Chí công vô tư là gì? Biểu hiện, ví dụ về chí công vô tư

Cần kiệm liêm chính chí công vô tư là những phẩm chất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong mỗi người, đặc biệt là cán bộ nhà nước nên cố gắng rèn luyện. Vậy chí công vô tư là gì? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này cũng như cách để rèn luyện chí công vô tư trong bài viết dưới đây của chúng mình nhé.

Thế nào là chí công vô tư?

Chí công vô tư
Chí công vô tư

Chí công vô tư vừa là một bộ phận quan trọng hình thành nên đạo đức cách mạng, vừa là phẩm chất cần có ở một con người trong tất cả các hoạt động của đời sống. Trong đó:

– Chí công có nghĩa là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên vị đối với người với việc, hay nói cách khác là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến trước, còn khi hưởng thụ thì mình nên đi sau. Tức là phải lo trước thiên hạ nhưng vui sau thiên hạ.

– Như vậy, có thể hiểu chí công vô tư là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết tất cả công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân. Đây cũng là một trong các phẩm chất đạo đức không thể thiếu của một người cán bộ, đảng viên. 

– Trong đạo đức cách mạng, người chí công vô tư là người luôn sống vì mọi người, luôn đặt lợi ích của Đảng, của tổ quốc, nhân dân lên hàng đầu; khi khó khăn thì họ đi trước, hưởng thụ sau. Đặc biệt người chí công vô tư là người luôn sống không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất đó là làm sao để cuộc sống của nhân dân được no đủ, hạnh phúc, đất nước được phồn vinh. 

Chính trực là gì? Vai trò, biểu hiện của người có chính trực

Biểu hiện của chí công vô tư

Thế nào là chí công vô tư
Thế nào là chí công vô tư

Để giúp các bạn hiểu rõ thế nào là chí công vô tư, chúng mình sẽ nêu một số biểu hiện của chí công vô tư đối với học sinh, sinh viên cũng như là cán bộ, công chức. Cụ thể như sau:

Đối với học sinh, sinh viên, biểu hiện của chí công vô tư được thể hiện như sau:

– Không thiên vị hay che giấu những hành vi sai trái của bạn bè.

– Kiên quyết có thái độ trước những hành vi vi phạm nội quy, báo cáo với thầy cô giáo để đưa ra phương án xử lý đúng đắn chứ không im lặng, thờ ơ trước những hành vi chưa đúng.

– Ủng hộ những ý kiến đúng đắn góp phần xây dựng kỷ luật cũng như là phát triển phong trào của trường lớp.

Đối với cán bộ, đảng viên, chí công vô tư có thể được biểu hiện thông qua một số mặt sau:

– Luôn sống mẫu mực, công bằng, công tâm, không có sự thiên vị, không vụ lợi.

– Đặt lợi ích của Đảng, nhà nước và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.

– Ủng hộ các quan điểm và các hành vi đúng đắn. Phản đối, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, chuyên quyền, độc đoán cùng các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Một số câu ca dao tục ngữ về chí công vô tư có thể kể tới là:

  1. Bề trên cũng chẳng kỷ cương

Cho nên kẻ dưới có đường mây mưa.

  1. Thương em anh ở trong lòng

Việc quan anh sẽ phép công anh làm.

  1. Làm trai có chí tu thân

Công danh đừng vội, nợ nần chớ lo.

Ý nghĩa chí công vô tư

Phong cách sống chí công vô tư có rất nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.

Thứ nhất: Đối với tập thể thì chí công vô tư là phẩm chất quan trọng đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội. Mỗi người đều xem trọng lợi ích tập thể chính là nền tảng cơ bản để giúp cho tập thể phát triển được bền vững. Từ đó mà góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, sống dân chủ, văn minh theo mục tiêu Đảng và nhà nước ta đã đề ra.

Thứ hai: Đối với cá nhân chí công vô tư cũng góp phần rất lớn đối với quá trình học tập, làm việc và rèn luyện mỗi người. Trước hết, rèn luyện chí công vô tư góp phần vào quá trình tu dưỡng đạo đức cũng như là hoàn thiện phẩm chất. Từ đó, phẩm chất chí công vô tư là điều kiện tiên quyết để tạo được lòng tin đối với mọi người xung quanh.

Lòng tự trọng là gì? Hậu quả nếu đánh mất lòng tự trọng

Cách rèn luyện chí công vô tư là gì?

Ví dụ về chí công vô tư
Ví dụ về chí công vô tư

Có hai yếu tố quan trọng mà chúng ta có thể rèn luyện để sống chí công vô tư.

Thứ nhất là ủng hộ, quý trọng người sống chí công vô tư. Những người như vậy có thể sẽ bị nhiều kẻ xấu ganh ghét, dèm pha. Về lâu dần ý chí của họ có thể mất đi nếu không được ủng hộ và dần trở nên đồng hóa với cái xấu.

Thứ hai là phê phán các hành động thiếu công bằng. Trong một tập thể thường sẽ có nhiều người ngại nêu ý kiến dù có thấy bất bình. Những lúc như vậy cần một người sống chí công vô tư, dũng cảm đưa ra ý kiến để mọi người có động lực phát biểu.

Trên đây là những thông tin mà chúng mình muốn chia sẻ về chí công vô tư là gì, thế nào là chí công vô tư cũng như cách để rèn luyện trở thành một người chí công vô tư. Chúc các bạn áp dụng thành công và trở thành những con người giúp cho xã hội phát triển hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *