Động từ là gì lớp 4 một loại từ được sử dụng phổ biến trong bất kể ngôn ngữ nào. Người học bắt đầu làm quen với khái niệm động từ trong chương trình tiếng Việt lớp 4 và tiếp tục mở rộng kiến thức động từ ở lớp 5 và lớp 6. Bài viết ngày hôm nay, Palada.vn sẽ giúp bạn tổng hợp các kiến thức về khái niệm động từ, phân loại và chức năng của động từ, cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt
Động từ là gì?
Theo khái niệm động từ mà chúng ta đã được tìm hiểu trong chương trình tiếng Việt lớp 4 thì động từ là những từ dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái của con người và các sự vật, hiện tượng khác.
Sau động từ là gì? Sau động từ có thể là danh động từ hoặc tân ngữ.
Động từ có vai trò quan trọng khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng và không thua kém bất kỳ ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ mang ý nghĩa khái quát và biểu thị khác nhau.
Phân loại các động từ tiếng Việt
Động từ được chia thành nhiều loại, mỗi loại có cách kết hợp với các từ loại khác nhau, bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.
Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
Ngoài ra còn có cách phân loại thành nội động từ và ngoại động từ.
Động từ chỉ hoạt động và trạng thái
Động từ chỉ hoạt động
- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ các tác dụng tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật hay hiện tượng.
- Ví dụ: đi, chạy, nhảy, hót, rơi, thổi, hát, ca,…
- Những động từ chỉ hoạt động của con người dùng được cả cho các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri trở nên gần gũi hơn với con người.
Động từ chỉ trạng thái
- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ của con người, sự vật và hiện tượng.
- Ví dụ: vui, buồn, giận,…
- Trong động từ chỉ trạng thái, chia thành các loại nhỏ hơn, mỗi loại bổ sung ý nghĩa về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,…
VD: Tôi còn chưa ăn xong mà.
Nhà tôi có vườn đào nở đỏ thắm.
- Động từ chỉ trạng thái biến hóa: thành, biến thành, hóa thành, trở nên, sinh ra, hóa ra,…
VD: Tấm hóa thành cô tiên trốn trong quả thị
Bé Lan thấp bé ngày nào giờ đã trở thành cô thiếu nữ xinh đẹp, thùy mị.
- Động từ chỉ ý nghĩa tình thái ý chí: định, dám, quyết, nỡ,…
VD: Tôi quyết tâm đạt 8.0 Ielts.
- Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên,…
VD: Em cần chú ý hoàn thành bài tập cô giao về nhà nhé Tùng.
- Động từ chỉ nguyện vọng, mong muốn: mong, muốn, ước,…
VD: Tôi ước tất cả trẻ em trên thế giới này đều được đi học.
- Động từ chỉ sự tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,…
VD: Bé Nguyên được mẹ thưởng chiếc ô tô điều khiển vì thành tích đứng nhất lớp trong năm học vừa qua.
- Động từ chỉ sự so sánh: là, hơn, thua, bằng, chẳng bằng….
VD: Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.
Nội động từ và ngoại động từ
Nội động từ
- Khái niệm: Nội động từ là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (nằm, ngồi, đi, đứng,…)
- Nội động từ cần phải có quan hệ từ để có bổ ngữ chỉ đối tượng
VD: Mẹ mua cho tôi hộp màu nước.
Ngoại động từ
- Khái niệm: Ngoại động từ là những động từ hướng đến người hoặc các vật khác (xây, cắt, đập, phá,…)
- Động từ ngoại động không cần có quan hệ từ mà có khả năng có bổ ngữ để chỉ đối tượng trực tiếp.
VD: Mọi người yêu quý mẹ
Chức năng của động từ
- Thông thường trong câu, chức năng chính của động từ là làm vị ngữ trong câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ: Mặt trời đang xuống núi.
=> Trong câu động từ “đang xuống” bổ sung ý nghĩa cho danh từ mặt trời.
- Ngoài ra động từ cũng có thể trở thành các thành phần khác trong câu như:
- Động từ là chủ ngữ trong câu đơn.
Ví dụ: Lao động là vinh quang.
=> Động từ “lao động” làm chủ ngữ trong câu.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, động từ có thể là định ngữ trong câu.
Ví dụ: Đàn chim di cư đang bay qua nhà tôi.
=> Động từ “đang bay” là định ngữ trong câu.
- Ngoài ra, động từ có thể là trạng ngữ trong câu.
Ví dụ: Làm vậy, tôi thấy không ổn đâu.
=> Động từ “làm vậy” là trạng ngữ trong câu.
Cụm động từ là gì?
- Khái niệm: Cụm động từ là cụm từ có động từ chính là từ trung tâm, tạo thành nhờ kết hợp với các phụ trước và phụ sau.
- Chức năng: Chức năng của cụm động từ cũng giống với động từ, có chức năng chính là làm vị ngữ, nhưng cũng có thể làm chủ ngữ, định ngữ hoặc trạng ngữ ở trong câu.
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của cụm động từ như sau:
Phụ trước + Động từ trung tâm + Phụ sau
Phụ trước | Trung tâm | Phụ sau |
Từ chỉ quan hệ thời gian (sẽ, đang, đã…)
Từ chỉ sự tiếp diễn (vẫn, còn, cứ, cùng,…) Các từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,…) Các từ khẳng định hoặc phủ định hành động (không, chẳng, chưa, có,…) |
Các động từ | Các từ chi tiết về đối tượng (danh từ, tính từ)
Các từ chỉ hướng (thẳng, lên, xuống,…) Các từ chỉ địa điểm Các từ chỉ thời gian Từ chỉ nguyên nhân, mục đích Từ chỉ phương tiện Từ chỉ cách thức hành động |
- Tuy nhiên, cụm động từ cũng có thể chỉ có phụ trước hoặc phụ sau. Đây gọi là dạng không đầy đủ của cụm động từ.
- Phụ ngữ cho động từ có loại chuyên đứng trước hoặc chuyên đứng sau hoặc có vị trí tự do, đứng trước hay đứng sau động từ đều được.
VD: Các phụ ngữ chuyên đứng trước (phụ trước) động từ: đã, sẽ, vẫn, đang, cứ, còn,…
Các phụ ngữ chuyên đứng sau (phụ sau) động từ: chi tiết về đối tượng
Các phụ ngữ có vị trí tự do, đứng trước hay đứng sau động từ đều được: ăn vội vàng => vội vàng ăn; đi thong thả => Thong thả đi,…
Từ chỉ hoạt động là gì? Ví dụ và bài tập về từ chỉ hoạt động
Trên đây là những thông tin kiến thức tổng hợp về khái niệm, phân loại và chức năng của động từ. Nắm vững các kiến thức này sẽ giúp bạn giải các bài tập về động từ chính xác và nhanh chóng.