Hiện các các loại hộp số CVT ngày càng được các hãng xe ưa chuộng và sử dụng rất nhiều cho ô tô. Vậy hộp số CVT là gì? Hiện nay có những loại hộp số nào và nó có những ưu điểm gì?
Tóm tắt
Hộp số CVT là gì?
Hộp số CVT là viết tắt của cụm từ Continuously Variable Transmission, có nghĩa là hộp số biến thiên vô cấp. Ngày nay, hộp số CVT xuất hiện rất nhiều trên các mẫu xe ô tô mới, điển hình như của: Honda, Mitsubishi, Audi, GM, Nissan, Vios,…
Là hộp số phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết liệu hộp số CVT có bền không? Có nên mua xe hộp số CVT? Với thiết kế đơn giản, hầu như các hộp số CVT ít khi gặp trục trặc về vấn đề kỹ thuật, nếu như có thì chi phí sửa chữa cũng thấp hơn mặt bằng chung so với các hộp số tự động khác. Đây cũng chính là một trong những điểm cộng để người dùng cân nhắc trong khi chọn mua xe.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số CVT
Cấu tạo
Cấu tạo hộp số CVT tương tự như những loại hộp số khác, bao gồm: Một hệ thống puli (ròng rọc) gồm có puli đầu vào gắn với trục quay của động cơ, puli đầu ra dẫn đến bánh xe và dây đai truyền bằng cao su hoặc là kim loại có công suất cao.
Ngoài ra điểm đặc biệt của hộp số CVT đó là nó không có các cấp số nên hoạt động đơn giản hơn các loại hộp số khác và nó có cả một hệ thống “bánh răng, ly hợp, phanh” rất nhiều.
Nguyên lý
Hộp số CVT có bộ vi xử lý và có các cảm biến theo dõi và điều khiển nhưng hệ thống puli vẫn là nhân tố chính để hộp số có thể vận hành được.
Cụ thể, hai puli đầu vào và đầu ra đều được tạo thành bởi hai khối hình nón nghiêng 20 độ và đặt đối diện nhau. Bên trong hai khối hình nón này sẽ có một dây đai chạy và khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.
Khi hai hình khối này tách xa nhau, dây đai sẽ ngập sâu vào trong rãnh lúc này bán kính của dây đai quấn quanh puli sẽ giảm. Và ngược lại khi chúng ở gần nhau thì bán kính dây đai sẽ tăng lên. Để có thể tạo ra lực cần thiết để thay đổi các khoảng cách giữa hai khối của hình nón, CVT có thể sử dụng lò xo hoặc là áp suất thuỷ lực.
Khi vận hành, nếu xe xảy ra hiện tượng rung giật hoặc hộp số CVT bị kêu thì nhiều khả năng là do vi sai, bánh răng hành tinh, đai, các đĩa ma sát bị mòn gây ra tình trạng va đập và trượt cơ khí. Gặp trường hợp này bạn có thể ra cửa hàng sửa xe để thay dây đai hộp số CVT và các linh kiện bị hỏng khác.
Ưu nhược điểm của hộp số CVT
Ưu điểm
- Tạo cho người dùng cảm giác mượt mà, êm ái và loại bỏ được hiện tượng giật cục khi sang số nhờ vào dải tỷ số truyền biến thiên liên tục.
- Nếu hộp số CVT được thiết lập phù hợp sẽ giảm độ ồn của động cơ và giúp cho người lái bớt căng thẳng khi lái xe.
- Tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải ra môi trường bên ngoài tốt hơn nhờ động cơ luôn hoạt động ở tốc độ vòng quay tối ưu.
- Thích ứng tốt với sự thay đổi trạng thái, không còn tình trạng “đuối” số khi xe giảm tốc, hoặc là lên dốc.
- Tăng tốc rất nhanh và giảm thất thoát lực hơn so với hộp số tự động thông thường.
- Cấu trúc, thiết kế đơn giản, vận hành đơn giản đặc biệt là ít khi gặp lỗi trong quá trình sử dụng.
- Chi phí sản xuất vừa phải, khiến giá thành sản phẩm thấp phù hợp với nhiều người tiêu dùng.
- Sửa chữa đơn giản và chi phí sửa chữa cũng rất rẻ.
Nhược điểm
- Hộp số này không chịu được mô-men xoắn cao, khiến người lái rất khó để cảm nhận cảm giác khi chuyển số.
- Khi truyền công suất lớn thì có thể sinh ra hiện tượng trượt đai.
- Tỷ số truyền biến thiên vô cấp chậm vì vậy khả năng tăng tốc của xe cũng kém hơn so với các hộp số thông thường.
- Dây đai của hộp số CVT cũng rất dễ bị trượt và kéo giãn, từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động.
Các loại hộp số ô tô
Hộp số sàn (MT)
Đây là hộp số dùng ly hợp ma sát dạng đĩa để thực hiện việc ngắt hoặc kết nối chuyển động ở động cơ đến hộp số. Người dùng sẽ điều khiển được ly hợp bằng chân côn.
Trong hộp số sẽ gồm có các trục: Trục sơ cấp, trục trung gian và trục thứ cấp. Phía trên của các trục này sẽ được bố trí bánh răng ăn khớp với nó theo các vị trí cố định sẵn để đảm bảo đạt được tỷ số truyền hợp với các cấp số.
Nếu như muốn chuyển số, bạn chỉ cần đạp bàn ly hợp với thao tác trên cần số để đưa các bánh răng gài số đến vị trí của bánh răng ứng với số truyền tương ứng.
Hộp số tự động có cấp (AT)
Ngoài hộp số MT thì AT cũng là hộp số được nhiều người quan tâm, vậy hộp số AT là gì? Ưu nhược điểm của hộp số AT?
Hộp số này chuyển động quay ở động cơ vào hộp số sẽ được ngắt và truyền dựa vào bộ biến mô thủy lực. Bên trong hộp số này sẽ là sự phối hợp của những bánh răng hành tinh phức tạp.
Ưu điểm của hộp số này đó là máy tính sẽ tính toán và điều khiển quy trình chọn sang số, tỷ lệ truyền phù hợp tự động. Nó được tính toán dựa trên điều kiện vận hành của xe.
Hộp số tự động vô cấp (CVT)
Hộp số tự động vô cấp sẽ sử dụng đai truyền lực để có thể thay đổi tỉ số truyền dựa vào việc di chuyển giữa hai pulley có đường kính biến thiên. Nó đồng nghĩa với việc hộp số loại này sẽ không còn các cấp số như hộp số tự động truyền thống.
Hộp số tự động ly hợp kép (DCT)
Ngoài những loại trên thì hộp số DCT là gì? Đây là loại hộp số có hai ly hợp. Một ly hợp sẽ được sử dụng cho các cấp số lẻ: 1, 3, 5, 7 và một ly hợp được dùng cho các cấp số chẵn: 2, 4, 6.
Hộp số CVT và AT hộp số nào bền hơn?
Có nhiều loại hộp số nên nhiều người rất thắc mắc không biết hộp số AT hay CVT ưu việt hơn? Số sánh hộp số CVT và AT 4 cấp, 6 cấp.
Hộp số AT (số tự động) sẽ chủ động thực hiện thao tác sang số dựa theo điều kiện vận hành của xe. Và trong hộp số AT sẽ bao gồm hộp số tự động ly hợp kép – DCT và hộp số CVT.
Sử dụng hộp số CVT, người dùng sẽ không tạo nên hiện tượng giật cục khi sang số nhưng bù lại khả năng tăng tốc thì lại không mang lại cảm giác “bốc” so với hộp số cấp AT.
Qua những điều trên ta cũng thấy rằng mỗi loại hộp số được trang bị trên xe ô tô đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc sử dụng loại xe có hộp số nào còn tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của người dùng.
Hy vọng qua những thông tin chúng tôi đã chia sẻ, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về hộp số CVT là gì, cấu tạo – nguyên lý hoạt động cũng như những ưu nhược điểm của hộp số này.