Khái niệm độ PH là gì? Cách tính độ PH

Độ PH không chỉ xuất hiện trong môn Hóa học mà còn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và sức khỏe của con người. Vậy độ PH là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của chỉ số này trong bài viết dưới đây!

Độ PH là gì?

Độ pH là chỉ số để xác định tính bazơ và axit của nước và các loại dung dịch. Độ PH dùng để đo hoạt động của các ion hydro (H+) trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều thì dung dịch có tính axit. Ngược lại, nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch có tính bazơ. Nếu lượng H+ cân bằng với lượng hidroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính.

Thang đo độ PH tiêu chuẩn
Thang đo độ PH tiêu chuẩn

Chỉ số thang đo pH là 0-14. Nói một cách đơn giản thì, độ pH trong khoảng 0<pH<7: dung dịch có tính axit, 7<pH<14: dung dịch có tính bazơ, độ pH 7: dung dịch trung tính.

Độ PH trong nước là gì?

Độ PH nước thể hiện chỉ số đo hoạt động của các ion hydro (H+) trong nước. Tùy theo lượng ion H+ mà chúng ta xác định được nước có tính axit, bazơ hay trung tính.

Độ PH nước uống rất quan trọng với sức khỏe con người. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, độ PH an toàn cho nước uống là trong khoảng từ 6,5 đến 8,5.

Độ PH có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Độ PH trong cơ thể người lý tưởng là 7.3 – 7.4. Đây là điều kiện môi trường tốt nhất cho các tế bào hoạt động bình thường. Tương tự, ta có độ PH trong máu người bình thường là 7.32-7.44. Còn độ PH trong dạ dày tiêu chuẩn là 1.6-2.4.

Nếu cơ thể thiếu đi tính kiềm và chuyển sang tính axit thì sẽ tạo nên một lượng axit dư thừa trong cơ thể. Điều đó sẽ gây ra các bệnh lý mãn tính nguy hiểm như bệnh trào ngược, viêm loét dạ dày, đường ruột, tiểu đường, thậm chí là ung thư.

Dư thừa axit trong dạ dày gây nên trào ngược, viêm loét dạ dày
Dư thừa axit trong dạ dày gây nên trào ngược, viêm loét dạ dày

Làm gì để cân bằng độ PH trong cơ thể

Suy nghĩ tích cực và lạc quan

Khi lo lắng, stress, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra nhiều axit có hại cho sức khỏe. Vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng ta cần luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, suy nghĩ tích cực và cười nhiều còn tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch giúp chống lại các tế bào ung bướu và nhiễm virus.

Ăn nhiều rau, củ, quả xanh

Theo các chuyên gia y tế, bản thân các loại rau củ quả đã có sẵn tính kiềm. Vì vậy, ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm giàu tính kiềm như: cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt), ớt chuông, cần tây, bơ…

Nên ăn nhiều loại rau củ màu xanh
Nên ăn nhiều loại rau củ màu xanh

Bổ sung đủ nước

Nước chiếm tỉ trọng lớn trong cơ thể và có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với cơ thể dư thừa axit thì việc uống nước lọc thôi chưa đủ mà cần uống các loại nước giàu tính kiềm để trung hòa. Năm 1965, Bộ Y tế Nhật Bản đã công nhận lợi ích tuyệt vời của loại nước này và khuyến khích người dân sử dụng. Hiện nay, bạn có thể mua các dòng máy lọc nước ion kiềm tại các siêu thị điện máy.

Cách kiểm tra độ PH trên cơ thể người

Kiểm tra độ PH với giấy thử PH

Bạn nên kiểm tra độ pH vào sáng sớm trước khi đánh răng để đạt kết quả chuẩn nhất. Bạn chỉ cần uốn lưỡi lấy nước bọt mới và cho ra giấy thử PH là được.

Nếu độ pH từ 6.5 – 7.5: nghĩa là cơ thể khỏe mạnh.

Nếu độ pH vượt qua ngưỡng này trong thời gian dài: nghĩa là cơ thể đang suy yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.

Kiểm tra độ PH trong cơ thể bằng giấy quỳ tím
Kiểm tra độ PH trong cơ thể bằng giấy quỳ tím

Thử PH bằng xét nghiệm nước tiểu

Thận có chức năng cân bằng nước và các chất điện giải, trong đó có pH của nước tiểu. Nồng độ axit của nước tiểu là do nồng độ các axit tự do có trong nước tiểu. Vì thế, thông qua chỉ số pH có thể chẩn đoán được một số bệnh lý về thận. 

Ví dụ:

  • Nước tiểu của người khỏe mạnh có tính axit nhẹ với độ pH từ 4,8 – 8,5.
  • Nếu độ pH = 4 nghĩa là nước tiểu có tính axit mạnh, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Nếu độ pH >= 9 nghĩa là nước tiểu có tính bazơ, nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận.

Độ PH của một số dung dịch phổ biến

Độ pH của máu

Máu chảy qua tĩnh mạch cơ thể phải có độ pH từ 7,35-7,45. Vượt quá phạm vi này chỉ bằng một phần mười đơn vị có thể gây tử vong.

Độ pH của nước

Nước được chia làm nhiều loại như: nước ngọt, nước mặn, nước phèn. Vị ngọt trong nước là do độ pH quyết định, mỗi loại nước có độ pH riêng.

Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5. Độ pH nước tinh khiết là 7.

Trong ngành thủy sản, ta có độ PH thích hợp để nuôi cá là 6.5-8.5. Độ PH này tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cá, đặc biệt là các loại cá nước ngọt, cá cảnh.

Độ pH của đất

Độ pH của các loại đất phổ biến tại Việt Nam:

Đất kiềm có độ pH bằng 7. Đặc điểm của loại đất này là ít chất dinh dưỡng, không thích hợp trồng trọt cây nông nghiệp. Đất kiềm phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nước ta.

Đất trung tính có độ pH từ 6.5-7.5. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là cây lúa nước.

Đất chua có độ pH nhỏ hơn 7 (từ 3.0-6.5).  Các loại cây trồng chỉ sinh trưởng trên đất có độ pH từ 4 đến 7. Nếu pH < 4 là loại đất phèn, phải có biện pháp cải tạo thích hợp nếu muốn sử dụng.

Độ pH của sữa rửa mặt

Độ PH trong mỹ phẩm ảnh hưởng rất lớn đến làn da của chúng ta. Ví dụ như trong thành phần của sữa rửa mặt có chứa nguyên tố hóa học là lưu huỳnh (S). Nguyên tố này thường tồn tại dưới dạng hợp chất axit. Độ PH phù hợp cho da là từ 4.7-5.75. Do đó, nồng độ pH trong sữa rửa mặt phải nhỏ hơn 7, tốt nhất là từ 6- 6.5. Không nên lựa chọn các dòng có độ PH quá cao sẽ gây khô da, nổi mụn, mẩn đỏ, bong tróc, dị ứng… Bạn có thể mua giấy quỳ về để kiểm tra độ PH của sữa rửa mặt Senka, Innisfree và các dòng sản phẩm khác.

Thử độ pH của các loại sữa rửa mặt bằng giấy quỳ
Thử độ pH của các loại sữa rửa mặt bằng giấy quỳ

Độ pH của nước tiểu

Việc đo nồng độ pH trong nước tiểu giúp phát hiện các bệnh nội tiết như suy thận, tiểu đường, sỏi thận, nhất là bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Độ pH nước tiểu của người trưởng thành khỏe mạnh trong khoảng 4,6-8.

Độ pH của bazơ

Bazơ hay còn gọi là kiềm có độ pH nằm trong khoảng từ 8-14. Các chất hóa học có tính bazơ phổ biến bao gồm: NaOH, KOH…

Độ pH của axit

Trong thang đo pH, axit có giá trị từ 0-7. Các chất hóa học có tính axit phổ biến trong phòng thí nghiệm là HCl, H2SO4…

Trên đây là tổng hợp kiến thức cơ bản về độ PH. Hiểu rõ về độ PH sẽ giúp bạn biết cách làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Và đừng quên truy cập palada.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hằng ngày nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *