Hiện nay trên mạng xã hội, giới trẻ thường sử dụng nhiều từ khẩu nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa thực sự của khẩu nghiệp là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt
Khẩu nghiệp là gì?
Trong Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong các nghiệp rất nặng, xuất phát từ lời nói của con người. Hậu quả của khẩu nghiệp có thể khiến người khác tổn thương sâu sắc, ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ trong cuộc sống như gia đình, tình yêu, công việc, bạn bè…
Xem thêm: Trend là gì? Cách bắt trend hiệu quả
Hiện nay, nhiều bạn trẻ không hiểu khẩu nghiệp là gì mà mặc sức gieo trên Facebook, mạng xã hội, không hiểu được hậu quả nặng nề đằng sau mỗi lời nói, một bình luận của mình.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ, có khi một “lời nói là đọi máu”, có thể làm mất hết sự nghiệp của một người, có khi hủy hoại cả cuộc đời luôn. Và cũng có lời nói khiến người ta nở mày nở mặt, công thành danh toại. Đức Phật cũng từ lời nói mà làm Phật Pháp được lan tỏa; còn chúng ta thì dùng cái miệng để tạo ác nghiệp.
Những kiểu khẩu nghiệp từ miệng
Khẩu nghiệp Phật dạy được chia thành 4 mức độ và nhân quả báo ứng của khẩu nghiệp khác nhau.
Vọng ngữ (nói dối)
Trong Phật giáo, sự thật là điều được coi trọng đầu tiên. Do đó, việc nói dối là một nghiệp nặng. Trong đó, mức nghiêm trọng nhất là chính bản thân mình còn không biết mình đang nói dối.
Đôi khi chỉ là những lời nói vô thưởng vô phạt, lời nói đùa cho vui nhưng có thể rước họa vào thân, khiến mọi người xa lánh, dè chừng, mất niềm tin vào bạn.
Vì vậy, trong cuộc sống dù có tâm ý hay ác ý cũng không nên nói dối vì đều gây tạo nghiệp, tổn hại danh dự của bản thân.
Thiến ngữ (nói lời lẽ thô thiển)
Trong quan điểm của phật giáo thì nghiệp này được gọi là ác nhân.
Những người hay nói những lời nặng nề, đả kích, mắng chửi, làm tổn hại danh dự của người khác không chỉ gây họa cho người mà còn nhận lấy quả báo cho bản thân. Nói lời lẽ thô tục, ác ý chính là tự hạ thấp mình, tổn hại đến phúc đức của chính mình.
Vì vậy, Phật dạy chúng ta phải biết tôn trọng, đối xử chân thành với người khác như đang tự tôn trọng chính mình.
Ba phải (nói hai lời)
Đây không chỉ là nghiệp nói sai sự thật mà còn gây xích mích trong các mối quan hệ. Những người có tính cách ba phải, nay nói lời nay mai nói lời khác, thường là người nham hiểm, không nên tiếp xúc. Nếu ai đang có tính này thì nên bỏ ngay lập tức để tránh vướng phải nghiệp nặng hơn.
Xảo ngữ (nói lời lẽ khiêu khích)
Đây là những lời nói châm chọc, khích bác người khác nhằm gợi lên sự đố kỵ, gây xích mích, chia rẽ tình cảm của đôi bên. Loại người này rất dễ bị trả thù và mất hết các mối quan hệ trong cuộc sống.
Bí quyết để không tạo khẩu nghiệp
Bí quyết rất đơn giản đó là hít thở 3 hơi thật nhẹ, thật êm để tĩnh tâm và thư giãn trước khi nói. Việc làm này giống như câu nói: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Lúc này, chúng ta sẽ bớt nói những lời vô nghĩa, không tốt, giúp hóa giải khẩu nghiệp ngay từ căn nguyên.
Người có trí khi biết lời nói ra có thể mang lại hậu quả xấu thường không nói hoặc chưa nói. Lời nói mà gây hận thù, oán ghét thì chính ta đã gieo nghiệp xấu. Có khi quả báo không đến ngay tức thì mà theo ta dài lâu, có thể tới vòng sinh tử luân hồi gây đau khổ triền miên.
Ai cũng muốn nghe lời hay ý đẹp, bản thân ta cũng vậy thì cớ gì ta lại nói những lời xấu, gây tổn thương. Chúng ta cần luôn tự vấn rằng, liệu người khác có muốn nghe những lời mình nói không? Nếu câu trả lời là không thì ta cố gắng không nói.
Khẩu nghiệp ác là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà con người tạo ra. Vì vết thương trên thân thể thường dễ lành hơn vết thương trong tâm hồn, gây ra bởi lời nói.
Người có trí tuệ thường tránh xa 4 khẩu nghiệp xấu là: vọng ngữ, thiến ngữ, ba phải và xảo ngữ. Họ chỉ nói sự thật, không đổi trắng thay đen, không bịa chuyện, không thêu dệt câu chuyện, không võ đoán những điều không chắc là có thật và nói những lời nhẹ nhàng, dễ nghe.
4 hạng người nên tránh
- Đó là những kẻ hay nói dối, những kẻ hay nói chuyện mê tín, tà kiến, những kẻ “miệng Nam mô bụng một bồ dao găm” và những kẻ làm ít kể nhiều.
- Người có trí thường tiết kiệm. Để giữ khẩu nghiệp, tôi thường tự nhắc mình và người thân, bạn bè, ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, không nên để thừa, lãng phí.
- Dù giàu đến đâu nếu không tiết kiệm thì núi vàng núi bạc cũng hết. Tài sản, của cải của kiếp này là do phúc đức, nghiệp lành từ kiếp trước để lại. Nếu chỉ biết tiêu mà không biết kiếm (tạo nghiệp lành) thì của cải sẽ tiêu tan.
- Đức Phật có dạy rằng, dù nói hàng ngàn lời nhưng không đem lại ích lợi gì cũng không bằng một câu có nghĩa, nghe xong được tịnh lạc. Hoặc không phải vì nói nhiều là xứng danh bậc trí, an ổn không oán hận, sợ hãi mới đáng gọi là bậc trí.
Qua bài viết trên đây chắc các bạn đã hiểu thêm về khẩu nghiệp là gì và những nhân quả báo ứng khôn lường của lời nói rồi đúng không? Hãy đối xử với mọi người xung quanh bằng tấm lòng lương thiện, năng nói lời tốt đẹp sẽ nhận được nhiều phước lành, đừng gieo khẩu nghiệp để phải hối hận!