Cách trung tâm Hà Nội chỉ 44km, làng cổ Đường Lâm là nơi nghỉ ngơi hoàn hảo, được nhiều người lựa chọn sau những ngày tháng bộn bề lo toan của cuộc sống. Do đó, nếu bạn đang có ý định đến khu du lịch làng cổ Đường Lâm, đừng quên “giắt túi” ngay một vài kinh nghiệm quý báu trong bài viết sau!
Giới thiệu làng cổ Đường Lâm
Khu du lịch làng cổ Đường Lâm ở đâu?
Làng cổ Đường Lâm là ngôi làng thuộc địa phận xã Đường Lâm huyện Tây Sơn, thành phố Hà Nội. Được biết, nơi đây chính là quê hương của vua Ngô Quyền và vua Phùng Hưng nên thường được người dân địa phương gọi bằng “đất hai vua”.
Cho đến thời điểm hiện tại, làng Đường Lâm vẫn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng tại Bắc Bộ, cụ thể như: cổng làng, bến nước, cây đa, sân đình,… với 965 ngôi nhà cổ kính. Nhờ đó, vào năm 2006, Đường Lâm được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia và trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta.
Làng cổ Đường Lâm có gì?
- Cổng làng Mông Phụ
Cổng làng Mông phụ là cổng làng cổ duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay ở Đường Lâm. Được biết, cổng làng này đã được xây dựng từ thời Hậu Lê, mang nhiều nét kiến trúc khác biệt so với các cổng làng truyền thống khác.
Ngoài ra, ngay bên cạnh cổng làng Mông Phụ còn có bến nước, ao sen, cây đa, giúp tạo nên một khung cảnh cổ kính, trầm mặc đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa.
- Đình làng Mông Phụ
Khi vào tới trung tâm làng Mông Phụ, bạn sẽ bắt gặp một ngôi đình cổ được xây dựng rộng khoảng 1800m2 với thiết kế đậm nét Việt – Mường. Nhiều nguồn tin cho hay, thiết kế của đình đã phần nào mô phỏng được kiến trúc của nhà sàn – nhà gỗ cách đất ngày xưa.
Đi sâu hơn nữa, bạn sẽ thấy tòa Đại Bái, Hậu Cung cùng rất nhiều hoành phi câu đối, trong đó nổi bật nhất phải kể tới 2 bức hoành phi “lão long huấn tử” và “dũng cảm cả tưởng” do đích thân vua Thành Thái ban tặng. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ khá nhiều giá trị kiến trúc – văn hóa Việt khác; thu hút hàng nghìn người tham quan mỗi năm.
- Khu nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh được xây dựng từ thời vua Tự Đức, có kiến trúc hình chữ “nhị” độc đáo; nhằm thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh.
Ngày nay, nhà thờ đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn với những du khách yêu thích lịch sử, văn hóa Việt. Ngoài ra, đây cũng là một nơi giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước của ông cha ta hiệu quả.
- Các ngôi nhà cổ
Có thể bạn chưa biết, làng cổ Đường Lâm có tới hơn 900 ngôi nhà cổ, trong đó nhiều ngôi nhà đã được xây dựng từ những năm 1649. Đặc điểm chung của những ngôi nhà cổ này đều được làm từ đá ong, gỗ xoăn, gạch đất nung, tre, ngói,… với kiến trúc 5 hoặc 7 gian; mang lại cảm giác bình dị, an nhiên khi bước vào.
- Giếng cổ Đường Lâm
Bên cạnh nhà cổ, ở Đường Lâm bạn cũng sẽ bắt gặp rất nhiều giếng cổ ở những nơi cao, thoáng mát như trung tâm xóm, đình, chùa,… Ngoài ra, được biết trước đây giếng cổ Đường Lâm từng là nơi được người dân lấy nước sinh hoạt hàng ngày.
- Đền thờ Phùng Hưng
Mặc dù Phùng Hưng được lập đền thờ ở nhiều nơi nhưng đền ở làng Đường Lâm vẫn được công nhận là ngôi đền có quy mô lớn nhất với lối kiến trúc độc đáo: Tả – Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung.
- Lăng và đền thờ Ngô Quyền
Chỉ cách đền thờ Phùng Hưng khoảng 500m, bạn sẽ thấy lăng và đền thờ Ngô Quyền được xây dựng ngay trên đồi Cấm, phía trước lăng là một cánh đồng lúa rộng mênh mông.
Đền thờ gồm có nơi thờ tự, đại bái, hậu cung và nhà bia. Cách đền khoảng 100m, bạn sẽ thấy lăng vua Ngô Quyền được xây dựng theo hình 4 mái trên bệ cao, có tường bao quanh.
Kinh nghiệm đi du lịch làng cổ Đường Lâm chi tiết nhất
Nên đi du lịch làng cổ Đường Lâm vào mùa nào?
Bạn có thể đến tham quan làng cổ ở Đường Lâm bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm sôi động và thích hợp nhất để khám phá ngôi làng này chính là mùa lễ hội và mùa lúa chín.
- Mùa lễ hội (Tháng 1 âm lịch)
Ở Đường Lâm, lễ hội truyền thống sẽ diễn ra từ ngày mùng 4 – 10 tháng Giêng hàng năm.
Đầu tiên, người dân Mông Phụ sẽ làm lễ tế Thành Hoàng ở ngôi đình làng cổ với các hoạt động như: dâng gà, dâng lợn, rước kiệu,… Tiếp đó, người dân trong làng và du khách sẽ tham gia các trò chơi như cờ tướng, cờ người, bịt mắt bắt vịt, chọi gà,… nhằm tạo ra một không khí vui tươi, náo nhiệt trong mùa lễ hội.
Sau đó 6 ngày, thôn Đông Sàng sẽ tổ chức lễ cầu Quốc thái dân an, mùa màng bội thu với nhiều hoạt động thú vị như: lễ rước nước, múa lân, tế lễ,… và thưởng thức những món đặc sản chỉ có duy nhất trong ngày lễ hội.
- Mùa lúa chín (tháng 5 – 6 âm lịch hàng năm)
Những cánh đồng lúa chín rộ cũng là lúc Đường Lâm đón nhận nhiều du khách tham quan nhất. Với khung cảnh làng quê yên bình vốn có kết hợp cùng những con đường trải đầy thóc và rơm khô,… tất cả đã tạo nên một khung cảnh bình dị, hiếm nơi nào có được.
Hướng dẫn cách di chuyển tới làng cổ Đường Lâm
Để di chuyển đến khu du lịch làng cổ Đường Lâm, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau:
- Cách 1: Xe buýt
Hiện nay, từ Hà Nội đến Đường Lâm đã có 3 tuyến buýt chính đó là tuyến 71 (bx. Mỹ Đình – bx. Sơn Tây), 73 (bx. Mỹ Đình – chùa Thầy) và 89 (bx. Yên Nghĩa – bx. Sơn Tây).
Mỗi tuyến buýt sẽ có một mức giá khác nhau, tuy nhiên không tuyến nào không vượt quá 20.000 VNĐ/người/lượt. Ngoài ra, từ bx. Sơn Tây, bạn có thể đi bộ, đi xe ôm hoặc taxi đến thẳng làng cổ Đường Lâm.
- Cách 2: Đi bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô)
Dưới đây là 2 cung đường bạn có thể tham khảo nếu muốn di chuyển đến Đường Lâm từ trung tâm thành phố Hà Nội.
Cung đường 1: Đại lộ Thăng Long → ngã ba Hòa Lạc → đường 21 → Sơn Lộc → Đường Lâm
Cung đường 2: Đường 32 → thị xã Sơn Tây → ngã tư giao với đường 21 → Đường Lâm
Xem thêm:
- Cách 3: Đi bằng xe khách
Ngoài 2 cách trên, bạn có thể đến Đường Lâm bằng tuyến xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thời điểm và thời gian khởi hành mà giá vé và thời gian di chuyển sẽ khác nhau. Do đó, bạn nên liên lạc trước với nhà xe để được báo giá chính xác nhất.
Ăn gì ở làng cổ Đường Lâm?
- Gà mía: Trước kia, gà mía chỉ được dùng để tiến vua hoặc những dịp đặc biệt, quan trọng của làng. Thế nhưng hiện nay, bất kỳ ai khi đến Đường Lâm đều có thể thưởng thức món gà mía chân nhỏ, da giòn ngọt cùng với phần thịt mềm mềm, mọng nước, cực hao cơm.
- Bánh tẻ: Ở Đường Lâm, bánh tẻ sẽ được gói bằng lá dong, thon dài và phần nhân trải đều theo sống lá, khá khác biệt so với bánh của những vùng miền khác.
- Kẹo dồi/kẹo lạc/kẹo vừng: Đây là loại kẹo truyền thống, được làm từ những nguyên liệu vô cùng quen thuộc như: mạch nha, đường, lạc, bột gạo và vừng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của lạc, vừng, mùi thơm ngọt mạch nha và đường.
Ở đâu khi đến Đường Lâm?
Do Đường Lâm khá gần trung tâm Hà Nội nên phần lớn du khách sẽ đi và về luôn trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn ở xa hoặc muốn tận hưởng không khí yên bình của làng quê Việt trong vài ngày, thì những khách sạn, nhà nghỉ tại Sơn Tây sẽ là lựa chọn thích hợp với bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về làng cổ Đường Lâm mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về ngôi làng cổ đầu tiên tại Việt Nam và có chuyến du lịch thật vui vẻ và thuận lợi!