Doping là gì? Tác hại của doping và quy định trong thi đấu thể thao

Nếu là người thích xem các giải đấu thể thao, hẳn bạn đã từng nghe đến “Doping”. Liệu bạn đã biết Doping là gì? Vì sao có luật cấm doping trong thi đấu thể thao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chất cấm doping qua bài viết sau nhé! 

Doping là gì?

Doping còn gọi là Dope – chất kích thích. Thuật ngữ này được đưa vào từ điển tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1889, doping được định nghĩa là “hỗn hợp các chất dạng thuốc phiện.”

Doping chỉ các các loại thuốc kích thích thần kinh
Doping chỉ các các loại thuốc kích thích thần kinh

Chất kích thích hay chất gây nghiện trong y học ban đầu dùng để chỉ các loại thuốc kích thích hệ thần kinh của con người, làm cho con người trở nên hưng phấn và cải thiện tình trạng chức năng của họ.

Phân loại doping 

Doping là tên gọi chung của tất cả các chất kích thích bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao, bất kể là thể thao chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Hiện nay, Doping có 3 dạng phổ biến là:

  • Doping máu:  là việc vận động viên sử dụng các chất kích thích dạng ESP (Erythropoietin), NESP (Darbopoetin) nhằm tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu và đẩy mạnh tuần hoàn máu. Từ đó, giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp.
  • Doping cơ: là việc sử dụng các chất kích thích tự sản sinh hormon trong cơ thể để tăng cường sức mạnh của cơ bắp như EPO, Hormone peptit, Trimetazidine.
  • Doping thần kinh: là việc sử dụng các chất kích thích có tác dụng ngăn chặn điều khiển và phản hồi của nơron thần kinh cơ bắp đến não, vì thế hệ cơ bắp không bắt buộc phải nghỉ khi mệt.

Một số chất Doping phổ biến như: chất kích thích (bromanta, caffeine,..), các chất giảm đau (morphin, methadone,..) hay các chất tăng đồng hóa, chất lợi tiểu,.

Tác hại của việc sử dụng doping

Hầu hết tất cả những VĐV đều hiểu và biết những tác hại mà Doping gây ra. Tuy nhiên, vì thành tích, vì những áp lực đè nặng mà nhiều VĐV có thể bất chấp và luôn tìm cách để sử dụng chất này trong thi đấu. Dưới đây là một số tác hại mà Doping có thể gây ra.

Làm yếu cơ, to các chi

Khi sử dụng Doping sẽ kích thích cơ thể sản sinh hormone, nội tiết tố tăng trưởng giúp tăng sức bền và sự dẻo dai cho các vận động viên. Tuy nhiên, về lâu dài nó sẽ làm yếu cơ và gây phình to các đầu ngón tay, ngón chân hoặc gây bệnh tiểu đường.

Doping làm yếu cơ
Doping làm yếu cơ

Làm rối loạn, biến đổi hormone giới tính

Trên thực tế, Doping (chất kích thích) đều làm tăng nội tiết tố nam trong cơ thể. Do đó, trong trường hợp các VĐV nữ sử dụng doping sẽ khiến cơ thể có biến đổi nam hóa. Một số biểu hiện đáng chú ý là: giọng nói trầm lại, nổi mụn, mọc râu, rối loạn kinh nguyệt,…

Mặt khác, nếu các VĐV nam sử dụng thì ngược lại có xu hướng nữ hóa như: teo tinh hoàn, chất lượng tinh dịch giảm sút hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ra liệt dương,…

Gây hội chứng run rẩy

Bản chất của Doping là chất giúp cơ thể trở nên cường tráng, tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng doping có thể gây hội chứng run rẩy chân tay, hồi hộp, suy nghĩ nhiều dẫn đến thiếu ngủ và gây suy nhược cơ thể.

Gây tán huyết, sốt, mẩn ngứa

Việc tăng cường oxy trong máu của các chất kích thích ESP (Erythropoietin) hay NESP (Darbopoetin) trong doping chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Chính vì vậy, các vận động viên sử dụng doping có thể bị sốt,  tán huyết, nổi mẩn ngứa, hen suyễn hay nhiễm khuẩn gan,.. 

Gây suy tim thận và ung thư gan

Việc lạm dụng và sử dụng thường xuyên Doping là một trong những tác nhân gây ra tình trạng giữ muối trong cơ thể, tác động xấu cho các cơ quan nội tạng. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận, suy gan, ung thư gan,…

Doping có trong thực phẩm nào?

  • Không có gì đảm bảo rằng trong thịt  không chứa doping bởi nó có nguy cơ tiếp xúc với clenbuterol. Nguy cơ đến từ các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, giăm bông, thịt cừu, xúc xích,…
  • Theo báo chí đưa tin, hạt sen có chứa este axit béo β-sitosterol, thuộc nhóm steroid, nếu ăn một lượng lớn thì chúng là chất kích thích phòng bệnh nghiêm ngặt nhất. Chất flavonoid trong tâm hạt sen là xeton, có tính kích thích. Bên cạnh đó, còn có một lượng lớn chất kiềm có thể gây ra sự cân bằng ion kali và natri bên trong và bên ngoài sợi thần kinh. Từ đó, làm thay đổi trạng thái thần kinh từ nghỉ ngơi sang phấn khích.
  • Cam thảo là một loại thuốc và một số thành phần trong nó gây kích thích hệ thần kinh trung ương của các vận động viên. 
  • Axit sunfuric và cafein trong nước giải khát Red Bull cũng có thể có tác dụng kích thích tương tự.

Quy định về việc cấm sử dụng doping trong thi đấu thể thao

Theo Ủy ban Olympic châu Âu: “Dùng Doping là việc sử dụng những chất và những phương pháp làm tăng một cách giả tạo thành tích thể thao, gây tổn hại đến tinh thần thể thao chân chính và sự lành mạnh về thể chất, tâm lý, đạo đức của vận động viên”.

Doping là chất cấm trong thi đấu thể thao
Doping là chất cấm trong thi đấu thể thao

Việc sử dụng doping sẽ gây ra những tác dụng phụ, gây tác hại không nhỏ về sức khỏe, thậm chí là tính mạng người sử dụng.

Vì sao trong thể thao lại cấm sử dụng Doping?

Như đã nói ở trên, Doping là chất kích thích có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của cơ thể ngay trong trạng thái mệt mỏi nhất. Doping là những chất có khả năng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, làm tăng cường khối lượng máu chảy về tim. 

Việc sử dụng Doping là một trong những biện pháp tinh vi với mục đích làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Do tế bào hồng cầu chứa oxy cung cấp cho máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Vì vậy, khi tăng lượng hồng cầu vào máu sẽ giúp cơ thể hoạt động nhanh và mạnh hơn, có khả năng chịu đựng mệt mỏi, đau đớn một cách phi thường.

Sử dụng Doping trong thể thao làm mất tính công bằng 
Sử dụng Doping trong thể thao làm mất tính công bằng

Chính vì những nguyên nhân trên mà Doping luôn bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao nhằm đảm bảo tính công bằng cho các VĐV. Hơn nữa, việc sử dụng Doping còn gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí là tính mạng các vận động viên.

Các loại thuốc bị cấm trong thi đấu

Dưới đây là những loại thuốc chứa doping mà các vận động viên bị cấm sử dụng trong thi đấu.

Các chất bị cấm sử dụng:

  • Các chất thuộc nhóm kích thích: ephedrin, amphetamin, pseudoephedrin, cocain…
  • Các chất thuộc nhóm giảm đau gây nghiện (morphin, heroin, methadone).
  • Các chất thuộc nhóm steroid đồng hóa (nandrolone, clostebol, stanozolol…).
  • Các chất thuộc nhóm chẹn beta ( atenolol, propranolol,…).
  • Các chất thuộc nhóm lợi tiểu (hydrochlorothiazide, furosemid, acetazolamide…)

Các chất hạn chế sử dụng

– Rượu (alcohol)

– Cần sa (marijuana)

– Các chất gây tê cục bộ ( procain, lidocain…)

– Các corticosteroid (triamcinolone, betamethasone…)

Cách phát hiện các vận động viên sử dụng Doping

Việc sử dụng Doping trong thi đấu thể thao là một hành vi gian lận phi thể thao và đáng bị loại trừ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có kỹ thuật hay biện pháp tối ưu nào để kiểm tra Doping cho tất cả các chất kích thích. Vì mỗi chất khác nhau cần dùng cách xét nghiệm riêng, Do đó, việc kiểm tra Doping với các VĐV thể thao là vấn đề vẫn rất nan giải và phức tạp.

Hiện nay, việc kiểm tra doping gồm việc thu thập mẫu máu từ các vận động viên. Kiểm tra xem các mẫu đó có chứa thành phần bị cấm hay không. Thực hiện các biện pháp dựa trên kết quả thử nghiệm. Có 2 loại thử nghiệm kiểm tra doping: 

Thử nghiệm liên sự kiện

Thử nghiệm liên sự kiện là việc thử nghiệm được thực hiện từ 23:59 ngày trước trận đấu cho đến khi kết thúc ngày thi đấu của vận động viên đó, và quá trình thu thập mẫu có liên quan trực tiếp đến sự kiện.

Thử nghiệm ngoài sự kiện

Thử nghiệm ngoài sự kiện là việc phát hiện VĐV sử dụng doping tất cả các khoảng thời gian ngoại trừ thời gian của sự kiện.

Hiện nay, có 2 loại thử nghiệm kiểm tra doping
Hiện nay, có 2 loại thử nghiệm kiểm tra doping

Tuy nhiên, hiện các phương pháp này chỉ phát hiện được các chất Doping có sẵn trong phòng thí nghiệm, còn trong trường hợp phát hiện ra một chất doping nào đó mà trước đây chưa từng có thì các phòng thí nghiệm sẽ phải tiến hành xét nghiệm lại mẫu máu đã được lưu trữ trước đó của VĐV.

Thủ thuật sử dụng Doping của các VĐV cũng ngày càng tinh vi hơn, cùng với đó, các loại thuốc Doping cũng được điều chế khéo léo nhằm tránh bị phát hiện bởi các xét nghiệm thông thường. Do đó, để tìm ra những cách phát hiện VĐV sử dụng Doping cho đến nay vẫn hết sức phức tạp.

Hình phạt của FIFA đối với vận động viên sử dụng doping là gì?

Nếu các vận động viên bị phát hiện sử dụng doping, họ có thể bị cấm thi đấu từ vài tháng cho tới suốt đời, tùy vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp.

Trong trường hợp việc sử dụng các chất bị cấm không cố ý, lệnh cấm có thể kéo dài đến 2 năm. Tuy nhiên, nếu VĐV cố tình sử dụng doping bất hợp pháp, họ sẽ bị cấm thi đấu lên tới 4 năm.

VĐV sử dụng doping có thể bị cấm thi đấu từ vài tháng đến suốt đời
VĐV sử dụng doping có thể bị cấm thi đấu từ vài tháng đến suốt đời

Nếu FIFA phát hiện các VĐV cố tình gian lận việc sử dụng các chất kích thích, bao gồm cả việc buôn bán và sử dụng bất hợp pháp, họ sẽ bị cấm thi đấu cả đời.

Việc sử dụng thuốc trong thi đấu còn gây ra nhiều vấn đề tranh cãi. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, VĐV cần cẩn trọng để tránh các điều vi phạm khi thi đấu. Một số loại thuốc không tồn tại trong cơ thể lâu dài và được đào thải rất nhanh. Tuy nhiên, một số loại thuốc lại tồn tại khá lâu trong cơ thể. Vì thế, các huấn luyện viên và bác sĩ cần đưa VĐV đi xét nghiệm kỹ lưỡng trước khi thi đấu. Điều này sẽ giúp tránh trường hợp VĐV vi phạm có thể ảnh hưởng tới thành tích thi đấu của cả đoàn.

Có thể bạn quan tâm:

Shounen là gì? Shoujo là gì? Shounen là thể loại gì?

Thao túng tâm lý là gì? Nghệ thuật thao túng tâm lý người khác

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được chất cấm trong thi đấu thể thao doping là gì. Dù là hành vi vô tình hay cố ý thì việc sử dụng doping trong thi đấu thể thao vẫn đáng bị lên án vì một nền thể thao công bằng và phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *