Mpa là gì? Bảng quy đổi đơn vị áp suất Mpa

Mpa là thiết bị được dùng đo cảm biến áp suất, đồng hồ đo áp suất và trong các thiết bị đo áp suất khác. Tuy nhiên người người vẫn chưa biết Mpa là gì, mpa nghĩa là gì, quy đổi Mpa sang các đơn vị khác như thế nào? Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

Mpa là gì? tên viết tắt của mpa

Mpa đọc là gì trong tiếng Anh? Trong tiếng Anh nó có nghĩa là Megapascal, là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI) và được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hiện nay. Đơn vị này được bắt nguồn từ nước Nhật Bản tới Hàn Quốc rồi Trung Quốc sau đó lan ra các nước khác trong khu vực châu Á. Còn Mỹ thì dùng đơn vị Psi, Kpsi, các nước châu Âu thì dùng đơn vị Bar, kg/cm2. 

Đơn vị đo áp suất Mpa là gì?
Đơn vị đo áp suất Mpa là gì?

1.000.000 Pa = 1 Mpa

Như vậy Mpa là một đơn vị của Pascal nhưng nó có giá trị lớn hơn rất nhiều và được dùng trong các thiết bị đo áp suất.

Mpa là đơn vị gì? Mối quan hệ với các đơn vị đo áp suất khác

Đơn vị Mpa phổ biến, được sử dụng trong hầu hết các thiết bị đo của áp suất lò hơi, máy nén khí, áp suất thủy lực hoặc là các đồng hồ áp suất, cảm biến áp. Giống như các đơn vị đo lường khác, mỗi đơn vị trong cùng một ứng dụng sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mpa cũng vậy, nó có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị đo áp suất khác. Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ của chúng thì người ta đổi Mpa sang các đơn vị khác. Chính vì vậy những câu hỏi như: 1 Mpa = pa, 1 Mpa = kg, 1 Mpa = n/mm2, 1 Mpa = kn/m2, 1 Mpa = kn/cm2, 1 Mpa = kn/mm2, 1 Mpa = n/m2, 30 Mpa là gì, 20 Mpa là gì, 25 Mpa là gì, 80 Mpa là gì, Mpa.s là gì,… được rất nhiều người thắc mắc. Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong bảng quy đổi áp suất theo như tiêu chuẩn quốc tế.

Quy đổi đơn vị áp suất Mpa với các đơn vị khác

Chuyển đổi Mpa thông qua bảng

Đây là cách chuyển đổi Mpa thông dụng và nhanh chóng hiện nay. Tất cả các đơn vị đo áp suất tiêu chuẩn hiện nay như: Pa, Kpa, Bar, Mpa, mbar, psi, in H20, mmH20, mmHg, kg/m2, in.Hg đều có thể quy đổi một cách nhanh chóng thông qua bảng quy đổi các đơn vị áp suất. 

Bảng quy đổi đơn vị đo áp suất 
Bảng quy đổi đơn vị đo áp suất

Ví dụ, để đổi đơn vị áp suất 1 Mpa sang kg/cm2 ta thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn tìm đơn vị Mpa cần tính trên cột đầu tiên bên trái. 

Bước 2: Sau đó tìm đơn vị kg/cm3 ở dòng đầu tiên trên cùng.

Bước 3: Bạn tìm ô giao nhau giữa hai đơn vị Mpa và Kg/cm2, ô đó là kết quả mà bạn cần tìm. 

Như vậy 1 Mpa = 10.2 Kg/cm2.

Như vậy thông qua bảng ta có thể đổi Mpa sang các đơn vị khác một cách dễ dàng và nhanh chóng. 

Chuyển đổi Mpa thông qua google

Ngoài dùng bảng, bạn có thể đổi Mpa thông qua google. Để có thể chuyển đổi bằng cách này bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại và máy tính có kết nối internet. Tiếp theo, thực hiện như sau:  

Bước 1: Bạn vào trình duyệt CHROME rồi vào thanh tìm kiếm của google.

Bước 2: Bạn gõ từ khóa cần tìm kiếm theo cú pháp “mức áp suất” + “Mpa” + “to ” + “đơn vị cần chuyển đổi”. 

Bước 3: Kết quả sẽ hiện lên màn hình ở ngay trang đầu. 

Ví dụ: 

Bạn muốn chuyển 4Mpa sang PSI thì chỉ cần gõ 4 MPa to PSI, và kết quả sẽ hiện ra ngay lập tức.  

Chuyển đổi Mpa thông qua app

Ngoài hai cách trên thì bạn có thể chuyển đổi Mpa thông qua các app chuyển đổi cài trên điện thoại. Hiện nay nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà phát triển đã cho ra đời các phần mềm chuyển đổi có thể sử dụng một cách tiện lợi mà không cần đến internet. Bạn có thể chuyển đổi qua lại tất cả các đại lượng tùy thích không chỉ là áp suất.

Ứng dụng của đơn vị áp suất Mpa

Ứng dụng của đơn vị áp suất Mpa
Mpa được sử dụng để đo lường chất ở dạng khí và dạng lỏng

Mpa là đơn vị đo áp suất chính vì vậy tác dụng chính của nó là đo lường những thể chất ở dạng khí và dạng lỏng. Ví dụ nó đo lường trong các lĩnh vực, các công việc về chất lỏng trong các nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp hoặc đơn giản là trong cuộc sống cá nhân.  

Ngày nay, đơn vị này còn được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp, xây dựng dân dụng, nhà máy nén khí hoặc trong các nhà máy xử lý nước vì áp lực được sử dụng rất phổ biến và được dùng để đo áp suất chất lỏng, chất khí,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy Mpa ở trên các máy đo áp suất, cảm biến áp suất, đồng hồ đo áp suất có mặt hiển thị và tài liệu kỹ thuật liên quan đến áp suất. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Mpa, hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi bên trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn Mpa là gì? Cường độ Mpa là gì? Và từ đóc có thêm những kiến thức bổ ích về đơn vị đo áp suất này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *