Kẽm có trong thực phẩm nào? Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một loại khoáng chất vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu kẽm là gì, có trong những loại thực phẩm nào cũng như tác dụng của kẽm đối với cơ thể trong bài viết sau nhé! 

Kẽm là gì?

Trong bảng tuần hoàn hóa học, kẽm (hay ZinC) là khoáng chất thiết yếu trong nhiều phản ứng sinh hóa, giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh. Kẽm không thể tự tổng hợp mà cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống hay dùng thực phẩm chức năng. 

Kẽm là loại khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người
Kẽm là loại khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người

Nhu cầu hàng ngày của con người đối với kẽm không nhiều nhưng nếu được bổ sung đầy đủ thì có thể duy trì được DNA, cấu trúc protein, điều chỉnh hoạt động enzyme bên trong tế bào, hỗ trợ chức năng miễn dịch, sinh sản, vị giác,… 

Kẽm có trong thực phẩm nào?

Chất kẽm có trong thực phẩm nào là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các nghiên cứu khoa học, kẽm có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể bổ sung cho cơ thể:

Các loài động vật có vỏ

Những loài động vật có vỏ như tôm, cua, hàu,… có trữ lượng kẽm rất cao, giàu chất dinh dưỡng, dễ chế biến; đặc biệt tốt đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Theo đó:

  • Với 100 gram hàu tươi, có 20 mg kẽm
  • Với 100 gram cua hoàng đế, có 7.62 mg kẽm
  • Với 100 gram tôm hùm (nấu chín) có 4.05 mg kẽm
Hàu là loại hải sản có chứa lượng kẽm vô cùng dồi dào
Hàu là loại hải sản có chứa lượng kẽm vô cùng dồi dào

Các loại thịt

Hầu hết các loại thịt đều có chứa kẽm, tuy nhiên thịt bò là loại thịt chứa nhiều kẽm hơn cả. Cụ thể, trong 100 gram thịt bò sẽ có tới 7 mg kẽm. Ngoài kẽm, loại thịt này còn có chứa chất sắt. Do đó, thịt bò rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ. 

Quả trứng gà

Trứng gà là thực phẩm đã quá quen thuộc trong các món ăn hàng ngày của chúng ta. Với 100 gram trứng gà có tới 3 mg kẽm. Giá thành rẻ, dễ chế biến thành nhiều món ăn là lý do khiến trứng gà trở thành thực phẩm cung cấp kẽm được nhiều người chọn lựa.

Các loại rau, củ tươi

Nếu so với hải sản hay thịt đỏ thì rau củ không được coi là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhưng chúng vẫn chứa lượng kẽm tối thiểu, đóng góp cho nhu cầu hàng ngày của chúng ta. 

Ví dụ, 1 củ khoai tây có chứa khoảng 1 mg kẽm, chiếm 9% lượng yêu cầu của cơ thể mỗi ngày. Đậu xanh và cải xoăn tuy chứa ít hơn nhưng mỗi 100 gram cũng chứa 3% kẽm nhu cầu mỗi ngày. 

Mặc dù chế độ ăn có nhiều rau của quả không có quá nhiều kẽm nhưng vẫn có thể  giúp giảm nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính và bổ sung thêm nhiều loại vi chất có lợi khác.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa thành phần phytate, giúp giảm khả năng hấp thụ kẽm hơn so với loại hạt đã được tinh chế và do vậy cũng cung cấp ít kẽm hơn. 

Tuy nhiên, ngũ cốc nguyên hạt vẫn rất tốt cho sức khỏe vì chúng còn chứa nhiều loại dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, magie, chất xơ, sắt, phốt pho, mangan và selen. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ bị béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là sự lựa chọn phù hợp khi cần bổ sung kẽm
Các loại ngũ cốc nguyên hạt là sự lựa chọn phù hợp khi cần bổ sung kẽm

Socola đen

Nhiều người cho rằng ăn socola sẽ gây tiểu đường, béo phì và không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng với liều lượng vừa đủ thì đây lại là một loại thực phẩm bổ sung kẽm rất tốt.

Bởi vì socola đen có chứa lượng lớn ca cao đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và flavanol vô cùng tuyệt vời. Lưu ý, chọn socola có màu càng đậm càng tốt.

Kẽm có tác dụng gì cho cơ thể?

Nâng cấp “hàng bảo vệ” cho hệ thống miễn dịch

Kẽm là vi chất đóng vai trò kích hoạt các tế bào lympho T (hay tế bào T). Đây là loại tế bào quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình bảo vệ cơ thể: kiểm soát và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch; loại bỏ các tế bào nhiễm bệnh hay tế bào gây ung thư.

Chính bởi vậy, cơ thể thiếu kẽm sẽ khiến hệ miễn dịch dần suy yếu, sức đề kháng giảm sút và không có khả năng chống lại các loại bệnh.

Hỗ trợ làm lành nhanh chóng các vết thương hở

Kẽm tham gia vào hầu hết quá trình chữa lành các vết thương hở cho nên nó có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Từ đó, giúp tăng cường cho toàn bộ hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Nâng cao sức khỏe xương khớp

Để xương khớp luôn khỏe mạnh, việc bổ sung kẽm là vô cùng cần thiết bởi kẽm tham gia vào quá trình hình thành và phát triển khung xương. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng canxi và kẽm không thể được bổ sung đồng thời cùng lúc vì chúng có sự hấp thụ cạnh tranh cao.

Giúp tóc khỏe và bóng mượt hơn

Không chỉ tốt cho sức khỏe, kẽm còn có công dụng làm đẹp ấn tượng; đặc biệt là với mái tóc. Kẽm là khoáng chất không thể thiếu trong việc hình thành và giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Hấp thu đủ lượng kẽm phù hợp sẽ giúp bạn có một mái tóc khỏe, bóng mượt mà không cần tốn quá nhiều công chăm sóc.

Sở hữu mái tóc bóng khỏe nhờ bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể
Sở hữu mái tóc bóng khỏe nhờ bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể

Kẽm rất tốt cho mắt

Có thể nhiều người chưa biết, kẽm là nguyên tố giúp đưa vitamin A (tốt cho mắt) vào trong võng mạc. Nếu không bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể thì việc hấp thụ vitamin A sẽ không đạt hiệu quả cao khiến cho thị lực bị suy giảm.

“Cứu tinh” của làn da mụn

Để hạn chế tình trạng tiết dầu trên da mặt và tình trạng viêm nhiễm gây ra mụn, người ta thường sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa kẽm. Không những vậy, kẽm còn hỗ trợ sản sinh collagen tự nhiên; giúp làn da của bạn luôn căng tràn, trắng mịn và khỏe mạnh.

Giải đáp một số thắc mắc khác liên quan đến tác dụng của kẽm

Uống kẽm có tác dụng gì?

Kẽm dạng đường uống có các tác dụng như hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, hỗ trợ vị giác (khi ăn uống), hỗ trợ khả năng sinh sản, giúp ổn định lượng đường trong máu,…

Kẽm nên uống lúc nào?

Do kẽm chỉ có thể hấp thụ trong ruột non nên thời điểm lý tưởng để uống kẽm sẽ là ngay trước bữa ăn (sáng, trưa, tối) khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, việc uống kẽm trước ăn lại gây ra cảm giác khó chịu cho dạ dày, nếu bạn không thể chịu được thì có thể dùng trong bữa ăn. 

Kẽm có trong thực phẩm nào cho bé?

Đối với trẻ nhỏ, việc cung cấp kẽm bằng loại thực phẩm nào có phần khó hơn so với người lớn. Theo đó, các bậc phụ huynh có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như sò, cùi dừa già, thịt cừu, ổi, gạo nếp cái, khoai lang, lạc hạt,… Đây đều là những thực phẩm giàu kẽm và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Cách bổ sung kẽm cho bé hợp lý?

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, nguồn kẽm dồi dào nhất đó chính là từ sữa mẹ, do đó nên hạn chế sử dụng sữa ngoài. Ngoài ra, phụ nữ trước và sau sinh cũng cần có chế độ ăn giàu kẽm để có đủ sữa cung cấp cho bé.
Bổ sung kẽm đầy đủ, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ
Bổ sung kẽm đầy đủ, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ

Xem thêm:

  • Với trẻ trên 6 tháng tuổi: Cha mẹ có thể chế biến đa dạng món ăn từ những loại thực phẩm giàu kẽm như đã nói ở trên. Bên cạnh thực phẩm, cha mẹ cũng có thể bổ sung kẽm cho bé bằng các loại dược phẩm như ZinC cho trẻ em nhưng cần có sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ, tránh lạm dụng quá liều.

Hy vọng rằng nội dung trong bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ kẽm là gì, tác dụng của kẽm đối với cơ thể ra sao và có trong những loại thực phẩm nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần palada.vn giải đáp, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *