Kinh tuyến là gì? Xác định vị trí tọa độ đường kinh tuyến của 63 tỉnh thành Việt Nam

Kinh tuyến là gì vĩ tuyến là gì thì mỗi chúng ta đều đã được tìm hiểu trong chương trình Địa lý năm cấp 2. Bạn còn nhớ kinh tuyến là gì không? Nếu đã trót quên thì hãy cùng chúng tôi ôn lại kiến thức về kinh tuyến qua bài viết dưới đây nhé!

Kinh tuyến là gì?

Kinh tuyến hay còn gọi là kinh độ là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền 2 Địa cực, chỉ hướng Bắc – Nam và cắt vuông góc với đường xích đạo. Độ dài đường kinh tuyến khoảng 20.000km.

Cách phân biệt đường kinh tuyến với đường vĩ tuyến là đường kinh tuyến là các đường chạy dọc khác với đường vĩ tuyến là các đường nằm ngang

Kinh tuyến là nửa đường tròn nối liền cực Bắc - Nam của Trái Đất
Kinh tuyến là nửa đường tròn nối liền cực Bắc – Nam của Trái Đất

Kinh tuyến gốc 0° là đường kinh tuyến chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành Bán cầu đông và Bán cầu tây.

Có mấy loại kinh tuyến?

Có 3 loại kinh tuyến khác nhau gồm:

  • Kinh tuyến từ là các đường kinh tuyến nối liền các cực từ.
  • Kinh tuyến họa đồ là các đường kinh tuyến được vẽ trên bản đồ.
  • Kinh tuyến địa lý là những đường kinh tuyến nối liền các Địa cực.

Có bao nhiêu đường kinh tuyến trên Trái đất?

Có tất cả 360 đường kinh tuyến trên Trái đất. Các đường kinh tuyến sẽ gặp nhau ở Cực Bắc và Cực Nam của Trái Đất.

Xác định đường kinh tuyến để làm gì?

Khi xem bản đồ hoặc mô hình quả địa cầu, ta có thể nhìn thấy các đường kinh tuyến trên đó. Nó được biểu diễn bằng những vạch kẻ dọc theo quy luật, một số là đường thẳng, một số lại là đường cong. 

Tọa độ các đường kinh tuyến trên Trái đất
Tọa độ các đường kinh tuyến trên Trái đất

Xem thêm:

Những đường kinh tuyến minh họa này có công dụng rất lớn trong việc biểu thị vị trí ở bất kỳ một khu vực nào đó. Đặc biệt, nếu muốn xác định vị trí chính xác của một khu vực hay địa điểm nào cụ thể như khi ngồi máy bay đi qua vùng biển rộng lớn, sa mạc toàn cát hay những khu rừng rậm thì chúng ta phải dựa vào đường kinh tuyến. 

Kinh tuyến trục là gì?

Như chúng ta đã biết, Trái đất có hình cầu, còn các loại bản vẽ thiết kế công trình xây dựng, các bản đồ địa hình,…lại được thể hiện qua một mặt phẳng là mặt tờ giấy. Để làm được thiết kế như vậy thì người ta phải chiếu mặt đất lên trên một mặt phẳng thông qua phép chiếu Gauss Krugher – phép chiếu hình trụ ngang đồng góc. Muốn biểu diễn được mặt đất trên mặt phẳng thì người ta dùng cách lồng Trái đất vào một hình trụ ngang, đường kính của hình trụ chính bằng đường kính của Trái đất.

Khi đó, Trái đất sẽ tiếp xúc với hình trụ này. Đường giao của mặt hình trụ sẽ là một đường tròn – chính là đường kinh tuyến trục. Đường kinh tuyến trục này đi qua cả 2 cực của Trái đất.

Kinh tuyến trục của 63 tỉnh thành Việt Nam

Dưới đây là kinh tuyến trục VN2000 cho từng Tỉnh thành của Việt Nam:

TT Tỉnh, Thành phố Kinh độ TT Tỉnh, Thành phố Kinh độ
1 Lai Châu 103°00′ 33 Quảng Nam 107°45′
2 Điện Biên 103°00′ 34 Quảng Ngãi 108°00′
3 Sơn La 104°00′ 35 Bình Định 108°15′
4 Lào Cai 104°45′ 36 Kon Tum 107030′
5 Yên Bái 104°45′ 37 Gia Lai 108°30′
6 Hà Giang 105°30′ 38 Đắk Lắk 108°30′
7 Tuyên Quang 106°00′ 39 Đắc Nông 108°30′
8 Phú Thọ 104°45′ 40 Phú Yên 108°30′
9 Vĩnh Phúc 105°00′ 41 Khánh Hoà 108°15′
10 Cao Bằng 105°45′ 42 Ninh Thuận 108°15′
11 Lạng Sơn 107°15′ 43 Bình Thuận 108°30′
12 Bắc Kạn 106°30′ 44 Lâm Đồng 107°45′
13 Thái Nguyên 106°30′ 45 Bình Dương 105°45′
14 Bắc Giang 107°00′ 46 Bình Phước 106°15′
15 Bắc Ninh 105°30′ 47 Đồng Nai 107°45′
16 Quảng Ninh 107°45′ 48 Bà Rịa – Vũng Tàu 107°45′
17 TP. Hải Phòng 105°45′ 49 Tây Ninh 105°30′
18 Hải Dương 105°30′ 50 Long An 105°45′
19 Hưng Yên 105°30′ 51 Tiền Giang 105°45′
20 TP. Hà Nội 105°00′ 52 Bến Tre 105°45′
21 Hoà Bình 106°00′ 53 Đồng Tháp 105°00′
22 Hà Nam 105°00′ 54 Vĩnh Long 105°30′
23 Nam Định 105°30′ 55 Trà Vinh 105°30′
24 Thái Bình 105°30′ 56 An Giang 104°45′
25 Ninh Bình 105°00′ 57 Kiên Giang 104°30′
26 Thanh Hoá 105°00′ 58 TP. Cần Thơ 105°00′
27 Nghệ An 104°45′ 59 Hậu Giang 105°00′
28 Hà Tĩnh 105°30′ 60 Sóc Trăng 105°30′
29 Quảng Bình 106°00′ 61 Bạc Liêu 105°00′
30 Quảng Trị 106°15′ 62 Cà Mau 104°30′
31 Thừa Thiên – Huế 107°00′ 63 TP. Hồ Chí Minh 105°45′
32 TP. Đà Nẵng 107°45′    

So sánh sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến

Cụ thể về sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến như sau:

Về ý nghĩa: 

  • Vĩ tuyến được sử dụng để xác định khoảng cách các vị trí trên Thế giới và Bắc – Nam xích đạo.
  • Kinh tuyến có ý nghĩa xác định khoảng cách của 1 điểm và phía Đông – tây của kinh tuyến gốc.

Phương hướng:

  • Vĩ tuyến được xác định từ Đông sang Tây (là các đường chạy dọc)
  • Kinh tuyến được xác định từ Bắc đến Nam (là các đường nằm ngang)

Trải dài từ:

  • Vĩ tuyến trải dài từ 0 độ đến 90 độ
  • Kinh tuyến trải dài từ 0 độ đến 180 độ

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được khái niệm đường kinh tuyến là gì, sự khác nhau giữa đường kinh tuyến và vĩ tuyến cũng như thông tin về tọa độ kinh tuyến của 63 tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam. Lưu ý rằng, cần phân biệt đường kinh tuyến và vĩ tuyến để tránh xác định sai vị trí của địa điểm mà bạn cần xác định tọa độ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *