Nhũ tương là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Để tìm hiểu rõ hơn về nhũ tương là gì, phân loại, tính chất và tác dụng của nhũ tương thì bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết, hãy chú ý theo dõi nhé.
Tóm tắt
Nhũ tương là gì?
Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai hay nhiều chất lỏng không hòa tan được với nhau.
Trong một nhũ tương sẽ có một chất lỏng thuộc pha phân tán được phân tán trong một chất lỏng khác là pha liên tục. Chất này thường sẽ tồn tại dưới dạng giọt nhỏ. Ngoài ra, nhũ tương còn được xem như một phân loại của hệ keo, chúng có thể dùng thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Ví dụ về nhũ tương thường gặp: Sữa, dầu giấm, mayonnaise,…
Tính chất của nhũ tương
Về mặt động lực học, nhũ tương là một hệ thống không bền
Hai pha hình thành nhũ tương có chỉ số khúc xạ như nhau nhưng năng lượng phân tán quang học là khác nhau nên kết quả sẽ hình thành nhũ trong suốt.
Những nhũ tốt có kích thước phân tán trong khoảng 1µm, độ đục độc lập với nồng độ pha phân tán (lớn hơn 5%).
Nhũ tương ít có tính dẫn điện.
Nhũ tương hóa là gì?
Nhũ tương hóa là một chất có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ, nhờ đó mà nhũ tương duy trì được sự ổn định về cấu trúc. Nhũ tương hóa có hai phần: Phần háo béo, phần háo nước. Chúng được dùng để tạo sự ổn định của hệ keo phân tán trong pha liên tục.
Ví dụ về nhũ tương hóa thường gặp: các este của axit béo, rượu,…
Huyền phù là gì? Đặc điểm, thành phần của huyền phù
Sinh sản hữu tính là gì? Quá trình sinh sản hữu tính và ví dụ
Quá trình hình thành nhũ tương
Nhũ tương hình thành nhờ sự tăng bề mặt liên pha kèm theo sự tăng năng lượng tự do, vì thế khi sức căng bề mặt liên pha càng nhỏ dẫn tới hệ nhũ thu được càng dễ dàng, và ngược lại.
Quá trình hình thành nhũ tương được kèm theo sự hấp thụ năng lượng cơ học. Sức căng bề mặt phân cách pha chính là yếu tố quyết định đến sự hình thành, độ bền của nhũ tương cùng kích thước các tiểu phân tán.
Để tạo thêm đồ bền của nhũ tương, ta có thể thêm một số hoạt tính bề mặt, sự phân tán càng cao thì diện tích bề mặt phân cách sẽ càng lớn.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhũ tương đó là: Nhiệt độ, độ pH, lực ion, kiểu thiết bị, cường độ năng lượng cung cấp, sự có mặt của oxy và các hoạt chất bề mặt, hàm lượng protein, khả năng trương hóa của protein tỷ lệ thuận với nhau,…
Phân loại nhũ tương
Phân loại theo pha phân tán nhũ tương dầu/nước
Dựa vào pha phân tán nhũ tương thì chúng sẽ được chia làm 3 loại:
Nhũ phức: Dầu có thể phân tán trong nước thuộc nhũ W/O để tạo ra phức O/W/O (dầu/nước/dầu). Tương tự ta cũng có hệ phức W/O/W (nước/dầu/nước).
Nhũ trong hay còn gọi là vi nhũ: Những loại này do ánh sáng bị tán xạ khi gặp các hạt nhũ đục đã được phân tán, nếu đường kính các giọt dầu giảm xuống còn khoảng 0.5 µm thì nhũ sẽ trong suốt do tác dụng của ánh sáng bị tán xạ giảm.
Nhũ keo: Là loại nhũ nằm trung gian giữa hai trạng thái nhũ hòa tan hoàn toàn và nhũ đục.
Phân loại dựa theo nồng độ thể tích
Dựa vào nồng độ thể tích thì nhũ tương được phân loại như sau:
Nhũ tương loãng: Độ phân tán bé, chế tạo bằng việc pha loãng nhũ tương đậm đặc.
Nhũ tương đậm đặc: Độ phân tán lỏng chứa một lượng phân tán lớn có thể lên đến 74% thể tích.
Nhũ tương cực kỳ đậm đặc: Độ phân tán lỏng chứa một lượng phân tán lớn hơn 74% thể tích.
Tác dụng của nhũ tương là gì?
Nhũ tương có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống.
Tác dụng của hệ nhũ tương trong thực phẩm
Nhũ tương là một hệ phân tán cao của 2 hay nhiều chất lỏng không trộn lẫn vào nhau, một trong hai sẽ có mặt dưới dạng những giọt của pha bị phân tán, pha còn lại dưới dạng pha liên tục.
Trong hầu hết thực phẩm, các giọt nhũ tương nhỏ có đường kính 0.1 – 100µm.
Ví dụ về nhũ tương trong thực phẩm: sữa, mayonnaise, bơ…
Các nhũ tương có thể được phân loại dựa theo sự phân bố của pha dầu và nước. Có nhiều loại nhũ tương trong thực phẩm, sau đây là ba loại thường gặp:
Hệ nhũ tương dầu/nước: các giọt dầu phân tán trong pha nước. Ví dụ: mayonnaise, sữa, kem, súp…
Hệ nhũ tương dầu/nước: các giọt nước được phân tán trong pha dầu. Ví dụ như bơ, các chất phết lên bánh…
Hệ nhũ tương nước trong dầu trong nước: gồm những giọt nước phân tán trong những pha dầu lớn và chính những giọt này phân tán trong pha liên tục là nước. Ngoài ra còn có hệ nhũ tương dầu trong nước và trong dầu khá phức tạp.
Tác dụng của nhũ tương trong mỹ phẩm, thuốc
Trong mỹ phẩm, nhũ tương cũng đóng vai trò quan trọng với kết cấu lỏng hơn so với kem dưỡng da, đặc hơn so với essence. Những loại mỹ phẩm này sẽ có khả năng dưỡng ẩm và cấp nước cho làn da tốt hơn, phù hợp với loại da nhạy cảm, dễ gây kích ứng. Ví dụ: nhũ tương anubis.
Trong y học, nhũ tương dầu parafin là một hỗn hợp hydrocarbon, có tác dụng làm trơn và làm mềm chất thải nên có tác dụng nhuận tràng và tẩy xổ, đang được sử dụng phổ biến trên thị trường.
Tác dụng của nhũ tương làm nhựa đường
Nhựa đường là sản phẩm được tạo thành từ quá trình hòa trộn theo tỷ lệ thích hợp. Những loại nhũ này có dạng lỏng, màu nâu sẫm, tương đối đồng đều.
Tại Việt Nam, nhũ tương nhựa đường thuận tính axit được sử dụng phổ biến. Ở dạng lỏng chúng sẽ được dùng để tưới lên mặt đường hoặc sử dụng làm các lớp dính bám giữa hai lớp bê tông.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về nhũ tương là gì, phân loại, tính chất và tác dụng của nhũ tương đã phần nào cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy tham khảo thêm những nội dung hữu ích khác trên Palada.vn và đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hay và hữu ích nhé.