộng nhà xưởng cần tối đa là 4m, khoảng cách giữa trụ và tường kế bên là 0.3m. Nếu như phía trước hoặc phía sau của cầu nâng 2 trụ có tường, thì cần phải cách tường tối thiểu 3m.
– Chiều cao nhà xưởng cần tối thiểu là 3m đối với cầu nâng ô tô 2 trụ giằng dưới và 4 mét đối với cầu nâng ô tô 2 trụ giằng trên.
– Nếu ga-ra lắp đặt 2 cầu nâng trở lên thì mỗi cầu nâng ô tô cần cách nhau một khoảng tối thiểu là 5m, điều này để đảm bảo diện tích trong quá trình làm việc.
Thi công nền móng
Móng nếu như đổ không đúng kích thước, mác xi măng không chuẩn hoặc trong quá trình lắp đặt bê tông chưa cứng sẽ không đảm bảo để lắp đặt cầu 2 trụ. Việc đổ móng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thì trong quá trình lắp đặt sẽ gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp còn phải nhổ trụ lên bởi bê tông chưa đủ cứng hoặc do bê tông trộn không đều hoặc cho quá ít xi măng.
– Sau khi đã xác định được vị trí lắp cầu nâng, bạn tiến hành đào 2 hố móng với kích thước là 1 x 1 x 1 m và 2 tâm cách nhau khoảng 2870 mm.
– Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra, diện tích tối thiểu của 2 hố móng cầu nâng ô tô 2 trụ sẽ là 0.6 m3 nhưng thông thường mọi người thường làm luôn là 1m3 để cho an toàn, tuy nhiên sẽ tốn kém thêm vật liệu xây dựng.
– Đào móng xong, bạn tiếp tục tiến hành đổ bê tông theo tiêu chuẩn MAC P250.
Lưu ý:
– Bạn nên thực hiện đổ 1 lớp bê tông từ đáy lên mặt (không nên đổ nhiều lớp). Bê tông ở 2 bên móng phải đồng đều, bằng phẳng. Chú ý đánh dấu 2 vị trí của tâm móng.
– Đối với móng cầu ở ngoài trời không có mái che thì bạn đợi khoảng 7 – 9 ngày cho bê tông khô rồi mới tiến hành lắp cầu nâng.
– Còn đối với móng cầu trong nhà có mái che thì bạn phải đợi từ 10 – 15 ngày mới được lắp đặt cầu nâng.
– Trong trường hợp gấp, để rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể sử dụng thêm các phụ gia đông kết nhanh cho vào bê tông trước khi đổ xưởng móng.
Quy trình lắp đặt và thi công cầu nâng 2 trụ đúng kỹ thuật
Quy trình thi công cũng như lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ khá đơn giản. Tuy nhiên nếu như không tuân thủ đúng theo các quy định, khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra thì về sau bạn rất dễ gặp phải các sự cố không mong muốn. Sau khi móng bê tông đã khô lại, chúng ta tiếp tục tiến hành lắp đặt. Quy trình lắp đặt cầu nâng rửa xe 2 trụ tiến hành như sau:
– Đặt trụ cầu lên vị trí đã được xác định từ trước, giữ chân đế sao cho nó trùng với đường vạch dấu và ép thẳng trụ xuống nền.
– Kiểm tra kỹ lại các thông số về độ nghiêng, chiều cao của cầu nâng hai trụ. Kỹ thuật viên cần phải điều chỉnh sao cho độ cao cũng như độ nghiêng hai bên trụ cầu phải bằng nhau, đảm bảo sản phẩm có thể hoạt động tốt.
– Khoan 6 lỗ bu lông tương ứng trên nền rồi cố định chân đế cầu nâng bằng 6 bu lông nở.
– Căn chỉnh các bộ phận khác của thiết bị bằng cách dùng thước đo thông số thật chuẩn xác.
– Tiến hành nạp dầu thủy lực vào trong bình chứa của thiết bị (khoảng 10 lít), sau đó kết nối với đường ống dầu cao áp. Ở vị trí kết nối nối, bạn nên sử dụng thêm keo và đai xiết, điều này để đảm bảo đường ống dẫn dầu không bị rò rỉ dầu.
– Lắp đặt, cân bằng cáp bằng cách kéo dây cáp phía bên phải và bên trái qua ròng rọc sao cho hai bên đều có cùng độ cao.
– Cố định thanh dầm ngang sau đó lắp khóa chuyển đổi và thanh an toàn cho dầm ngang.
– Lắp tay nâng và đảm bảo chúng đồng bộ với nhau. Cuối cùng định vị tay cầu bằng chốt khóa, đồng thời lắp tay cầu theo đúng như quy định, sau đó tháo các chốt khóa để tay cầu ở trạng thái tự do.
Trên đây là cách lắp đặt cầu nâng 2 trụ đúng quy trình. Hy vọng qua những thông tin này bạn sẽ lắp được đặt thiết bị này đúng chuẩn.