Theo tín ngưỡng trong dân gian, Cô Bơ hay còn gọi là Cô Bơ Thoải Phủ (Cô Ba Thoải Phủ), là một trong những vị Thánh linh thiêng nhất thuộc hệ thống Tứ Phủ Thánh cô tại Việt Nam. Cô được nhân dân tôn kính và thờ cúng tại đền Cô Bơ. Vậy đền Cô Bơ ở đâu, ngôi đền này có những điểm gì cần đặc biệt chú ý? Hãy cùng khám phá về đền Cô Bơ Thanh Hoá qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Đền Cô Bơ ở đâu?
Đền Cô Bơ ngày nay tọa lạc tại địa chỉ xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa gần ngã ba bến Đò Lèn.
Khoảng năm 1939-1940, ngôi đền này đã bị Nhật phá bỏ. Khi đó, ông Nguyễn Trọng Khanh (người thủ nhang của đền) đã bí mật cất giữ một số bài vị và pho tượng Cô Bơ.
Sau đó, ông Khanh đã xin quân Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo ở khu vực bãi bồi bên sông, cách ngôi đền cũ khoảng 200 mét. Mặc dù ông xin lập đền thờ vị tướng họ Trần, nhưng trên thực tế là lập lại đền thờ Cô Bơ.
Lúc đầu ngôi đền chỉ là một khu vực đầy lau sậy hoang sơ, sau đó đã được người dân làng xây dựng bằng tre nứa, vách đất, rồi được trùng tu lại nhiều lần. Năm 1996, đền Cô Bơ được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia của Việt Nam.
Sự tích đền Cô Bơ Thanh Hoá
Trong dân gian có rất nhiều sự tích khác nhau về Cô Bơ. Người ta cho rằng, Cô Bơ là con gái vua Thuỷ Tề, cũng có người nói Cô là con gái Long Vương, hầu cận cho Đức Vương Mẫu.
Tương truyền dưới thời Lê Trung Hưng, Đức Thái Bà nằm mơ thấy một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tay dâng viên ngọc quý tự nhận mình là Thuỷ Cung tiên nữ sắp giáng xuống trần thế giúp vua cứu nước.
Sau đó, không lâu sau đó, Đức Thái Bà sinh ra một cô con gái nhan sắc hơn người. Khi sinh Cô, ngoài trời vang lên tiếng nhã nhạc Thuỷ Cung, mây trời uốn lượn không ngừng. Bà càng tin chắc rằng con gái mình là thần tiên hạ phàm, chắc chắn sau này sẽ ra tay phù đời.
Càng lớn Cô càng xinh đẹp, giỏi giang, tinh thông cầm kì thư họa, và được Đức Thái Bà vô cùng yêu chiều. Khi đất nước bị giặc Minh đô hộ, Cô cùng mẹ tạm lánh vào Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, gần ngã ba sông Thác Hàn. Theo ghi chép lịch sử, cô đã giúp Lê Lợi chiến đấu chống lại quân đội nhà Minh trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, và sau này Cô còn ứng linh để giúp vua Lê trong công cuộc “phù Lê dẹp Mạc”.
Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến chống quân Minh, lực lượng nhà Lê còn yếu và bị địch truy đuổi rất nhiều. Trong một lần bị giặc truy đuổi, vua Lê đã được Cô Bơ giúp đỡ để trốn thoát.
Nhờ vào sự nhiệt tình giúp đỡ của cô Bơ, vua Lê đã thoát khỏi đám giặc. Sau đó, ngài tỏ lòng cảm kích và hứa sau khi diệt giặc xong sẽ quay trở lại, phong cô làm phi.
Tùy nhiên đến khi đại thắng thành công, nhà vua quay lại rước cô thì đã thấy Cô Bơ thác tự từ bao giờ. Người dân nói rằng, sau khi giúp vua cứu nước, cô đã trở về Thuỷ Cung. Về sau, khu vực ngã ba sông Thác Bờ cũng là nơi người dân lập đền Cô Bơ để cúng cô. Tương truyền, cô thường hiện về phù hộ, giúp đỡ nhân dân tại đây.
Kiến trúc đền Cô Bơ Thanh Hoá
Về mặt kiến trúc, Đền Cô Bơ được xây dựng trên một khu đất rộng nhìn ra ngã ba sông Mã và sông Liên, được người dân nơi đây quen gọi là ngã ba Ba Bông. Dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng những công trình vẫn giữ được những nét văn hoá từ thời xưa, cổ kính và trang nghiêm. Mái đền được xây kiểu mái chùa truyền thống cong vút lợp ngói vảy rồng, hệ thống hoành phi, câu đối trong sảnh được chạm khắc tinh xảo nhiều chi tiết rồng phượng độc đáo. Tất cả đều được dát một lớp vàng óng ánh khiến không gian ngôi đền này càng thêm uy nghiêm.
Cũng như nhiều đền thờ Thánh Cô khác, đền Cô Bơ được chia thành 3 điện thờ.
- Đầu tiên là cung đệ tam. Nơi đây thờ hội đồng các quan, bên phải là ban Sơn Trang.
- Bên trong là cung đệ nhị, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng các quan thần.
- Đi sâu vào nữa là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, ở Cung cấm có ban thờ Cô Bơ Bông.
Cách di chuyển đến đến Cô Bơ Thanh Hoá
Để di chuyển đến ngôi đền linh thiêng này, bạn có thể lựa chọn các cách sau.
Đi bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu hỏa)
- Từ Hà Nội tại các bến xe như bến xe Nước Ngầm hay Giáp Bát bạn bắt xe khách đi đến Hà Trung, Thanh Hoá. Sau khi đến Hà Trung, bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm đến đền Cô Bơ, cách đó khoảng 5 km.
- Đi tàu từ Ga Hà Nội – Ga Đò Lèn. Sau khi xuống ga Đò Lèn, bạn bắt xe đi đến đền Cô Bơ cách đó khoảng 10 km.
Đi bằng phương tiện cá nhân
- Từ Hà Nội đến Đền Cô Bơ mất khoảng 2h30 phút nếu đi bằng ô tô. Lộ trình đi như sau: ĐCT20 tại Hạ Đình từ Nguyễn Trãi/QL6 – Nhập vào ĐCT20 – ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ ĐCT01(Phí cầu đường) – cao tốc Ninh Bình – Hà Nội (Phí cầu đường) – rẽ vào quốc lộ 1A(Phí cầu đường) – QL217 – Đền tả sông Lèn – Đền cô Bơ
- Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Đền Cô Bơ bằng xe máy mất khoảng 3h20 phút. Lộ trình đi như sau: Nguyễn Trãi/QL6 – đường Ngọc Hồi/ QL1A – ĐT 491 – QL12B/QL1A )– QL217 – Đền tả sông Lèn – Đền cô Bơ
Quy trình dâng lễ tại đền Cô Bơ
Khi dâng lễ đền Cô Bơ, để phù hợp với quy định chung cũng như những phong tục từ xưa đến nay, bạn nên chú ý quy trình như sau:
- Theo trình tự lễ bái, trước khi vào đền, phải lạy trước bàn thờ ngoài đền để xin phép các quan cai quản đền. Sau đó, bạn cử hành nghi thức dâng lễ, tạ hương và đọc bài khấn tại một trong những cung của đền, rồi chờ khoảng một tuần hương thì hạ lễ.
Xem thêm:
- Khu vực trước cổng đền Cô Bơ bày bán đồ lễ và cung cấp dịch vụ viết văn khấn. Nếu không chuẩn bị ở nhà, bạn có thể trực tiếp mua hàng tại đây.
- Thông thường một mâm lễ đền Cô Bơ sẽ bao gồm những đồ vật như sau: Bộ quần áo màu trắng, các trang sức, 90 lễ tiền vàng, quả nón, đôi hài, cùng với hoa quả lễ mặn.
- Ban quản lý di tích đền Cô Bơ cũng bố trí một khu vực riêng trong sân đền để sắp lễ. Mâm lễ ở đây được sử dụng miễn phí nhưng nhớ đặt lại chỗ cũ sau khi hành lễ.
- Sau khi lễ xong, bạn đến khu vực hóa sớ nằm ngay ở đằng sau phía bên phải của đền để tiến hành hoá sớ.
Trên đây là những thông tin về đền Cô Bơ Thanh Hoá. Đây là ngôi đền linh thiêng trong hệ thống đền thờ Tứ Phủ Thánh cô tại Việt Nam. Nếu bạn có dịp đến với vùng đất Thanh Hoá, đừng bỏ qua địa điểm này nhé.