Chùa Ông Núi- Điểm tham quan không thể bỏ lỡ tại Bình Định

Chùa Ông Núi là một ngôi chùa nổi tiếng tại tỉnh Bình Định, nơi có tượng Phật bằng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngôi chùa linh thiêng này là điểm đến được nhiều du khách ưa thích khi du lịch miền Trung Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về chùa Ông Núi để bạn cùng tham khảo nhé.

Giới thiệu chung về chùa Ông Núi

Hiện nay chùa Ông Núi được nhiều khách du lịch lựa chọn làm điểm đến để thăm quan các kiến trúc Phật Giáo tại miền Trung. Dưới đây là một số thông tin về ngôi chùa này.

Toàn cảnh chùa Ông Núi từ trên cao nhìn xuống
Toàn cảnh chùa Ông Núi từ trên cao nhìn xuống

Chùa Ông Núi ở đâu?

Nhiều người lầm tưởng là chùa Ông Núi ở thành phố Quy Nhơn nhưng thực ra chùa nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 30km.

Chùa tọa lạc ở vị trí đắc địa, lưng chùa sát núi Ba Sơn, mặt trước nhìn ra đầm Thị Nại, xung quanh là núi non xanh tươi, đứng trên chùa có thể nhìn ra biển Đông.

Địa chỉ: Chùa Ông Núi hay chùa Linh Phong tọa lạc ở đầu Chóp Vung, thôn Phương Chi, thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Chùa Ông Núi có bao nhiêu bậc thang?

Để lên được tượng Phật khổng lồ, du khách phải vượt qua 600 bậc đá, hai bên là hai ngọn núi đá đồ sộ xếp chồng lên nhau, uốn lượn như những con rồng. Tuy nhiên xung quanh có những trạm dừng chân hoặc ghế dài để bạn nghỉ ngơi  và leo lên một cách từ từ. Khi đến gần tượng Phật, bạn có thể thấy hai bên có tượng của tám vị La Hán, và bạn cũng sẽ cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của nơi đây.

Đường lên chùa Ông Núi đi như thế nào?

Từ đường nhựa đi vào chân núi vài trăm mét, du khách sẽ bắt gặp những hàng cột trang trí công phu, mở ra con đường quanh co men theo sườn núi được hình thành bởi hàng nghìn bậc đá cách đây hơn ba thế kỷ. Những bậc đá được làm bằng những khối đá lớn xếp chồng lên nhau.

Đường lên chùa rợp bóng cây, hoa dại và đá xen kẽ, đâu đó thoang thoảng hương thơm rất dễ chịu của hoa dẻ, rặng lau sậy nghiêng mình che nắng, thỉnh thoảng có những cây lá vàng hay đỏ trông rất thú vị. Du khách chỉ cần đi bộ lên hàng trăm bậc đá từ chân núi Bà lên, khoảng 100m so với mực nước biển là có thể nhìn thấy cổng của chùa.

Cổng Tam Môn ở chùa Ông Núi
Cổng Tam Môn ở chùa Ông Núi

Từ trước cổng, du khách có thể nhìn thấy dãy núi Bà hùng vĩ, xa xa là đầm Thị Nại trong xanh. Gần chân núi có những ngôi nhà mái ngói nâu, nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh mướt và dòng sông Chùa uốn khúc với từng đợt sóng trắng ở đằng xa.

Lịch sử chùa Ông Núi

Theo sử sách ghi lại, chùa Ông Núi trên đỉnh Linh Phong được xây dựng vào năm 1702 dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Thời đó, có một nhà sư, tên thường gọi là Lê Ban, đến ẩn tu trong một hang động ở phía đông núi Bà (sau này được gọi là Hang Tổ). 

Ông dựng một ngôi chùa nhỏ ở đây gọi là chùa Dũng Tuyền. Thiền sư Lê Ban quanh năm chỉ tu hành trong núi sâu, chuyên hái thuốc cứu người… được người đời tôn trọng gọi là Ông Núi.

Năm 1733, chúa Nguyễn vì ngưỡng mộ tài năng và đức hạnh của nhà sư nên đã phong ông làm Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư, đồng thời tự mình xây dựng lại Dũng Tuyền tự thành một thiền viện lớn hơn, lấy tên là Linh Phong thiền tự, người dân vẫn thường gọi là chùa Ông Núi.

Sau chiến tranh, chùa Ông Núi bị hư hại nghiêm trọng, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt phía đông và một bửu tháp.

Ngôi chùa được xây dựng lại vào năm 1990 theo dạng tòa nhà mái ngói kiểu chùa cổ. Trên đỉnh tháp có hình lưỡng long chầu nguyệt, hai cột trước chánh điện chạm hình rồng. Bên ngoài chánh điện có tượng Phật cao 2,5m, nặng 1,2 tấn, được công nhận là tượng phật ngồi cao nhất Đông Nam Á.

Những điểm thú vị khi đến với chùa Ông Núi Bình Định

Đến với ngôi chùa này, bạn có thể được trải nghiệm những điều thú vị như sau.

Thăm khuôn viên chùa Ông Núi

Do có nhiều cây cổ thụ như phượng, mít, bàng… nên khuôn viên chùa Ông Núi luôn mát mẻ, quanh hồ nước lớn trong xanh được trồng nhiều liễu rủ và hoa lá. Thiết kế của phòng thờ rộng rãi nhưng vẫn duyên dáng, mái ngói đỏ, nhấp nhô dưới những tán cây cổ thụ, những hàng cột thẳng tắp của sảnh đường, lối đi tạo nên một không gian giản dị mà trang nghiêm. Hương thiền thoang thoảng mùi trầm khiến lòng người thanh thản hơn.

Từ trước chánh điện của ngôi chùa có tượng Phật Bà, có một cây cầu nhỏ đi về phía tây dẫn đến khu lăng mộ của chùa và động trên núi phía sau chùa.

Thăm tượng Phật cao 69m

Có lẽ điểm nổi bật nhất của khu chùa Ông Núi chính là tượng Phật ngồi tòa sen cao 69m – tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Chỉ riêng phần đế tượng Phật đã cao 15m, đường kính 52m, toàn bộ bằng bê tông cốt thép, màu trắng trang nhã, bắt mắt.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á
Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Dưới chân tượng Phật có trung tâm giảng dạy Phật pháp, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo và sảnh xá lợi Phật để du khách tham quan. Quần thể kiến trúc này mất 8 năm để xây dựng, trùng tu.

Ngắm nhìn toàn cảnh biển Cát Tiên

Đứng trên cao, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh thành phố Quy Nhơn phiên bản thu nhỏ, nơi biển và trời như hòa làm một. Dưới chân tượng là một khuôn viên rộng bao quanh toàn bộ chân tượng, nơi du khách có thể dừng chân ngắm cảnh. Đứng ở nơi đây, bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé. Xung quanh tượng Phật đều có hàng rào để đảm bảo an toàn cho du khách.

Thăm Hang Tổ trên núi 

Từ chánh điện Linh Phong Thiền Viện đi về hướng Tây có một chiếc cầu nhỏ dẫn đến lăng Tháp và hang Tổ trên ngọn núi phía sau chùa.

Theo lời kể của người dân bản địa, nơi đây là nơi ông Núi ngồi thiền và lễ Phật hàng ngày. Sau này, trong hang Tổ, tất cả đệ tử của nhà sư Lê Ban đã lập bàn thờ và tạc tượng “Mộc Y Sơn Ông” (nghĩa là Ông Núi mặc áo vỏ cây) để cúng bái và tưởng nhớ ông. Cái tên Chùa Ông Núi bắt đầu được nhiều người biết đến từ đó.

Đường đi lên Hang Tổ tại chùa Ông Núi
Đường đi lên Hang Tổ tại chùa Ông Núi

Xem thêm:

Hang nằm sát mép suối, ba mặt đều được bao bọc bởi đá tự nhiên giống như một ngôi nhà. Theo truyền thuyết, đây là động xưa nơi ông Núi từng ở và tu hành. Năm 2000, một bức tượng của ông Núi được xây dựng và đặt ở động Tổ. Tượng ngồi cao 84cm, mạ nhũ vàng do nghệ nhân Lê Ân thực hiện.

Bên trong hang là vách núi tự nhiên, tạo thành nhiều khoảng thông nhau, giống như một gian phòng trong ngôi nhà đá, với những tảng đá lớn xếp chồng dựng đứng, bên dưới có dòng suối từ lòng suối chảy qua hang, có mực nước sâu hơn 5m.

Lễ hội chùa Ông Núi

Lễ hội chùa Ông Núi thường được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, hàng nghìn người đổ về chùa Ông Núi để cầu an, cầu bình an cho gia đình và người thân.

Trên đây là những điều thú vị về chùa Ông Núi ở Bình Định mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Chùa Ông Núi với kiến trúc tinh xảo, tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á, chắc chắn sẽ là điểm dừng chân phù hợp cho bạn khi đến với vùng đất miền Trung này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *