Lũy kế là gì? Cách tính khấu hao lũy kế, lỗ lũy kế chính xác nhất

Hiện nay chúng ta đã không còn xa lạ đối với thuật ngữ lũy kế, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh doanh thì việc ứng dụng của lũy kế lại trở nên rất phổ biến vì chúng sẽ giúp cho một doanh nghiệp quản lý và kiểm soát tốt nhất nguồn tài chính. Vậy bạn đã hiểu lũy kế là gì chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để củng cố hiểu biết về vấn đề này nhé.

Lũy kế là gì?

Doanh thu lũy kế là gì?

Đối với kinh tế, việc biết được doanh thu giúp cho đơn vị đứng vững trong giới kinh doanh và quản lý được việc thu chi cho doanh nghiệp mình. Đối với mỗi cá nhân việc quản lý được thu chi của mình cũng góp phần quản lý được mức thu nhập cá nhân một cách tốt nhất.

Lũy kế là thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh nhưng dù chúng ta có hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hay không thì cũng nên biết và tìm hiểu về nó. Vì nó giúp bạn làm chủ về mặt tài chính, thu nhập của mình.

Lũy kế chính là những lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp với nhau. Ví dụ như tháng trước nợ 7 triệu, tháng sau nợ 6 triệu, nếu như nợ tháng trước chưa được trả thì cộng lũy tiến vào tháng sau ra số nợ là 13 triệu.

Một số khái niệm khác có liên quan đến lũy kế:

Khấu hao lũy kế là sự thu hồi dần dần giá trị tài sản cố định mà mình đã đầu tư. Từ đó, khấu hao lũy kế chính là tổng của khấu hao của năm nay và những năm trước cộng dồn lại.

Lũy kế khối lượng đây là khoản tiền mà các công ty hoàn thành tính từ đầu kỳ cho đến cuối kỳ, nó được cộng cùng chiết khấu tiền tạm ứng. Tiếp tục nó lại được cộng với giá trị được đề nghị thanh toán trong kỳ thực tại.

Lợi nhuận lũy kế là gì? Lợi nhuận lũy kế là khoản tiền cộng bắt đầu tính từ kỳ thứ nhất sau khi đã trừ các khoản lãi cần chia. Nó được hiểu gần giống với lợi nhuận giữ lại hoặc lợi nhuận chưa phân phối.

Lỗ lũy kế là tình trạng suy giảm tài sản của các công ty trong hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc đầu tư. Giá trị này sẽ được thể hiện trên giấy tờ nhiều hơn so với phần giá trị thu hồi thực tế. Chính vì thế mà trước khi đầu tư các doanh nghiệp cần phải hiểu được và nắm rõ yếu tố này để có những tính toán sao cho phù hợp nhất.

EBIT và EBITDA là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Công thức tính lũy kế

Tìm hiểu cách tính hao mòn lũy kế là gì

Lũy kế bằng Phát sinh trong kỳ cộng Lũy kế các tháng trước.

Ví dụ: Tài khoản chứng khoán có 80 triệu. Lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu này trên 1 quý như sau:

– Quý 1: -4 triệu.

– Quý 2: + 7 triệu.

– Quý 3: + 5 triệu.

– Quý 4: -8 triệu.

=> Lợi nhuận lũy kế là gì? Ta có (-4) + (7) + (5) + (-8) = 0 triệu tức lợi nhuận = 0 triệu.

Cũng có thể ví dụ như sau: Doanh nghiệp của bạn mua máy móc thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất giấy có thời gian khấu hao là 15 năm. Nhưng đến năm thứ 14 thì tài sản của bạn đã hao hết giá trị sử dụng. Như vậy trong thời gian này tài sản của bạn đã hao mòn nhanh hơn so với những giá trị được biểu thị trên lý thuyết. Điều này dẫn đến một khoản lỗ lũy kế tồn tại cho doanh nghiệp của bạn.

Điểm GPA là gì? Cách tính điểm GPA

Cách tính lũy kế

Chỉ số lũy kế là gì?

Lũy kế giá trị thanh toán

Lũy kế giá trị thanh toán: Gồm có lũy kế thanh toán tạm ứng cùng với lũy kế thanh toán khối lượng.

Trong đó:

– Lũy kế thanh toán tạm ứng bằng giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước trừ đi Chiết khấu tiền tạm ứng cộng với Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.

– Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành bằng Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kì trước cộng với Chiết khấu tiền tạm ứng cộng với Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.

Như vậy ta có Lũy kế giá trị thanh toán bằng Lũy kế thanh toán tạm ứng cộng Lũy kế thanh toán khối lượng đã hoàn thành.

Tìm hiểu cách tính khấu hao lũy kế là gì?

Giá trị hao mòn lũy kế là gì? Khấu hao lũy kế hay hao mòn lũy kế là tổng số tiền chi phí một tài sản của nhà máy đã phân bổ vào chi phí khấu hao tài sản kể từ khi được đưa vào phục vụ. Khấu hao lũy kế thường là được kết hợp với tài sản xây dựng như nhà cửa, thiết bị…

Hoặc chúng ta có thể hiểu đơn giản khấu hao lũy kế là tổng khấu hao của năm ngày và nhiều năm trước nữa cộng lại, điều này nhằm mục đích thu hồi dần giá trị tài sản cố định đã được đầu tư.

Lượng khấu hao lũy kế thường được sử dụng để xác định giá trị sổ sách là một tài sản của nhà máy. Khấu hao lũy kế của một tài sản không vượt quá chi phí của tài sản.

Trong trường hợp tài sản vẫn sử dụng sau khi chi phí của nó đã được khấu hao hết thì chi phí của tài sản và khấu hao lũy kế sẽ nằm trong các tài khoản sổ cái và các điểm dừng của chi phí khấu hao.

Doanh thu thuần là gì? Tổng hợp tất cả kiến thức liên quan

Cách tính lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế có thể được hiểu là sự suy giảm về tài sản hay là giá trị ghi trên giấy tờ nhiều hơn giá trị thu hồi thực tế của tài sản đó. Khi đó ta cần phải ghi nhận một khoản lỗ lũy kế.

Ví dụ một doanh nghiệp mua một số máy móc thiết bị cho việc sản xuất giấy với thời gian khấu hao là 3 năm nhưng tới năm thứ 2 tài sản khấu hao đã hết giá trị sử dụng. Như vậy trong thời gian sử dụng tài sản của họ đã hao mòn nhanh hơn so với cách tính khấu hao dẫn đến tồn tại khoản lỗ lũy kế.

Ta có: Lỗ lũy kế bằng Giá trị trên sổ của CGU trừ đi giá trị thu hồi của CGU.

Với CGU là khối đơn vị sinh ra tiền.

Hạch toán các khoản lỗ lũy kế:

– Trong một mô hình giá gốc đã được áp dụng thì lỗ lũy kế được xác định như sau:

+ Nợ bằng chi phí của lỗ lũy kế được xác định bằng lãi hoặc bằng lỗ dựa trên số tài sản đó.

Nếu như mô hình này được thực thi thì khoản lỗ lũy kế được ghi nhận.

+ Nợ bằng thặng dư được đánh giá lại hoặc chính là nguồn vốn trên tài sản có.

Trong trường hợp này khi tiến hành tính toán lỗ lũy kế các bạn cần lưu ý đến chi phí khấu hao.

Chỉ số bên ngoài chính là sự suy giảm bên trong giá trị thị trường, hay những thay đổi bất lợi trong kỹ thuật, tăng lãi suất thị trường, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý hoặc do tỷ suất lợi nhuận, số lượng tài sản của doanh nghiệp đã vượt quá số vốn hoá thị trường.

Chỉ số nội bộ là sự lỗi thời hay thiệt hại về vật chất, hiệu suất tài sản tồi tệ hơn dự kiến, có những thay đổi bất lợi cho công ty trong việc tái cơ cấu hoạt động… Nếu đã có một trong các chỉ số trên thay đổi thì chúng ta phải xác định giá trị thu hồi của tài sản.

Như vậy với bài viết này chúng mình đã giới thiệu đến các bạn lũy kế là gì cũng như các khái niệm có liên quan. Nếu còn gì thắc mắc hay chưa rõ, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *