Đồng sàng dị mộng là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa câu thành ngữ

Một trong những điều đáng sợ nhất trong hôn nhân đó là khi vợ chồng đồng sàng dị mộng. Vậy tại sao gọi là đồng sàng dị mộng, hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của câu thành ngữ này trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm đồng sàng dị mộng có nghĩa là gì?

Để giải thích câu đồng sàng dị mộng thì chúng ta hãy tìm hiểu nghĩa của từng từ trong câu:

Khái niệm đồng sàng dị mộng
Khái niệm đồng sàng dị mộng

– Đồng có nghĩa là giống nhau, cùng nhau: đồng hành, đồng đội…

– Sàng có nghĩa là giường ngủ: long sàng…

– Dị có nghĩa là khác, khác nhau, không giống: quái dị, dị thường…

– Mộng có nghĩa giấc mộng, giấc mơ: mơ mộng…

Như vậy, khái niệm đồng sàng dị mộng nghĩa là hai người ngủ cùng một chiếc giường nhưng họ lại mơ hai giấc mơ khác nhau. Sau này, câu thành ngữ này còn dùng để chỉ những đôi vợ chồng không còn yêu thương nhau, không hòa thuận, không đồng lòng, tuy nằm cùng giường và ăn cùng mâm nhưng trong lòng lại chỉ nghĩ đến người khác chứ tâm tư tình cảm không hướng về nhau. 

Khi vợ chồng đồng sàng dị mộng
Khi vợ chồng đồng sàng dị mộng

Ngoài ra, nói rộng hơn, bệnh đồng sàng dị mộng dùng để chỉ những người cùng làm chung một công việc, một dự án nhưng không cùng chung chí hướng, không cùng chung ý tưởng mà mỗi người đều đang có dự định riêng của mình.

Nguồn gốc đồng sàng dị mộng là thế nào?

Khái niệm đồng sàng dị mộng xuất phát từ một câu chuyện từ xa xưa. Nhà văn Trần Lượng thời Nam Tống viết cho bạn mình là Nguyên Hối một bức thư để kể về những điều không may mà mình gặp phải mấy ngày gần đây cũng như chia sẻ tâm trạng của mình. 

Sau khi ông gặp phải tai họa bất ngờ đến nỗi suýt chút nữa bị mất mạng, mấy ngày đó Trần Lượng chỉ ở nhà dạy học là chủ yếu, còn xây thêm mấy gian phòng nhỏ, xung quanh trồng vài cái cây, trong sân có một cái ao nho nhỏ, phong cảnh vô cùng đẹp khiến cho ông cảm thấy rất vui mừng, đắc ý.

Trong những căn nhà đó có ba gian phòng được đặt tên là “Bão Tất” (nghĩa là ôm đầu gối), một người bạn của ông thấy vậy nên đã làm bài thơ “Bão Tất ngâm” tặng cho ông. Trong đó có nói đến việc Châu Cung và Gia Cát Lượng cùng rất nhiều cổ nhân khác, mỗi người ai cũng đều có chí hướng riêng, cho dù nằm chung trên một chiếc giường nhưng ai cũng đều mơ giấc mơ của riêng mình, chứ không nhất thiết phải so sánh với cổ nhân.

“Cùng giường nhưng mỗi người lại mơ một giấc mơ, Châu Cung còn không học được, hà tất phải nói đến Khổng Minh thay”. Trần Lượng tự nhiên sẽ không thở dài, nhưng làm như vậy sẽ có sự canh cánh trong lòng không thể tự phát.

Sống giản dị là gì? Biểu hiện cùng ý nghĩa của lối sống giản dị

Hào sảng là gì? Thái độ, đức tính hào sảng trong kinh doanh

Đồng sàng dị mộng
Đồng sàng dị mộng

Sau này, khái niệm đồng sàng dị mộng chính là từ câu chuyện này mà ra, ẩn dụ cho việc sống cùng nhau hoặc cùng làm một việc gì nhưng thật ra ý kiến không giống nhau, ai cũng có dự định riêng. Nếu chẳng may rơi vào trạng thái này, hai hoặc nhiều người trong mối quan hệ đó sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, không thể toàn tâm toàn ý chung sống hoặc hợp tác với đối phương được nữa.

Ví dụ về cách sử dụng câu thành ngữ này như sau:

– Trong cuộc hôn nhân này người chồng đồng sàng dị mộng, không thật lòng với vợ, xem ra rất khó sống cùng nhau đến trọn đời.

– Trông bọn họ hợp tác có vẻ rất vui nhưng thực ra sớm đã đồng sàng dị mộng, vì mỗi người đều có dự định riêng rồi.

Trên đây là giải thích câu đồng sàng dị mộng là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của câu thành ngữ này. Chúc các bạn có được những mối quan hệ lành mạnh, không rơi vào tình trạng “đồng sàng dị mộng” này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *