Kể từ khi có người chinh phục thành công đỉnh núi Everest vào năm 1953, tính đến nay, thế giới đã ghi nhận hàng trăm nhà leo núi khác cũng đã đạt được kỳ tích này nhờ các kỹ thuật, kiến thức và các cung đường hướng lên đỉnh núi. Do đó, nếu đang có dự định du lịch tại Everest hoặc muốn tìm hiểu kỹ hơn về “nóc nhà thế giới” này, bạn nhất định không được bỏ lỡ bài viết ngay sau đây!
Tóm tắt
- 1 Đôi nét về đỉnh núi Everest
- 2 Thời điểm nào thích hợp để leo núi Everest?
- 3 Mất bao lâu để leo núi Everest?
- 4 Đường lên đỉnh núi Everest
- 5 Leo núi tại Everest hết bao nhiêu tiền?
- 6 Top 6 sự thật ít ai biết về đỉnh núi Everest
- 6.1 Chomolungma hay Sagarmatha đều là tên gọi của đỉnh núi Everest
- 6.2 Everest chưa phải là đỉnh núi cao nhất thế giới
- 6.3 Chiều cao của Everest có thể tăng – giảm
- 6.4 Everest là môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh
- 6.5 Everest thực chất là một “nghĩa trang” lớn
- 6.6 Xuất hiện dấu chân của người tuyết trên đỉnh Everest
Đôi nét về đỉnh núi Everest
Đứng từ xa, đỉnh núi Everest tựa như một kim tự tháp khổng lồ với 3 mặt được phủ tuyết quanh năm.
Đặc biệt, trên đỉnh núi chỉ đủ chỗ cho 6 người ngắm cảnh và check – in sống ảo. Do đó, vào những ngày đông đúc, du khách phải tuần tự nhường chỗ cho nhau để đứng và ngắm nhìn một thắng cảnh vĩ đại ở độ cao 8.848m mà hơn hết là vượt lên chính mình, chinh phục được “nóc nhà của thế giới” sau rất nhiều khó khăn, thử thách nguy hiểm.
Chính vì vậy, bất chấp môi trường khắc nghiệt, đỉnh núi Everest vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn, thu hút rất nhiều nhà leo núi có thể lực tốt, tính kiên trì cao.
Đỉnh núi Everest nằm ở đâu?
Dạo gần đây, do nhu cầu du lịch phát triển mạnh nên chúng tôi thường xuyên nhận được những câu hỏi như: “đỉnh núi Everest ở đâu, nằm ở nước nào?”, “đỉnh núi Everest thuộc quốc gia nào?” hay “đỉnh núi Everest thuộc dãy núi nào?’’.
Trên thực tế, đỉnh Everest là đỉnh núi cao nhất của dãy Himalaya, nằm ở biên giới Tây Tạng và Nepal.
Đỉnh núi Everest cao bao nhiêu mét so với mặt nước biển?
Vào năm 1955, các nhà nghiên cứu đã đo được Everest có độ cao khoảng 8.848m so với mặt nước biển. Tuy nhiên, vào năm 1999, một nghiên cứu khác đã cho thấy đỉnh núi Everest thực chất có thể cao tới 8.849m.
Gần đây nhất, vào năm 2005, các nhà khoa học đã cho thấy rằng nếu chỉ tập trung việc đo đạc ngọn núi mà bỏ qua lớp băng tuyết dày đặc thì Everest chỉ cao 8.844m.
Tuy nhiên, tính đến nay, Everest vẫn được ghi nhận là ngọn núi có độ cao nhất thế giới với độ cao 8.848m so với mực nước biển.
Thời điểm nào thích hợp để leo núi Everest?
Nhìn chung, chỉ có 2 thời điểm mà tiết trời của Everest phù hợp cho việc leo núi đó là: nửa cuối tháng 5 và đầu tháng 10.
Nguyên nhân là bởi, từ mùa thu với tháng 3 và từ tháng 6 – 9 chính là thời điểm bão tuyết và mùa mưa diễn ra triền miên, khiến việc leo núi bị bất khả thi và rất nguy hiểm đối với người tham gia nếu chẳng may xảy ra một sai sót nhỏ nào đó.
Mất bao lâu để leo núi Everest?
Trung bình, 40 ngày là con số để một người làm quen với khí hậu, độ cao và chinh phục đỉnh Everest.
Do đó, trước khi chinh phục đỉnh núi này, du khách cần chuẩn bị một thể lực thật tốt, đồ ăn khô và một số trang thiết bị cần thiết như: móc khóa EDC, khóa lỗ Climbing, dây đai phòng hộ an toàn, thiết bị leo núi chuyên dụng, quần áo, giày, mũ bảo hiểm, sạc dự phòng,…
Đường lên đỉnh núi Everest
Mặc dù có đến 17 cung đường để đến được đỉnh núi Everest, thế nhưng hầu hết mọi người chỉ leo qua 1 trong 2 cung đường tại Southeast Ridge và North Ridge.
Theo các chuyên gia nhận định, cả 2 cung đường này đều có độ khó như nhau nhưng những thử thách do thiên nhiên ban tặng mà du khách sẽ phải đối mặt thì rất khác nhau. Cụ thể:
- Nếu leo từ phía Đông Nam (Southeast Ridge), du khách sẽ phải đối mặt với cuộc đua qua bức tường băng nguy hiểm – Khumbu Icefall. Tuy nhiên khi càng lên gần đến đỉnh, độ khó này sẽ càng dễ chịu và thuận tiện đi xuống trong trường hợp khẩn cấp.
- Ngược lại, nếu leo từ phía Bắc (North Ridge), du khách sẽ phải leo một quãng đường rất dài và trải qua một số trận bão tuyết mới lên được đến đỉnh.
XEM THÊM: Hoàng Liên Sơn là dãy núi thuộc tỉnh nào? Top #5 điều cần biết
Leo núi tại Everest hết bao nhiêu tiền?
Để có được vị trí trong đoàn leo núi, du khách cần chi từ $40,000 – $100,000 USD, tùy vào loại hình dịch vụ và trang thiết bị leo núi chuyên dụng.
Đây quả thực là một con số không hề nhỏ đối với những người làm công ăn lương, “thấp cổ bé họng”. Thế nhưng chúng lại là một mức giá xứng đáng với những ai yêu thích mạo hiểm, muốn thử thách và chinh phục chính bản thân mình.
Top 6 sự thật ít ai biết về đỉnh núi Everest
Chomolungma hay Sagarmatha đều là tên gọi của đỉnh núi Everest
Do nằm giữa biên giới của Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc), nên đỉnh núi Everest đều chịu ảnh hưởng từ cả 2 khu vực. Đồng thời, chúng cũng được người dân địa phương gọi với những cái tên khác nhau là Chomolungma và Sagarmatha.
Trong khi người Tây Tạng ví Everest là “mẹ của trái đất” (Chomolungma) thì ở phía bên kia, người Nepal lại đặt cho chúng cái tên “Sagarmatha” (tạm dịch: thần của bầu trời”.
Do đó, “Chomolungma” hay “Sagarmatha” đều là cách gọi khác của đỉnh núi Everest, vì thế đừng quá hoang mang nếu trong một số tài liệu ghi “Everest”, “Chomolungma” hay “Sagarmatha” bạn nhé!
Everest chưa phải là đỉnh núi cao nhất thế giới
Một sự thật có thể sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên đó là đỉnh núi Everest chưa thực sự là đỉnh núi cao nhất thế giới. Bởi, nếu tính từ độ cao từ chân đại dương đến điểm cao nhất của đỉnh núi thì Everest vẫn thấp hơn Mauna Kea của Hawaii.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét từ mặt nước biển tới đỉnh núi thì Everest vẫn là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.848m.
Chiều cao của Everest có thể tăng – giảm
Theo một số nhà khoa học, do bị ảnh hưởng của hiện tượng vận động kiến tạo địa chất nên đỉnh núi Everest vẫn có thể cao thêm 2.5cm.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, đỉnh núi Everest được ước tính có độ cao chỉ 8.848,86m, tức giảm 2,4cm sau trận động đất Nepal vào ngày 25/4/2015 và dịch chuyển 3cm về phía Tây Nam.
Everest là môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh
Được biết, nhiệt độ trung bình trên đỉnh núi Everest là -36 độ C vào mùa đông và -19 độ C vào mùa hè. Nhờ đó mà Everest được xếp vào danh sách những đỉnh núi có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh; khiến người leo núi gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển: dễ bị trượt ngã, thiếu oxy hoặc gặp băng tuyết, gió bão,…
Everest thực chất là một “nghĩa trang” lớn
Do ngày càng nhiều người muốn thử sức mình, chinh phục đỉnh núi Everest nên ước tính có tới trên 200 người đã mất tại đây mỗi năm, đa phần vẫn còn nằm tại đỉnh núi tuyết này và chưa tìm thấy xác.
Mặt khác, số lượng rác thải mà Everest phải chứa mỗi năm có thể lên tới hơn 50 tấn và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Vì thế, tại các sườn núi, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh tượng hàng ngàn núi rác chất thành đống, đa phần đều là chất thải bao bì, bình oxy rỗng và các thiết bị leo núi.
Mặc dù chính quyền đã vận động du khách và người dân tiến hành thu gom rác thải nhưng chỉ thu được hơn 10 tấn, chưa khiến đỉnh núi Everest được dọn sạch hoàn toàn.
Mãi sau này, người ta bắt đầu đề qua quy định đó là “mỗi du khách khi xuống chân đỉnh núi phải mang theo ít nhất 8kg rác, nếu không sẽ bị phạt tiền”.
XEM THÊM: Fansipan ở đâu? Du lịch Fansipan tự túc cần lưu ý điều gì?
Xuất hiện dấu chân của người tuyết trên đỉnh Everest
Do Everest vẫn chưa được phổ biến với tất cả mọi người nên có rất nhiều câu chuyện đã được thêu dệt về đỉnh núi này. Điển hình nhất phải kể đến việc xuất hiện một người khổng lồ, lông trắng bao phủ toàn thân và đi lại trên núi Everest.
Mặc dù chưa được xác minh, thế nhưng vẫn có rất nhiều người quyết tâm chinh phục đỉnh núi Everest chỉ vì muốn gặp được người tuyết trong truyền thuyết.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đỉnh núi Everest mà PALADA.VN tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được đỉnh núi Everest ở đâu, cao bao nhiêu, thuộc dãy núi nào, quốc gia nào và một số sự thật ít ai biết về đỉnh núi Everest.