Mã nguồn mở là gì? Ưu nhược điểm của mã nguồn mở là gì? Nên sử dụng loại mã nguồn mở nào?

Mã nguồn mở là khái niệm được sử dụng phổ biến trong thiết kế website hay trong các ứng dụng, phần mềm. Mã nguồn mở được sử dụng như là một lựa chọn tối ưu cho giới thiết kế website. Vậy mã nguồn mở là gì? Có ưu nhược điểm gì? Những mã nguồn mở nào tốt nhất hiện nay? 

Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở (tiếng Anh là Open Source) là các phần mềm mà code của chúng được công khai để mọi người đều có thể tải xuống sử dụng, chỉnh sửa và tùy biến. Sau đó, chính người dùng có thể đóng góp thêm vào nội dung của mã nguồn mở đó, nhằm cung cấp những lợi ích và tính năng vượt trội hơn cho cộng đồng.

Tìm hiểu về mã nguồn mở 
Tìm hiểu về mã nguồn mở

Mã nguồn mở được ứng dụng trong thiết kế website để tạo giao diện chuẩn SEO và hỗ trợ các tính năng theo nhu cầu của người dùng. Các mã nguồn mở phổ biến, tốt nhất hiện nay là WordPress, Magento, Joomla, Opencart, Drupal…

Ưu điểm của mã nguồn mở Open Source

Phần mềm mã nguồn mở sở hữu nhiều thế mạnh ưu việt, là lựa chọn hàng đầu trong thiết kế website và các phần mềm ứng dụng. Lợi ích của mã nguồn mở đối với lập trình là:

  • Khả năng quản trị và điều khiển ấn tượng

Người lập trình có thể tự do tùy biến, sáng tạo. Đặc biệt, mã nguồn mở còn công khai các tính năng, thuật toán và cấu trúc nên bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy các dòng code bên trong.

  • Tăng khả năng sáng tạo cho coder

Mã nguồn mở được đánh giá cao về tính sáng tạo. Với thiết kế mở, mã nguồn mở cho phép người dùng nghiên cứu và tạo ra các phần mềm tốt và mới lạ hơn phiên bản gốc. Đây được xem là thử thách đối với sự sáng tạo của các lập trình viên.

  • Cập nhật và sửa lỗi nhanh chóng

So với các phần mềm độc quyền, mã nguồn mở cho phép cập nhật và nâng cấp thường xuyên hơn. Người dùng được quyền tự do chỉnh sửa, tối ưu mà không phải xin phép tác giả. Bởi vậy, những lỗ hổng, lỗi sai ngay lập tức có bản vá từ cộng đồng coder đang sử dụng mã nguồn mở

  • Tính ổn định cao, dễ dàng điều chỉnh

Mã nguồn mở đang hỗ trợ hiệu quả cho nhiều dự án quan trọng và mang tính chất dài hạn. Website sử dụng mã nguồn mở hoạt động cực kỳ ổn định, dễ dàng điều chỉnh tính năng. Trong khi đó, việc chỉnh sửa các mã nguồn có bản quyền lại đòi hỏi một quy trình phức tạp hơn rất nhiều.

Nhược điểm của mã nguồn mở là gì?

Bên cạnh các thế mạnh nêu trên, mã nguồn mở vẫn còn tồn tại những vấn đề sau đây:

  • Khó đáp ứng được đúng nhu cầu

Một mã nguồn mở có thể tạo ra nhiều website nhờ tích hợp nhiều phần chức năng khác nhau. Trong khi đó, website code tay thường được viết riêng cho mục đích cụ thể nên không có tình trạng dư thừa code như trang web sử dụng mã nguồn mở. Tuy nhiên, nó có thể thiếu đi những phần chức năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu.

Website sử dụng mã nguồn mở có nguy cơ bị hacker tấn công
Website sử dụng mã nguồn mở có nguy cơ bị hacker tấn công
  • Độ bảo mật thấp, nguy cơ bị hacker tấn công

Mã nguồn mở được chia sẻ rộng rãi trên internet nên bất kỳ ai cũng dễ dàng tiếp cận với nó. Điều này tạo ra lỗ hổng cho hacker khai thác các thuật toán, câu lệnh trong phần mềm, ứng dụng có nguy cơ bị lộ thông tin ra bên ngoài, gây tổn thất cho người dùng.

  • Tốc độ chậm

Thiết kế website bằng mã nguồn mở khiến website trở nên nặng nề, dư thừa code khiến cho tốc độ tải trang chậm.

  • Dịch vụ hỗ trợ bị giới hạn

Các công ty không thể nào nắm rõ được chi tiết về website vì mã nguồn mở được viết sẵn bởi các nhà phát triển nước ngoài. Do đó, các nhà cung cấp sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình khắc phục lỗi hay nâng cấp thêm chức năng.

  • Thiếu tính độc quyền

Vì là nguồn tài nguyên sử dụng chung nên tình trạng người dùng cùng sở hữu một dạng thiết kế là không thể tránh khỏi.

Một số mã nguồn mở tốt nhất hiện nay

WordPress

WordPress là một trong những CMS tốt nhất trên thị trường hiện nay, thời gian thiết kế web nhanh và giao diện quản trị dễ dùng phù hợp với khách hàng. Bên cạnh đó, nền tảng này còn có hệ thống hỗ trợ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt cho SEO. Hơn nữa, các Plugin và Widget đa dạng cho người lập trình sử dụng mà không cần phải sử dụng code nhiều.

WordPress là một trong những CMS tốt nhất trên thị trường hiện nay
WordPress là một trong những CMS tốt nhất trên thị trường hiện nay

Xem thêm:

Có đa dạng các Plan Hosting WordPress đáp ứng yêu cầu của khách hàng như

  • WordPress Hosting phổ thông
  • WordPress Hosting chất lượng cao
  • WordPress VIP

Drupal

Drupal ra mắt vào năm 2001 – là một trong những cái tên lâu đời nhất, sớm hơn cả WordPress và Joomla.

Drupal là một trong số những mã nguồn mở lớn đến nay vẫn còn được hỗ trợ. Các nhà phát triển đã chấp nhận đặc tính nguồn mở của Drupal, tách CMS thành 2 phần chính:

  • core: được xây dựng bởi các coder
  • module: được phát triển bởi cộng đồng người dùng. Hiện tại, có khoảng 9000 module có thể download.

Drupal được xây dựng từ PHP cùng nhiều loại database: MySQL, SQLite, PostgreSQL, Microsoft SQL Server, MongoDB hoặc MariaDB.

Joomla

Joomla là mã nguồn mở ra mắt đầu tiên trên internet vào năm 2005 và được sử dụng nhiều nhất trên các website thương mại điện tử. Các designer dễ dàng tùy chỉnh website bán hàng bằng cách thêm các module cho nó. Joomla được viết bằng PHP và sử dụng trong môi trường php & mysql.

Magento

Magento là một mã nguồn mở cho phép người dùng thiết kế web bán hàng rất tốt, ra mắt vào ngày 31 tháng 3 năm 2008. Magento được phát triển bởi Varien, cùng sự giúp đỡ từ các lập trình viên trong cộng đồng mã nguồn mở. Magento được xây dựng dựa trên nền tảng Zend Framework.

Mã nguồn Magento đã được áp dụng rộng rãi bởi các nhà bán lẻ trực tuyến với trên 150.000 trang web.

Magento hiện phát hành 3 phiên bản khác nhau dùng cho nhiều đối tượng khách hàng bao gồm:

  • Magento Community Edition: Phiên bản hoàn toàn miễn phí
  • Magento Go: Phiên bản trả phí hàng tháng, chủ yếu bao gồm dịch vụ Hosting cho website của người sử dụng
  • Magento Enterprise: Phiên bản Magento chuyên nghiệp tích hợp những tính năng mạnh mẽ nhất cho các website “khủng” của các Shop bán hàng lớn.

OpenCart

Mã nguồn mở Opencart là một mã nguồn bán hàng rất quen thuộc với phong cách thương mại điện tử ở Việt Nam.

OpenCart sử dụng ngôn ngữ PHP, cung cấp các giải pháp thương mại điện tử mạnh mẽ nhờ khả năng tạo kinh doanh trực tuyến. Ngoài tính năng free thì opencart được biết đến với các tinh năng vốn có của một mã nguồn mở, có thể sửa đổi, dễ hiệu chỉnh, dễ cải tiến theo hướng phát triển của bản thân người sử dụng.

Opencart đầu tư công phu cho việc sử dụng, quản lý các gian hàng và khách hàng. Nó chứa các module cho phép người dùng sử dụng các mục đích khác nhau, như giới thiệu sản phẩm, trưng bày và liệt kê sản phẩm theo các tính năng.

Ngoài các mã nguồn phổ biến trên, còn rất nhiều các loại mã nguồn mở khác… Tuy nhiên vì nhiều lý do như: chất lượng, độ bảo mật, mức độ sử dụng và hỗ trợ… nên dần dần bị mai một.

Mã nguồn mở – Open Source ngày nay được sử dụng dụng rất phổ biến và tạo được sức ảnh hưởng lớn. Việc tìm hiểu để có những thông tin chính xác về mã nguồn mở giúp ích rất nhiều trong công việc của các nhà thiết kế web. Hãy tận dụng những nguồn tài nguyên tối đã mà mã nguồn mở đem đến cho người dùng cộng với sự sáng tạo của bản thân để tạo ra thật nhiều sản phẩm chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *