Executive là gì? Tổng hợp những vị trí nghề nghiệp của executive

Khi đọc thông tin tuyển dụng chúng ta dễ dàng bắt gặp Executive là chức danh tại nhiều ngành nghề khác nhau như: Sale Executive, Marketing Executive, HR Executive, PR Executive. Vậy executive là gì, nằm ở cấp bậc nào trong các bộ phận? Trong bài viết dưới đây chúng mình sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết một số vị trí Executive thường gặp nhé.

Executives là gì?

Executive là chức danh chỉ vị trí nhân viên chính thức, thường đã có từ 2-3 năm kinh nghiệm trở lên, có khả năng đảm nhiệm một chuyên môn cụ thể. Đôi khi Executive cũng dùng để chỉ cấp độ chuyên viên, tương tự như với Supervisor. Khối lượng công việc của Executive cũng có thể tương đương với một trưởng nhóm (tiếng Anh là team leader) trong bộ phận, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và công việc.

Phòng executive

Một số vị trí của Executive thường gặp

Sales executive là gì?

Sale executive là gì? Sales Executive là chức danh của nhân viên thuộc phòng kinh doanh, có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, khách hàng mới, mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Tùy theo từng ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh mà Sale Executive có tính chất công việc khác nhau, ví dụ nhân viên kinh doanh bán lẻ, kinh doanh bán buôn…

Mức thu nhập của một Sale Executive sẽ bao gồm lương cứng và hoa hồng, trong đó hoa hồng dựa trên doanh thu của nhân viên, có thể nói là không giới hạn. Do vậy, Sale executive là một công việc vô cùng hứa hẹn với những bạn trẻ có đam mê, có quyết tâm. Để trở thành một Sale Executive giỏi, chúng ta cần trau dồi kiến thức chuyên môn về ngành nghề, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm khách hàng, xây dựng mạng lưới, chăm sóc khách hàng cũ…

Marketing executive là gì?

Marketing Executive là một trong những vị trí được tuyển dụng nhiều nhất. Trong bộ phận Marketing có rất nhiều vị trí khác nhau thường được gọi chung là Marketing Executive tuy nhiên tính chất công việc của từng vị trí này lại không hề giống nhau như: Content writer, Copywriter, Digital Marketing, Designer, Planner, PR, Account… Ngoài ra, môi trường làm việc tại các Agency và Client/ Brand cũng sẽ rất khác nhau.

HR executive là gì?

HR hay human resource executive là gì?

HR Executive hay human resource executive là gì? Đây là người thuộc bộ phận nhân sự của một doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của họ đó là tuyển dụng và đào tạo nhân sự, có thể bao gồm các công việc như sau:

Tuyển dụng (Recruitment): Thực hiện tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng, tổ chức đăng tuyển, nhận và sàng lọc CV, sắp xếp và lên lịch phỏng vấn, nhận kết quả – thông báo kết quả cho ứng viên.

Đào tạo (Training): Thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo nhân viên mới và tổ chức các hoạt động training nội bộ theo chỉ đạo của giám đốc.

C&B (Lương thưởng): Thực hiện chấm công và lập bảng chấm công cho nhân sự công ty, lập bảng lương và tính lương, thuế thu nhập cá nhân, tăng giảm bảo hiểm xã hội và làm thủ tục bảo hiểm xã hội cho nhân sự.

Hành chính (Admin): Cập nhật thông tin của nhân sự, lưu trữ hợp đồng, hồ sơ nhân viên, viết các thông báo, quyết định, nội quy, quản lý trang thiết bị văn phòng…

Từ vị trí HR Executive, bạn có thể thăng tiến làm trưởng các bộ phận tuyển dụng – đào tạo, hành chính, C&B và sau đó sẽ là trưởng phòng nhân sự (HR Manager).

Key account executive là gì?

Khi nghe đến Account có rất nhiều người nhầm với từ Kế toán – Accountant. Trên thực tế có rất nhiều người không hiểu chính xác account executive là gì. Cụ thể thì Account Executive là một vị trí tại các agency quảng cáo, có nhiệm vụ quản lý tất cả những vấn đề liên quan đến người đang sử dụng dịch vụ của agency, bao gồm các nghiệp vụ: thương lượng, đàm phán với khách hàng đang muốn tìm hiểu dịch vụ, đấu thầu dự án, quản lý hợp đồng dịch vụ, theo dõi chất lượng của công việc, theo dõi tiến độ dự án…

Nhiều bạn trẻ thường nhầm lẫn Account Executive với Sale tuy nhiên đây là hai vị trí công việc hoàn toàn khác nhau. Account Executive ngoài bao gồm công việc mang khách hàng về agency thì công việc của họ còn bao gồm khâu trước bán và sau bán hàng cho tới khi kết thúc dịch vụ.

PR executive là gì?

PR (viết tắt của Public relations) là một hệ thống những hành động có kế hoạch bài bản, trong đó sử dụng bên thứ 3 (báo chí, các KOL…) để xây dựng hình ảnh tích cực của một tổ chức, doanh nghiệp, thương hiệu hay cá nhân nào đó trong mắt công chúng mục tiêu, từ đó khiến họ ấn tượng, tin tưởng, thúc đẩy hành vi (mua sắm, tiêu dùng, nghe nhạc, xem phim, bỏ phiếu…) Ngoài ra, Public relations còn được dùng như một công cụ cải thiện, thay đổi những đánh giá sai lầm, tiêu cực, khủng hoảng truyền thông…

PR Executive là chuyên viên quan hệ công chúng có nhiệm vụ lập kế hoạch PR (có những bước nào, sử dụng các kênh báo chí, các KOL, mạng xã hội ra sao…), nghiên cứu và xây dựng các định dạng nội dung như bài post, thông cáo báo chí, bài báo, bài tạp chí, bài phát biểu, video hoặc hình ảnh… theo yêu cầu, hướng đến công chúng mục tiêu theo kế hoạch, quản lý những kênh truyền thông nội bộ, tổ chức sự kiện, họp báo, hội nghị, lễ ra mắt, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn qua email/điện thoại, nghiên cứu và theo dõi phản hồi của công chúng để nhanh chóng xử lý, điều chỉnh… Ngoài ra, PR Executive cần phải phối hợp với các bộ phận khác như Marketing, Branding hoặc Sales… trong chiến lược truyền thông tổng thể,.

Vấn đề là gì? Các cách để giải quyết một vấn đề nhanh, hiệu quả

SEO executive là chức vụ gì?

Executives là gì?

SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization – tối ưu công cụ tìm kiếm. SEO Executive là một mảng quan trọng của ngành Digital marketing

Cụ thể, một nhân viên SEO Executive có nhiệm vụ cải thiện thứ hạng trên nhiều công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google, Bing, Yahoo,…) của những từ khóa thuộc trang web mà họ phụ trách. Bằng việc phối hợp kỹ thuật SEO và content chất lượng, bài viết có chứa từ khóa sẽ có vị trí hiển thị trên Google càng cao càng tốt. Việc chiếm được vị trí cao trên Google tìm kiếm sẽ giúp website thu hút tương tác của người dùng, tăng views, tăng tỉ lệ chuyển đổi, giúp website đạt được mục tiêu.

Executive producer là gì?

Executive producer là một thuật ngữ chỉ giám đốc sản xuất. Đây là vị trí việc chịu trách nhiệm chính về các vấn đề tài chính cho một dự án sản xuất phim, âm nhạc, sự kiện nhất định. Đây là người cần phải đảm bảo nguồn tài chính để một dự án sản xuất có thể vận hành từ đầu đến cuối.

Nhiều người hiện vẫn thường nhầm lẫn giữa hai vị trí executive producer và producer. Tuy nhiên giữa hai vị trí công việc này có những sự khác biệt nhất định như:

Executive producer: vị trí này chuyên đi kêu gọi nguồn tài trợ từ các thương hiệu, các doanh nghiệp lớn cho các dự án phim, âm nhạc, chương trình truyền hình thực tế trên thị trường. Nếu có một nhãn hàng, một thương hiệu nào đó đồng ý tài trợ cho các sản phẩm thì executive producer cũng sẽ là giám đốc điều hành của dự án luôn.

Producer: Đây là vị trí quản lý toàn bộ quy trình sản xuất của dự án âm nhạc, phim ảnh. Tuy nhiên, các producer chủ yếu chỉ chịu trách nhiệm về chuyên môn của dự án.

Leader là gì? Tất cả yếu tố để trở thành một Leader xuất sắc

Executive director là gì, chief executive là gì?

Chief executive

Hai khái niệm này đều chỉ tổng giám đốc của một công ty. Điểm khác biệt ở đây là Executive Director dùng cho những tổ chức phi lợi nhuận còn Chief Executive thì ngược lại. Những khái niệm này cũng tương đương với Executive officer – giám đốc điều hành.

Khái niệm business Development Executive là gì?

Business Development Executive là nhân viên phát triển kinh doanh. Họ là người làm trong bộ phận kinh doanh của công ty. Vị trí này không chỉ chịu trách nhiệm phát triển doanh số mà còn phải liên tục tìm nguồn cung khách hàng mới. Họ thường xuyên phải đề nghị và sáng tạo ra chiến lược phát triển phù hợp. Vị trí này khá quan trọng, tác động nhiều đến thành công và thất bại của công ty.

Executive assistant là gì?

Executive Assistant là khái niệm dùng để chỉ vị trí trợ lý giám đốc. Đây là người luôn hỗ trợ chính cho giám đốc trong việc điều hành mọi vấn đề. Thậm chí, họ còn có thể đại diện cho giám đốc giải quyết một số công việc nhất định. Nói cách khác đây được ví như “cánh tay phải đắc lực” của giám đốc.

Nắm trong tay nhiều vai trò và trách nhiệm, người làm Executive Assistant cần phải có kiến thức và kỹ năng vững vàng. Đồng thời, họ cũng phải giàu kinh nghiệm, linh hoạt, nhạy bén trong xử lý các tình huống.

Vậy còn talent acquisition executive là gì?

Talent Acquisition Manager là người xây dựng một hệ thống nhằm tìm kiếm, đào tạo người có năng lực trở thành người phù hợp cho 1 nhu cầu tuyển dụng hiện tại hoặc trong tương lai. Ngoài ra, Talent Acquisition Manager còn tạo các mối quan hệ với các trường đại học, các trang tin tuyển dụng, chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu tuyển dụng.

Legal executive là gì?

Legal Executive hay còn được gọi là Chuyên viên pháp lý sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của một công ty trên lĩnh vực pháp luật. Họ sẽ dẫn dắt, điều hướng cho doanh nghiệp trong những giấy tờ pháp lý có tính bắt buộc. Đây là vị trí rất quan trọng và yêu cầu người có trình độ chuyên môn cao, chăm chỉ học hỏi và cập nhật các văn bản mới ra.

Graphic design là gì? Công việc của nghề graphic design là gì?

Kỹ năng một Executive cần rèn luyện để có khả năng thăng tiến

Trau dồi năng lực làm việc: Vị trí executive luôn cần trau dồi chuyên môn, nâng cao trình độ để có thể hoàn thành những dự án lớn hơn, chứng minh năng lực của mình.

Rèn luyện kỹ năng quản lý: Để thăng tiến thì ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần có kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Hãy bắt đầu từ những team nhỏ khoảng 2 – 3 người, hay phụ trách quản lý những tasks nhỏ trong dự án để bắt đầu làm quen với công việc quản lý.

Học thêm kiến thức mới: Bạn có thể học thêm những khóa nâng cao nghiệp vụ hoặc các khóa học bổ trợ, tham dự các hội thảo, workshop, cuộc thi… để mở rộng kiến thức của bản thân mình.

Trên đây là chia sẻ về executive là gì và tổng hợp executive là chức vụ gì trong công ty. Đừng quên theo dõi website của chúng mình để đón đọc những nội dung bổ ích tiếp theo nhé.

Quotation là gì? Giải thích một số nghĩa về quotation

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *