Vấn đề biển đảo đang là một vấn đề nóng, được quan tâm trong nhiều năm gần đây, do việc tranh chấp biển đảo thường xuyên diễn ra giữa các quốc gia. Vì thế nội thủy, vùng nội thủy có lẽ là những cụm từ không còn xa lạ với chúng ta. Bài viết dưới đây, palada.vn cũng đem đến cho bạn những kiến thức về nội thủy là gì. Mời các bạn cùng theo dõi!
Nội thủy là gì?
Nội thủy chính là vùng biển nằm bên trong đường cơ sở thông thường và bên trong đường cơ sở thẳng (vùng nước ở bên trong đường cơ sở quần đảo gọi là vùng nước quần đảo).
Nội thủy chính là vùng biển gần sát với bờ biển, bao gồm vùng nước hay hồ nước ở bên trong lãnh thổ đất liền. Chẳng hạn như các hồ Dầu Tiếng của Việt Nam, vùng Biển Hồ của Campuchia hay Biển Caspia.
Theo như Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển thì một số nước ven biển có tất cả 5 vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng thềm lục địa.
Trong đó nội thủy là vùng biển nằm trong đường cơ sở tính theo chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy sẽ có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ của đất liền.
Trong pháp luật Việt Nam đã quy định tại Luật Biển Việt Nam, được thông qua ngày 21-6-2012 quy định rằng: “Nội thủy chính là vùng nước được tiếp giáp với bờ biển, ở phía bên trong đường cơ sở và thuộc lãnh thổ Việt Nam”.
Theo đó nội thủy của Việt Nam sẽ bao gồm: biển nội địa, vũng vịnh, cảng biển, các cửa sông, các vùng nước ở khoảng cách bờ biển và đường cơ sở. Trong đó cả vùng nước lịch sử cũng thuộc vào chế độ nội thủy.
Có thể khẳng định rằng Việt Nam có chủ quyền tuyệt đối, an toàn đối với Nội thủy của mình, không khác gì bầu trời phía bên trên lãnh thổ đất liền. Vùng nước nội thủy cũng là vùng nước nằm ở bên trong vùng lãnh thổ được sử dụng tính chiều rộng lãnh hải.
Cách xác định vùng nội thủy
Vùng nội thủy đã được phân định và có thể xác định căn cứ trên đường cơ sở duyên hải. Khi người ta tính toán nội thủy cũng cần cân nhắc đến những vinh nhỏ, cửa sông mà toàn phần thuộc về quốc gia ven biển. Cụ thể được quy định như sau:
– Nếu như một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở được coi là đường thẳng đi ngang qua cửa sông, nối giữa các điểm ở mực nước thấp nhất trên hai bờ sông.
– Nếu như vịnh nhỏ thuộc hoàn toàn về một quốc gia thì cần phải xác định xem đó là một vịnh đúng theo định nghĩa hay chỉ được coi là đoạn thụt vào tự nhiên của bờ biển.
Một vịnh đùng nghĩa nếu như diện tích của phần lõm vào bị chia cắt bởi đường cơ sở, lớn bằng hoặc lớn hơn diện tích hình bán nguyệt, được tạo ra có đường kính bằng chính chiều dài phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào đó.
Nếu như đoạn lõm vào này có chứa một số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng có đường kính bằng tổng tất cả chiều dài các phân đoạn của các đường cơ sở.
Ngoài ra thì chiều dài của đường kính này không được vượt quá 24 hải lý. Vùng nước ở trong đường cơ sở tưởng tượng đó cũng được coi là đường thủy. Quy tắc này hoàn toàn không áp dụng đối với vũng, vịnh thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính chất “lịch sử’ hoặc ở trong bất kỳ một trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng là hợp lý.
Quy định chung về nội thủy
Theo như quy định luật biển quốc tế với pháp luật của quốc gia thì nội thủy thuộc vào chủ quyền của quốc gia ven biển. Chủ quyền này sẽ được thực hiện cả phần nước nội thủy, dưới đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy.
Có thể thấy được rằng về mặt pháp lý vùng nước nội thủy được hợp nhất với lãnh thổ đất liền vì thế cũng có chế độ pháp lý với đất liền. Tức là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của quốc gia vùng ven biển.
Nếu tài thuyền nước ngoài muốn ra vào nội thủy thì vẫn phải xin phép quốc gia ven biển và cần tuân theo luật lệ của quốc gia đó. Nước ở ven biển có quyền không cho tàu thuyền ra vào nội thủy của mình.
Trên đây, palada.vn đã cung cấp cho các bạn những kiến thức về nội thủy, vùng nội thủy. Mong rằng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu hơn về nội thủy, nắm được những quy định về nội thủy.