Sao Thiên Lang còn có tên gọi là gì? Bí ẩn về chòm sao này

Nếu là một người yêu thích, hay tìm hiểu về thiên văn học chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy chòm sao Thiên Lang, ngôi sao được cho là sáng nhất trên bầu trời. Bài viết hôm nay, camnangdienmay.net sẽ cũng các bạn đi tìm hiểu về sao Thiên Lang và những bí ẩn về chòm sao này. Mời các bạn theo dõi bài viết!

Sao Thiên Lang là gì?

Sao Thiên Lang hay còn được mọi người gọi với tên gọi khác là Thiên Lang tinh. Trong tiếng Anh, tên khoa học của sao còn được gọi là Sirius. Đây là ngôi sao sáng nhất mà chúng ta thấy trên bầu trời với độ sáng biểu kiến lên đến -1,47, tức sáng hơn gần hai lần so với sao Canopus (ngôi sao sáng thứ 2). 

Sao Thiên Lang còn có tên gọi khác là Thiên Lang tinh hay Sirius
Sao Thiên Lang còn có tên gọi khác là Thiên Lang tinh hay Sirius

Tên Sirius của ngôi sao này được lấy từ tiếng Hy Lạp cổ. Khi chúng ta nhìn bằng mắt thường sẽ thấy nó chỉ là một ngôi sao phân lẻ. Tuy nhiên, thực chất nó là hệ sao nhị phân, bao gồm có một ngôi sang trắng dãy chính quang phổ A1V, tên là Sirius A và cùng với bạn đồng hành của nó là sao lùn trắng mờ có quang phổ DA2, tên là Sirius B. 

Vị trí của sao Thiên Lang

Sao Sirius chúng ta thấy sáng nhất trên bầu trời là bởi bản thân nó vốn dĩ đã rất sáng lại còn gần với Trái Đất. Sao cách Trái đất khoảng 2,6 parsec (tương đương 8,6 năm ánh sáng). Hệ Sirius còn được mọi người nói  đùa là một trong những hàng xóm gần với hành tinh của chúng ta nhất.

Sirius A trọng lượng nặng gấp hai lần Mặt trời và độ sáng tối đa là 1,42. Độ sáng này gấp hai lần Mặt trời. Hệ sao này được nghiên cứu ước tính đã có tuổi khoảng 200 đến 300 triệu năm. 

Cách đây khoảng 120 triệu năm trước, ngôi sao có trọng lượng nặng hơn là Sirius B đa cạn kiệt nhiên liệu và trở thành ngôi sao khổng lồ màu đỏ. Sau đó nó đã bắn ra lớp bên ngoài của mình, suy sụp trở thành một ngôi sao lùn trắng hiện tại.

Sao Thiên Lang gồm Sirius A và Sirius B, là một trong những sao nằm gần Trái Đất
Sao Thiên Lang gồm Sirius A và Sirius B, là một trong những sao nằm gần Trái Đất

Sao Thiên Lang còn được biết đến với một tên gọi khác là Dog Star từ là sao con chó. Bởi nó nằm trong chòm sao Canis Major (Con chó lớn). Ngoài mặt trời, sao Thiên Lang (Sirius) cũng xuất hiện rất nhiều trong các truyện cổ tích, phong tục của nhiều quốc gia. Thậm chí những truyện cổ tích về nó còn nhiều hơn hẳn so với những ngôi sao khác. 

Khi sao Sirius xuất hiện, đó cũng là lúc vào mùa nước lũ của sông Nile ở Ai Cập cổ đại và đó còn trùng với “Ngày con chó” trong mùa hè ở Hy Lạp cổ xưa. Những người ở quần đảo Polynesia đã đánh dấu đó là ngày của mùa đông, cũng là ngày rất quan trọng đối với hàng hải Thái Bình Dương. 

Quá trình phát hiện ra người bạn đồng hành Sirius B 

Một nhà thiên văn học người Mỹ tên Alvan Graham Clark được biết đến là người đầu tiên quan sát thấy “người bạn đồng hành” Sirius B. Ngôi sao này đã được ông nhìn thấy bằng mắt thường.

Sirius B là ngôi sao lùn trắng nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường cạnh Sirius A
Sirius B là ngôi sao lùn trắng nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường cạnh Sirius A

Tuy nhiên vào khoảng năm 1894 người ta lại quan sát thấy được các xáo động trong quỹ đạo biểu kiến của hệ Sirius cho thấy nó đang có một người bạn đồng hành nhỏ bé khác mà chưa ai phát hiện ra.

Vị trí phù hợp nhất cho các dữ liệu đo được là nó phải quay quanh Sirius với chu kỳ sáu năm và có khối lượng bằng 0,06 so với mặt trời. Độ sáng của ngôi sao thứ ba này mờ hơn ngôi sao lùn trắng sirius B mười lần, do đó rất khó có thể phát hiện ra được nó. 

Lúc đó các quan sát gần như là thất bại, chưa thể xác nhận được sự tồn tại của nhân vật thứ 3 này. Cho tới năm 1920 đã có một số quan sát khác cho thấy rằng khả năng “ngôi sao thứ 3” trong hệ Sirius này là một trong những thiên thể trong nền sao. 

Có thể bạn quan tâm:

Sao Bắc Đẩu là gì? Sao Bắc Đẩu nằm trong chòm sao nào, ý nghĩa

Sao thổ nghịch hành là gì? Lưu ý trong mùa sao thổ nghịch hành

Hình ảnh quan sát được của Thiên Lang

Quầng sáng và tia sáng mà chúng ta quan sát được của sao Thiên Lang là do ảnh hưởng của dụng cụ quang học. Mặc dù nó được cho là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm của Trái Đất khi chúng ta quan sat, thế nhưng độ sáng thực tế của nó vẫn không thể sáng bằng Mặt Trăng, sao Kim hay sao Mộc, sao Thủy. Và thậm chí là sao Hỏa cũng sáng hơn rất nhiều lần so với Thiên Lang.

Hầu hết mọi nơi trên Trái Đất đều có thể quan sát được sao Thiên Lang, ngoại trừ những người ở phía Bắc với vĩ độ 73 không thấy được.

Hầu hết mọi người đều có thể quan sát được sao Thiên Lang bằng mắt thường trừ những người ở phía Bắc vĩ độ 73
Hầu hết mọi người đều có thể quan sát được sao Thiên Lang bằng mắt thường trừ những người ở phía Bắc vĩ độ 73

Với độ cao xấp xỉ khoảng -17 độ, Thiên Lang là ngôi sao quanh cực đối với những người ở khu vực có vĩ độ 73 độ Nam. Vào tháng sáu hàng năm ở thiên cầu Nam, sẽ có những đêm sao Thiên Lang mọc sau mặt trời và có những đêm nó sẽ mọc trước mặt trời. 

Nếu có đủ các điều kiện sao Thiên Lang hoàn toàn có thể quan sát được cả vào ban đêm và ban ngày. Điều kiện ở đây là bầu trời phải cực kỳ trong và người quan sát phải đứng ở vị trí cao, ngôi sao này sẽ nằm ngay trên đỉnh đầu, còn mặt trời sẽ nằm ở đường chân trời. 

Quỹ đạo của hệ Sirius đưa chúng đến gần nhau 3 giây và xa 11 giay. Vào thời điểm Sirius A và Sirius B đến gần sát nhau thì đó là cơ hội tốt nhất quan sát Sirius B bên cạnh người bạn sáng rực của mình. Người quan sát cũng cần phải có một kính viễn vọng 300mm và điều kiện trời cực tốt. 

Với khoảng cách là 2,6 parsec (8,6 năm ánh sáng). Sirius là hệ có chứa tới 2 trong số 6 ngôi sao gần với Hệ Mặt trời nhất và cũng là hệ sao thứ năm gần chúng ta nhất. Vì thế mà chúng ta có thể quan sát được độ sáng rực rỡ của nó. 

Cấu tạo hệ

Sirius (Thiên Lang) là hệ sao nhị phân gồm hai ngôi sao trắng quay xung quanh nhau và cách nhau khoảng 20 đơn vị thiên văn, với chu kỳ 50 năm. Sirius A là ngôi sao sáng hơn và là ngôi sao dãy chính với quang phổ A1V, nhiệt độ bề mặt khoảng 9.940K.

Bạn đồng hành của Sirius A là Sirius B đã ra khỏi dãy chính và bước vào thời kỳ sao lùn trắng. Nó mờ hơn sao Sirius A 10.000 lần nhưng lại có trọng lượng nặng hơn. 

Sirius B xoay quanh Sirius A với chu kỳ 50 năm, và còn một ngôi sao nhỏ bí ẩn khác chưa khám phá ra cũng xoay quanh Sirius A
Sirius B xoay quanh Sirius A với chu kỳ 50 năm, và còn một ngôi sao nhỏ bí ẩn khác chưa khám phá ra cũng xoay quanh Sirius A

Trong thời kỳ đầu, hệ sao này có thể là hai ngôi sao trắng xanh xoay quanh nhau với chu kỳ là 9,1 năm. Hệ này có phát tia hồng ngoại nhiều hơn so với chúng ta dự đoán. Nguyên nhân được cho rằng có thể là do chịu ảnh hưởng của bụi tồn tại trong hệ và được coi là điểm bất thường trong hệ nhị phân. 

Trên đây, camnangdienmay.net đã cung cấp cho các bạn những thông tin về sao Thiên Lang, biết được tên gọi khác của sao Thiên Lang và những bí ẩn, điều đặc biệt về chòm sao này. Mong rằng bài viết trên đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn yêu thích thiên văn học hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *