Nhân nghĩa là gì? Tư tưởng nhân nghĩa Nho giáo Việt Nam

Tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa của người Việt Nam đã được lưu truyền từ nhiều năm nay. Hãy cùng tìm hiểu nhân nghĩa là gì và tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo là như thế nào trong bài viết dưới đây.

Nhân nghĩa là gì? 

Nhân nghĩa được tạo cấu thành bởi hai yếu tố “nhân” và “nghĩa”. Nhân trong nhân nghĩa là lòng trắc ẩn, biết suy nghĩ đến cảm giác của người khác khi hành động. Còn “Nghĩa” tức là làm điều chính nghĩa, là đúng. Không nói dối, không lừa lọc, chỉ làm đúng những gì mình nói.

Nhân nghĩa
Nhân nghĩa

Như vậy nhân nghĩa có thể hiểu là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng, có lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải. Ngoài ra nhân nghĩa còn là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lý của người Việt Nam.

Tư tưởng nhân nghĩa luôn gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước, được coi là sức mạnh tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay đã có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực. Chính vì vậy việc chúng ta sống tử tế, biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội từ đó cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. 

Ví dụ về lòng nhân nghĩa

Truyền thống nhân nghĩa có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau như:

Ví dụ về lòng nhân nghĩa
Ví dụ về lòng nhân nghĩa

Con người sống có lòng nhân nghĩa được thể hiện ở chỗ họ biết quý trọng đạo nghĩa và giữ gìn chữ tín. Người nhân nghĩa sống nhân ái, biết yêu thương, tương trợ, giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, lúc khó khăn không tính toán, biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày với mong muốn mọi người được cùng hạnh phúc ấm no.

Người có tư tưởng nhân nghĩa luôn sống vị tha cao thượng, không cố chấp với người khác, có lỗi lầm sẽ biết hối cải, đối xử khoan hồng với kẻ có tội. Người sống nhân nghĩa luôn được người khác kính trọng, tin tưởng, yêu mến.

Tình nhân ái, sự thương yêu được thể hiện ở việc giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, lúc khó khăn không hề đắn đo tính toán, biết nhường nhịn đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước.

Nhân duyên là gì? 12 nhân duyên trong Đạo Phật là gì?

Giữ chữ tín là gì? Biểu hiện của người không giữ chữ tín?

Tìm hiểu về tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo

Dưới đây là thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo.

Nhân nghĩa trong Nho giáo
Nhân nghĩa trong Nho giáo

Tư tưởng Khổng Tử về nhân nghĩa

Tư tưởng Nhân nghĩa xuất hiện từ khá sớm và trở nên phổ biến trong Nho giáo. Những quan điểm khác nhau về tư tưởng này phản ánh tinh thần của con người và đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay. 

Theo quan niệm của Khổng Tử, “nhân” là yêu thương người và để yêu người thì phải hiểu người. Còn “nghĩa” là cách cư xử dựa trên việc mình đã hiểu người. Nhân nghĩa thể hiện và phản ánh phẩm chất, tư tưởng của một người quân tử, nhằm hướng đến mối quan hệ đề cao những sự công bằng trong xã hội.

Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Mạnh Tử 

Nói đến tư tưởng nhân nghĩa thì không thể không nhắc đến tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh Tử, chính là người kế tục Khổng Tử. “Nhân, nghĩa” giữ vị trí cốt lõi và là cái gốc của tứ đức: nhân, nghĩa, lễ, trí. 

Theo Mạnh Tử, có được hai phẩm chất đạo đức cơ bản nhân nghĩa thì con người ta có thể thông đạt thiên hạ. Nhân nghĩa là yêu cầu đạo đức mà ai cũng có, là bản chất con người và là nguyên tắc đạo đức phổ biến ở mọi nơi. 

Tư tưởng này của Mạnh Tử có thể xem là bước mở rộng đối với tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử. Bên cạnh đó, Mạnh Tử còn xem nhân nghĩa là một quy phạm đạo đức điều tiết các mối quan hệ trong gia đình, làm cơ sở để thực hiện tư tưởng chính trị xã hội.

Tư tưởng về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo. Tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh Tử đã được Nguyễn Trãi tiếp thu một cách sáng tạo, không quá máy móc. Ông phát triển tư tưởng, vận dụng nó để đánh đuổi giặc Minh, thông qua tư tưởng nhân nghĩa để thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc.

Đối với Nguyễn Trãi, nhân dân là niềm tin yêu, là sức mạnh, đây cũng là kết quả của tư tưởng “Dân vi quý” của Mạnh Tử thấm sâu vào Nguyễn Trãi. Do đó, nhân dân, nhân nghĩa chính là định hướng cho toàn bộ tư tưởng của ông. 

Nguyễn Trãi cũng coi nhân nghĩa là một tư tưởng, là phương pháp luận hết sức quan trọng; và thường được thể hiện trong nhiều tác phẩm như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập,… 

Nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện theo tư tưởng nhân nghĩa truyền thống. Nhân nghĩa được cho là cái gốc của người lãnh đạo. Nó là cái gốc ứng xử của bậc quân vương đối với người dân.

Tuy nhiên, việc lấy nhân nghĩa làm đường lối đánh giặc mà Nguyễn Trãi đề ra lại là điểm khác biệt lớn nhất so với tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo truyền thống. Thêm nữa là tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi được gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân và an dân, biết trọng dân, ơn dân, nhìn thấy được vai trò, sức mạnh của nhân dân.

Trên đây là nội dung giới thiệu nhân nghĩa là gì và đôi nét về tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo của Việt Nam mà Palada.vn muốn gửi tới các bạn. Hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp một số thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi và cập nhật những bài viết mới nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *