Reboot là khởi động lại hệ thống để cải thiện tình trạng hoạt động giúp nó tối ưu hơn. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu reboot là gì, khi cần reboot lại hệ thống và nó khác gì với reset. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt
Reboot là gì?
Reboot có nghĩa là khởi động lại hệ thống để có thể cải thiện tình trạng hoạt động của máy. Cụ thể đó là khi máy hoạt động một vài chương trình trong máy đang chạy thì xuất hiện một vài lỗi, làm ảnh hưởng đến hệ thống điều khiển của máy.
Nếu như các lỗi ấy xuất hiện ngày một nhiều thì các ứng dụng được cài trong hệ thống cũng sẽ bị ngừng hoạt động, làm hệ thống xử lý chậm. Việc cần làm lúc này là bạn phải reboot lại máy, để tái hoạt động các chương trình nhằm cải thiện tình trạng và giúp máy hoạt động được tốt hơn.
Phân biệt reset và reboot
Reboot là khởi động lại hệ thống trên máy để cải thiện lại tình trạng hoạt động của máy. Còn reset là khởi động lại hệ thống để khôi phục lại tình trạng gốc của máy như lúc ban đầu.
Tuy nhiên nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm – reboot và reset.
Dùng reboot khi nào?
Từ khái niệm reboot, bạn có thể thấy rằng cần phải reboot máy khi xảy ra các trường hợp sau:
– Window hoạt động chậm
Nguyên nhân làm cho window của máy chạy chậm là do có một chương trình nào đó trong máy của bạn đang hoạt động quá nhiều và chiếm đến 99% CPU.
– Thiết bị bị treo máy
Dù là máy tính hoặc là điện thoại thông minh thì đôi lúc cũng sẽ bị rơi vào tình trạng bị treo, đơ máy. Lúc này, để có thể sử dụng tiếp thì chúng ta cần phải khởi động lại máy (reboot).
– Xuất hiện màn hình xanh
Đang dùng thì máy tính xuất hiện màn hình xanh có lẽ là hiện tượng không quá xa lạ với nhiều người. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là do thiết bị có thể đã bị lỗi phần cứng hoặc driver phần cứng. Hoặc nói một cách khác thì tình trạng này báo hiệu máy tính của bạn đang bị một lỗi rất nghiêm trọng và không thể chạy được nữa bạn cần reboot lại.
Hướng dẫn cách reboot trên máy tính, laptop
Reboot sẽ không làm thay đổi hệ thống, mà nó chỉ khởi động nóng lại máy tính nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn và nó có hiệu lực trong môi trường MS-DOS.
MS-DOS chính là hệ điều hành đơn nhiệm, nó chỉ cho phép chạy 1 ứng dụng duy nhất tại 1 thời điểm. Hiện nay hệ điều hành này không còn phổ biến, nó chỉ còn tồn tại trong các phiên bản Windows (2000, XP) và hiện nay nó chỉ cho phép người dùng kích hoạt chế độ dòng lệnh dưới một ứng dụng. Do vậy các máy tính hiện nay bạn sẽ rất khó để tìm thấy được nút reboot.
Nhưng ở một số máy tính đang ở trạng thái POST hoặc máy tính có hệ điều hành MS-DOS thì bạn có thể thực hiện thao tác reboot theo cú pháp sau:
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete
Qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc reboot trên các thiết bị hiện nay rất ít gặp, chúng ta chỉ thấy nút restart tạm thời thay thế cho chức năng reboot.
Nhưng bạn cần hiểu rõ chức năng của nút restart, đó là nút này chỉ dùng để tắt máy và khởi động lại máy. Nó sẽ đóng tất cả các chương trình đang chạy và lưu lại những thay đổi trong việc tinh chỉnh/cài đặt trước khi bạn reset lại máy.
Công dụng của việc reboot là gì?
Khắc phục phần cứng an toàn
Khi reboot nhân viên kỹ thuật có thể điều chỉnh và sửa chữa lại các lỗi trong phần cứng một cách an toàn nhất. Bạn sẽ xử lý hoàn toàn được những vấn đề về việc gián đoạn khi sử dụng phần cứng và phần mềm. Ngoài ra, bạn có thể khắc phục được cả tình trạng máy bị nhiễm virus hoặc bị rò rỉ thông tin mà không thể nào ngắt kết nối ngay được.
Giúp máy hoạt động tốt hơn
Sau khi sử dụng máy tính trong nhiều giờ, bạn sẽ thấy rằng việc load hoặc việc xử lý dữ liệu sẽ bị chậm đi rất nhiều. Hoặc khi bạn xử lý các dữ liệu có dung lượng lớn máy của bạn cũng bị ngắt quãng hoặc bị lag thì lúc này reboot máy sẽ khắc phục được ngay tình trạng này.
Trên đây là những thông tin về reboot, mong rằng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn reboot là gì. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!