Dân ca là gì? Bắt nguồn từ đâu và một số làn điệu dân ca

Các thể loại dân ca Việt Nam từ lâu đã không còn xa lạ với đời sống văn hóa của quần chúng. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm dân ca là gì, dân ca bắt nguồn từ đâu cùng một số làn điệu dân ca nổi tiếng trong bài viết dưới đây nhé.

Nhạc dân ca là gì?

Các thể loại dân ca việt nam
Các thể loại dân ca việt nam

Thế nào là dân ca? Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của người Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian. Dân ca có nhiều làn điệu từ khắp các vùng miền, cộng đồng người của các dân tộc Việt Nam. 

Nguồn gốc của các thể loại dân ca việt nam

Dân ca bắt nguồn từ đâu? Đặc điểm của dân ca là do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục, sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường là trong làng xóm hay rộng hơn có thể mở ra phạm vi cả một miền. 

Dân ca khu vực Tây Nguyên
Dân ca khu vực Tây Nguyên

Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách rất bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn dân ca thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày dân ca cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay là trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người.

Cách phân biệt các làn điệu dân ca là gì?

Do đặc điểm xuất xứ nên dân ca thường được phân biệt theo vùng miền. Đặc điểm tiếng địa phương là cách dễ nhận biết nhất xuất xứ của một bài dân ca. Cụ thể cách phân biệt các làn điệu dân ca việt nam là gì?

Dân ca Bắc Bộ là gì?

Dân ca Bắc Bộ thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ…” và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được tạo nên Bội những nốt nhạc sao cho việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm sẽ được phát âm một cách đặc thù như: “r, d, gi” hay “s và x” được phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ.

Dân ca quan họ Bắc Ninh đặc trưng khu vực Bắc Bộ
Dân ca quan họ Bắc Ninh đặc trưng khu vực Bắc Bộ

Dân ca Bắc Bộ có nhiều bài khá nổi tiếng như: Cò lả, Trống cơm, Hát ru, Lý cây đa,… Các bài dân ca của địa phương nổi tiếng có: Bà rằng bà rí, Xe chỉ vá may (Dân ca Phú Thọ), Ba quan, Hát chào, Mời trầu, Hát thầm, Trúc mai (Dân ca Hà Nam), Cây trúc xinh, Giã bạn, Bèo dạt mây trôi, Người ở đừng về (Dân ca quan họ), Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa),…

Dân ca Trung Bộ là gì?

Dân ca Trung Bộ thì thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa…”. Dấu sắc được đọc thành dấu hỏi, dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và trầm hơn so với chữ không dấu.

Dân ca Trung Bộ
Dân ca Trung Bộ

Dân ca Trung Bộ có nhiều bài nổi tiếng như: Lý thương nhau (dân ca Quảng Nam), Lý mười thương (ca Huế), Hò hụi, Hò giã gạo (Dân ca Bình Trị Thiên), Hò đối đáp, Hát ví, Dặm (dân ca Nghệ Tĩnh), Lý vọng phu, Lý thiên thai (Dân ca khu 5).

Dân ca Nam Bộ là gì?

Dân ca Nam Bộ thì thường có những chữ “má (mẹ), bậu (em), đặng (được)…”. Chữ “ê” đọc thành chữ “ơ” còn dấu ngã đọc thành dấu hỏi,… Nhưng nhìn chung thì dân ca khu vực này vẫn là thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc mạc của họ.

Dân ca Nam Bộ
Dân ca Nam Bộ

Dân ca Nam Bộ nổi tiếng với các điệu hò, lý, vè, tiêu biểu như: Ru con, Lý đất giồng, Bắc Kim Thang, Lý dĩa bánh Bộ, Lý cây Bông, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu, Lý chiều chiều, Lý con sáo, Lý Bông dừa, Lý qua cầu…

Ý nghĩa của dân ca

Các làn điệu dân ca có khá nhiều ý nghĩa trong đời sống của người dân.

Dân ca miền núi phía Bắc
Dân ca miền núi phía Bắc

Dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước và trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Đó là những điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp những người xung quanh. Ngoài ra dân ca còn là nền tảng cho con trẻ phát triển đạo đức. Những bài hát có ca từ dễ thuộc, giai điệu trữ tình có ảnh hưởng nhất định tới trẻ tạo những cảm xúc tương ứng.

Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, bắt nguồn từ môi trường nông ngư nghiệp ở các vùng nông thôn. Từ môi trường đó, dân ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống như hỗ trợ các thao tác lao động trên cạn: ru em, xay lúa, giã gạo, kéo gỗ…, trên sông nước thì có hò chèo thuyền, hò kéo lưới… 

Từ đó dân ca làm Bột đi sự căng thẳng mệt mỏi trong quá trình lao động, đồng thời khiến cho tinh thần của người lao động trở nên hưng phấn hơn, giúp cho quá trình lao động được năng suất, đạt kết quả cao hơn.

Dân ca được sản sinh trong môi trường diễn xướng, qua những buổi lao động sinh hoạt cộng đồng trên đồng ruộng, ven sông, những buổi hội làng, tính ngẫu hứng đầy thẩm mỹ của dân ca được thể hiện trọn vẹn khi đưa vào môi trường diễn xướng. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài lao động thì người dân còn tổ chức hội hè đình đám trong, những lúc nông nhàn.

Ví dụ những điệu Ví, Giặm là các cuộc hát đối đáp trong các sự kiện sinh hoạt cộng đồng với quy mô, không gian đa dạng. Hát Giặm có thể kể đầu đuôi một câu chuyện như vè nhưng chủ yếu là sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Trải qua thời gian với sự sàng lọc tinh hoa của dân tộc thì một số thể loại dân ca đã phát triển vượt ra khuôn khổ đất nước Việt Nam ta như Hò Huế, Ca trù, Quan họ, Tuồng, Chèo, cải lương để được bạn bè quốc tế yêu thích. Ngoài ra cũng đã có những điệu dân ca còn được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại như: Ví giặm của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quan họ của Bắc Ninh.

Nhạc cụ dân tộc là gì? Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Đàn gảy tai trâu là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của câu thành ngữ

Trên đây là nội dung cơ bản về khái niệm dân ca là gì, bắt nguồn từ đâu cùng một số làn điệu dân ca Việt Nam nổi tiếng. Khu vực bạn sống có thể loại dân ca nào đặc biệt không, hãy bình luận cho mọi người được biết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *