CCNA là một trong những chứng chỉ quan trọng không thể thiếu đối với các bạn theo đuổi ngành CNTT. Vậy chứng chỉ CCNA là gì? Đối tượng nào cần có chứng chỉ CCNA? Cách để được cấp chứng chỉ CCNA là gì? Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Tóm tắt
CCNA là gì?
CCNA là viết tắt của Cisco Certified Network Associate, đây là chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng do hãng sản xuất thiết bị mạng hàng đầu thế giới Cisco Systems cấp.
Theo nghiên cứu của tạp chí Certification Magazine, CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được công nhận là có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành.
Những kỹ sư, chuyên viên mạng có chứng chỉ CCNA được công nhận trên toàn thế giới. Họ có một nền tảng kiến thức về mạng (networking), gồm mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet.
Tại sao cần chứng chỉ CCNA?
Chứng chỉ CCNA là một trong 10 loại chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay. Những người đạt được chứng chỉ này không chỉ có kiến thức tốt mà còn có kỹ năng thực hành các công nghệ mạng một cách toàn diện nhất. Cụ thể, lý do bạn cần có chứng chỉ CCNA là:
CCNA là chứng chỉ CNTT cơ bản nhất cần có
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT tại Việt Nam ngày càng tăng. Dự kiến năm 2023, Việt Nam thiếu hụt hơn 300.000 nhân sự IT. Kèm theo nhu cầu về số lượng và yêu cầu về chuyên môn đối với nhân sự ngành CNTT ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, CCNA dần trở thành một chứng chỉ cơ bản cần có của bất kỳ chuyên viên quản trị mạng nào.
CCNA mở rộng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Chứng chỉ CCNA mở ra cơ hội đến với thành công trong sự nghiệp. Chứng chỉ CCNA luôn được ưu tiên hơn so với các chứng chỉ khác vì nó được cấp bởi Cisco – Ông lớn ngành IT-Networking. Hơn thế nữa, phần lớn các ngân hàng, các bộ ban ngành, tổng cục, công ty liên doanh như Viettel, Samsung, FPT,…đều sử dụng thiết bị của Cisco. Vì vậy, nắm vững những kiến thức nền tảng trong CCNA là điều bắt buộc trong nhiều yêu cầu tuyển dụng.
CCNA là chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới
Chứng chỉ CCNA do Pearson VUE cấp là chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới. Chứng chỉ CCNA chứng nhận rằng kỹ thuật viên có kỹ năng lắp đặt bộ định tuyến, bộ chuyển mạch trong môi trường mạng phức tạp, bên cạnh đó là kỹ năng cấu hình và vận hành WAN, LAN và dịch vụ truy cập quay số từ xa, nắm vững một số kiến thức về an ninh mạng và hệ thống kết nối mạng không dây.
CCNA là cánh cửa để bước vào ngành quản trị mạng, vì nó cung cấp đầy đủ các khái niệm chuyên ngành cơ bản nhất. CCNA cũng là điều kiện tiên quyết để bạn sở hữu các chứng chỉ nâng cao hơn như CCNP, CCIE. Từ đó, giúp bạn định hướng chuyên sâu hơn như Security, Service Provider, Data Center, Wireless,…
Đối tượng cần có chứng chỉ CCNA
Vậy học CCNA sau ra làm gì? Đối tượng cần có chứng chỉ CCNA Đối tượng cần có chứng chỉ CCNA là những người theo đuổi các công việc liên quan đến quản trị mạng. Ví dụ như một số vị trí sau:
Network support engineers, Network manager, Network analysts, Network designers, Network administrators, System engineers, Entry-level network engineers, Network support technicians, Help Desk technicians, Network specialists Network analysts,…
Học CCNA cung cấp những kiến thức gì?
Sau khi có được chứng chỉ CCNA, bạn sẽ trang bị được các kiến thức và kỹ năng như:
- Có đủ khả năng thiết kế, thi công hệ thống mạng: từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các thiết bị, một giải pháp kết nối toàn diện.
- Có khả năng thiết lập và cấu hình các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (router), chuyển mạch (switches) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN)
- Có khả năng quản trị và giải quyết các sự cố mạng, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho hệ thống mạng máy tính.
- Nắm vững cơ sở và lý thuyết nền tảng của hệ thống mạng, giúp bạn tiếp tục học các khóa học cao hơn như CCNP, CCIE.
- Nắm vững lý thuyết, công nghệ mạng diện rộng tiên tiến, hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ADSL, ISDN cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như EIGRP, RIP, OSPF để có thể làm việc trong những hệ thống mạng WAN.
Các kỳ thi chứng chỉ CCNA
Đối với chứng chỉ CCNA thì sẽ có 2 kỳ thi đó là:
Thi kết hợp Cisco 200 – 215, Thi ICND1 100 – 105 và thi ICND2 200 – 105
Để nhận được chứng chỉ CCNA, các bạn có thể chọn một trong hai kỳ thi trên.
Bài kiểm tra có nhiều dạng khác nhau như: điền vào chỗ trống, kéo và thả, mô phỏng, lựa chọn, testlet, simlet,…
Thời gian thi CCNA trong 90 phút với 50 – 60 câu hỏi các bạn cần trả lời.
Chi phí thi CCNA là bao nhiêu?
Để tham gia thi, các thí sinh sẽ phải mất một khoản chi phí thi kha khá khoảng 325 USD. Trả lời đúng trên 75% câu hỏi thì bạn sẽ vượt qua kỳ thi để được cấp chứng chỉ CCNA.
Chủ đề thi CCNA là gì?
Các chủ đề thi chính của kỳ thi lấy chứng chỉ CCNA gồm có:
- Kết nối mạng WAN
- Các loại mạng
- Thực hiện an ninh mạng
- Định tuyến và chuyển đổi những nguyên tắc cơ bản
- Phương tiện mạng truyền thông
- Các mô hình TCP/IP và OSI
- Công nghệ WAN
- Địa chỉ IP
- Mở rộng mạng chuyển mạch với VLAN
- Điều hành và cấu hình các thiết bị IOS
- Xác định tuyến đường IP
- Thiết lập kết nối điểm – điểm
- Quản lý lưu lượng IP cùng với danh sách truy cập
- Thiết lập kết nối Frame Relay
3 bước để chinh phục chứng chỉ CCNA
Làm thế nào để vượt qua bài thi CCNA? Dưới đây là 3 bước chi tiết mà các thí sinh có thể tham khảo.
Bước 1: Lấy những chứng chỉ nhập môn
Mặc dù, chứng chỉ CCNA không yêu cầu người thi phải có các chứng chỉ nhập môn. Nhưng sở hữu các chứng chỉ nhập môn sẽ giúp bạn dễ dàng có những bước tiến xa hơn.
CCENT – Cisco Certified Entry Networking, Technician, sẽ là một khởi đầu tốt giúp bạn dễ dàng đạt chứng chỉ CCNA. Chứng chỉ CCENT được cấp khi thí sinh vượt qua kỳ thi ICND1.
Bước 2: Trau dồi kiến thức để vượt qua kỳ thi CCNA
Để vượt qua kỳ thi CCNA, ngoài việc học lý thuyết bạn sẽ cần thực hành với phần mềm giả lập. Bạn có thể tự học với sách giáo khoa, học trực tuyến theo các khóa học đối tác với Cisco.
Với những bạn đã sở hữu chứng chỉ CCENT phải vượt qua ICND2 của chương trình đào tạo, khi vượt qua phần này nghĩa là bạn đạt được CCNA.
Các bạn không có chứng nhận có thể học kết hợp ICND1 và ICND2.
Chương trình đào tạo CCNA được thiết kế chuẩn theo bài thi theo yêu cầu của Cisco.
Bước 3: Trực tiếp tham gia thi
Kỳ thi chứng chỉ CCNA sẽ được tổ chức trên toàn quốc bởi các trung tâm được ủy quyền từ Cisco. Để đăng ký dự thi, thí sinh có thể đăng ký trực tiếp với Cisco hoặc đăng ký qua trung tâm.
Bài thi sẽ kéo dài trong vòng 120 phút, các thí sinh cần lưu ý và phân bổ thời gian hợp lý để hoàn thành bài thi đúng giờ.
Các nội dung trong bài thi gồm những kiến thức và kỹ năng mà thí sinh cần có để thiết kế, khắc phục các sự cố mạng tại doanh nghiệp.
Chủ đề cụ thể trong bài thi chứng chỉ CCNA mà bạn có thể tham khảo như:
- Mô tả về cách thức hoạt động của mạng: giải thích sơ bộ cơ cấu mạng, phân biệt các tính năng của mạng cục bộ, các định đường dẫn máy chủ
- Xác minh, khắc phục sự cố của switch và VLAN: Giải thích phân đoạn mạng, Mô tả công nghệ chuyển mạch nâng cao.
Chứng chỉ CCNA có giá trị bao lâu?
Đây là một câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm đến chứng chỉ CCNA đang thắc mắc. Chứng chỉ CCNA có thời hạn sử dụng là 3 năm. Sau 3 năm thì bạn cần thi để lấy chứng chỉ mới, phục vụ cho công việc của bạn về ngành quản trị mạng.
Tự học chứng chỉ CCNA có được không?
Rất nhiều bạn trẻ hiện nay cùng có chung thắc mắc là “có thể tự học chứng chỉ CCNA được không?” Câu trả lời cho các bạn là hoàn toàn có thể nhé! Chỉ cần bạn kiên trì, tìm hiểu kiến thức và có kỹ năng thì bạn hoàn toàn có thể tự học và đăng ký thi CCNA. Tuy nhiên, nếu bạn tham gia các lớp đào tạo chuyên nghiệp thì sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được chứng chỉ CCNA hơn đấy.
Học CCNA ở đâu?
Việc học chứng chỉ CCNA khá dễ dàng, bạn có thể đăng ký các lớp học ở bất kỳ khu vực nào trên toàn quốc. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các đơn vị khác nhau cung cấp và hỗ trợ đào tạo thi chứng chỉ CCNA. Tuy nhiên, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký theo học để đảm bảo cơ sở đào tạo uy tín và cơ sở cung cấp chứng chỉ CCNA chuẩn và chất lượng.
XEM THÊM:
Trên đây là những thông tin giải đáp về chứng chỉ CCNA là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ tới những bạn đang theo đuổi ngành quản trị mạng. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin thực sự hữu ích, giúp bạn có những hành trang kiến thức ban đầu trên chặng đường theo đuổi ngành nghề này.