Thông qua mã lực người ta biết được công suất động cơ của một chiếc xe. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng biết mã lực và lì và cách quy đổi mã lực. Và có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như 20 mã lực là gì? 100 mã lực là gì? 178 mã lực là gì? 200 mã lực là gì? 1000cc bằng bao nhiêu mã lực? Để hiểu rõ hơn về mã lực, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
Mã lực là gì?
Mã lực là gì? Mã lực còn có tên gọi khác là ngựa hoặc là HP (horse power). Đây là đơn vị đo lường thường được dùng để chỉ công suất – tốc độ hoàn thành một công việc. Mã lực là công cần thiết để nâng một khối lượng nặng 75kg lên cao 1m trong khoảng thời gian là 1 giây, do vậy 1HP = 75 Kgm/s.
Thuật ngữ này được James Watt công bố lần đầu vào năm 1782. Ông dùng đơn vị này để chỉ công suất của một thiết bị có thể thực hiện công việc như thế nào bằng cách so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước với sức ngựa. Về sau, mã lực được sử dụng rộng rãi hơn, được sử dụng để đo sức mạnh đầu ra của các động cơ turbines, động cơ piston dùng cho xe hơi, motor điện hoặc là nhiều loại máy móc khác,…
Phân loại mã lực
Dựa trên nền tảng của James Watt, sau này đã có rất nhiều khái niệm mã lực được ra đời. Chúng gồm có: mã lực cơ học, điện, phanh, hệ mét, nồi hơi,… và mỗi loại sẽ có các ứng dụng khác nhau trong ngành công nghiệp.
- Mã lực cơ học
Mã lực này thường được sử dụng để đo sản lượng của motor và máy động cơ ở các nước Bắc Mỹ. Một HP cơ học tương đương với 745,69987158227022 W. Hiện nay quốc gia sử dụng mã lực cơ học phổ biến nhất đó là Mỹ. Nó được viết tắt là HP(I)
- Mã lực điện
Mã lực điện được sử dụng để đo sản lượng của các loại máy móc trong ngành điện và động cơ điện. Một mã lực điện sẽ tương đương với 746W. Nó còn có thể viết tắt là HP(E).
- Mã lực hệ mét
Mã lực hệ mét chính là mức công suất cần thiết để có thể nâng một vật có khối lượng 75kg với tốc độ một mét trên mỗi giây. Một mã lực này sẽ tương đương với 735,49875 watt. Nó còn được viết tắt là HP(M) hoặc đôi khi là PS, HK, CV, PK, KS hoặc CH.
- Mã lực nồi hơi
Đây là mã lực được dùng để đo công suất của lò hơi để tạo ra được hơi nước. Một mã lực nồi hơi sẽ tương đương với công suất cần thiết để làm bốc hơi 34,5 pound (rơi vào khoảng 15,7 kilogam) trong một giờ. Mã lực này còn được viết tắt là HP(S).
- Mã lực RAC
Mã lực RAC được đưa ra bởi Câu lạc bộ ô tô Hoàng gia Anh. Nó được sử dụng để biểu thị sức mạnh của những chiếc xe hơi ở Anh đầu thế kỷ XX.
- Mã lực thuế
Mã lực thuế được sử dụng cho mục đích thuế. Mã lực thuế với mã lực RAC là 2 loại mã lực đặc biệt.
- Mã lực thanh kéo
Mã lực này chính là sức mạnh của đầu máy có sẵn để có thể di chuyển một máy kéo công nghiệp hoặc là xe lửa, con số này sẽ được đo đạc thay vì tính toán.
Cách tính quy đổi mã lực
Để có thể chuyển đổi mã lực sang kW, W chúng ta dùng các hệ số tương đối như sau:
1 HP = 1 mã lực = 1 ngựa = 0.745699872 KW = 745.699872 W
1000W = 1 KW = 1.34102209 HP
Hiện nay, mã lực có nhiều loại khác nhau nên việc quy đổi chúng cũng không giống nhau.
Tham khảo: Đề pa là gì? Cách đề pa lên dốc b2 chuẩn nhất cho các loại xe
- Chuyển đổi mã lực cơ học sang watt
Công thức: Watt = HP(I) x 0,7456 x 1000
1 HP cơ học bằng 0,7456 kilowatt (kW), do vậy công thức quy đổi mã lực sang watt là nhân mã lực với 0,7456 và nhân thêm với 1.000 (1kW = 1.000W).
Vậy, 1 mã lực cơ học bằng bao nhiêu W?
=> 1HP = 1 x 0,7456 x 1.000 = 745,6W
- Chuyển đổi mã lực điện sang kilowatt
Công thức: Kilowatt = HP(E) x 0,746
Một mã lực điện bằng 0,746 kilowatt, vì vậy công thức để đổi mã lực sang kW là lấy công suất mã lực điện nhân với 0,746.
=> 1HP = 1 x 0,746 = 0,746kW = 746W (theo công thức mã lực điện).
- Chuyển đổi mã lực hệ mét sang kW, W
Công thức: Kilowatt = HP(M) x 0,735499
Một mã lực hệ mét bằng 0,735499 kilowatt, do đó để chuyển đổi ngựa sang kW chúng ta nhân mã lực với 0,735499.
=> 1HP = 1 x 0,735499 = 735.499W = 0,735499kW
- Chuyển đổi mã lực nồi hơi sang W
Công thức: Watt = HP(S) x 9,8095 x 1.000
Một mã lực nồi hơi bằng 9,8095 kilowatt, chính vì vậy để chuyển đổi mã lực nồi hơi sang watt ta chỉ cần nhân mã lực với 9,8095 sau đó nhân 1.000 (1kW = 1.000W).
=> 1HP = 1 x 9,8095 x 1.000 = 9.809,5W
- Đổi KVA sang HP
Công thức: KW = KVA x Cos (Ø).
Vì Cos (Ø) = 0,2 – 0.8 nên 1 KVA = 0,2 – 0,8 KW.
Vậy, 1KW = 0.8 KVA
Từ đó, 1KVA = 1.0723860589812333 HP.
Những câu hỏi thường gặp
– Horsepower mã lực là gì? Đây là tên tiếng Anh của mã lực.
– 1 mã lực là gì? Một mã lực = 745,69987158227022 W, có nghĩa là: công suất 1 bóng điện 100W = 0,13 mã lực.
– 300 mã lực là gì? 300 mã lực = 22,500 kgf⋅m/s.
– Đơn vị mã lực là gì? Mã lực không có mã lực do nó là đơn vị dùng để chỉ công suất.
– Xe 50cc bao nhiêu mã lực? Xe 50cc có công suất cực đại đạt 2.3 mã lực tại 7.500 vòng/phút.
– Mã lực xe máy là gì? Chính là công suất cực đại của một chiếc xe máy.
– Mã lực trên ô tô là gì? Là công suất cực đại có thể đạt được của 1 chiếc ô tô.
– 1 mã lực bằng bao nhiêu km/h là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên, mã lực là đơn vị đo công suất, còn km/h là đơn vị đo vận tốc nên ta không thể đổi ra được.
Lưu ý
Hiện nay việc đo lường mã lực ở xe ô tô ở mỗi nước có sự khác nhau. Ở Anh, người ta đo sức mạnh động cơ bằng brake horsepower, được viết tắt là bhp. Còn ở Mỹ họ tính công suất động cơ xe bằng mã lực HP.
Ngoài ra, khi bạn lắp một động cơ công suất 100 mã lực lên một chiếc xe thì khi đi qua nhiều hệ thống dẫn động, công suất thực khi ra tới bánh xe không còn là 100 nữa.
Trên đây là một số thông tin về HP, mong rằng qua những thông tin này bạn đọc đã có thể hiểu hơn HP là gì và cách quy đổi mã lực sang các đơn vị khác.