Nếu bạn là một tín đồ của “trái táo cắn dở” iPhone thì chắc chắn đã không còn lạ lẫm gì với IMEI. Vậy thì IMEI là gì? Kiểm tra IMEI iPhone ra sao? Ngay bây giờ hãy cùng PALADA.VN đi tìm hiểu thật kỹ các bạn nhé!
Tóm tắt
Số IMEI là gì?
IMEI là một thuật ngữ riêng biệt được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông di động và được viết tắt của cụm từ tiếng Anh khá dài là “International Mobile Equipment Identity” và được tạm dịch sang tiếng Việt là “Mã số để nhận dạng các thiết bị di động quốc tế. Nó là một dãy số gồm 15 chữ số được dùng để phân biệt từng loại máy điện thoại di động.
Mã số trên IMEI sẽ được quy định riêng bởi nhà sản xuất. Điều đặc biệt cần phải nhắc đến là mỗi điện thoại sẽ có một mã số IMEI riêng, sẽ không thể tồn tại trường hợp có 2 điện thoại có trùng IMEI với nhau được.
Cấu trúc IMEI iPhone là gì?
Như đã nói ở trên thì IMEI là một dãy bao gồm 15 chữ số, trong dãy số này sẽ ẩn chứa một loạt thông tin về xuất xứ, đời máy, kiểu máy, số serial của máy, thời gian bảo hành,…
- Kiểu máy cũng như xuất xứ máy được mặc định là 8 chữ số đầu tiên, có thể hiểu là “Type Allocation Code” – Mã kiểu mẫu, xuất xứ được viết tắt là TAC.
- Các phần còn lại của dãy số IMEI sẽ được định nghĩa bởi nhà sản xuất.
Cấu trúc tạo nên mã IMEI đã trải qua nhiều lần thay đổi và cho tới nay nó đã có một quy chuẩn phổ biến cho mã này để được xác định chính và sử dụng, cụ thể như sau:
AABBBB – CC – DDDDDD – E (6 số đầu, 2 số giữa, 6 số tiếp theo và 1 số cuối cùng)
Trong đó:
- 6 số đầu (AABBBB) sẽ được gọi là “Type Allocation Code”, viết tắt TAC. Hai số đầu (AA) hay còn được gọi là “Reporting Body Identifier” dùng để nhận dạng xem tổ chức nào đã cung cấp mã IMEI cho nhà sản xuất điện thoại di động. Bốn số tiếp theo (BBBB) chính là “đặc điểm nhận dạng” của điện thoại (kiểu máy, đời máy).
- 2 số giữa (CC) là “Final Assembly Code” hay viết tắt là FAC, nó được dùng để xác định xem xuất xứ của sản phẩm là ở đâu (chính xác thì là được sản xuất hay lắp ráp ở đất nước nào). Tuy nhiên, hai số này cũng có thể có thay đổi, tức là có thể sẽ có tới 2 mã FAC với một sản phẩm do quy mô của một nhà máy hoàn toàn có thể đạt được số lượng sản phẩm vượt quá 6 con số.
- 6 số tiếp theo (DDDDDD) là số seri của sản phẩm đó.
- 1 số cuối (E) còn được gọi là “Luhn Check Digit” viết ngắn gọn là CD. Đây là 1 số đặc biệt, được thêm vào dựa theo một thuật toán được áp dụng lên 14 số trước đó. Đây cũng là yếu tố quan trọng để xác định một số IMEI có hợp lệ hay có bị làm giả hay không?
XEM THÊM: Mã vùng điện thoại Hà Nội mới nhất là bao nhiêu? [2024]
Ý nghĩa số IMEI điện thoại là gì?
Các mạng di động nước ngoài thường có thêm một thiết bị gọi là EIR (Equipment Identity Register tức là đăng ký nhận dạng thiết bị). EIR sẽ cho phép kiểm soát và có thể hoàn toàn khống chế các điện thoại di động với số IMEI đã nằm trong một danh sách cho trước (Được Gọi là danh sách đen tức Blacklist).
Điều này vô cùng là hữu ích nếu bạn không may bị mất máy điện thoại, bạn chỉ cần thông báo ngay lập tức với nhà cung cấp dịch vụ mạng là chiếc điện thoại di động bị mất sẽ không thể sử dụng với mạng đó nữa.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thiết bị EIR nên chưa có cách nào để có thể khống chế các máy đã bị mất cắp hoặc các máy không có tính hợp pháp. Thế nhưng, nếu không may bị mất máy, bạn vẫn có thể nhờ các nhà cung cấp dịch vụ di động truy tìm được người đang sử dụng máy của bạn đang ở đâu kể cả khi bạn không nhớ được số IMEI của máy bị mất.
Phương thức truy tìm này được dựa trên nguyên tắc: Khi thuê bao di động đó thực hiện bất kỳ 1 cuộc gọi nào thì tổng đài sẽ ghi lại được số IMEI, số thuê bao, số thuê bao của người vừa được gọi, ngày giờ đã thực hiện cuộc gọi dưới dạng các bản ghi căn cước.
Việc truy tìm có thể được diễn ra theo trình tự sau: Xem lại các bản ghi cước trước ngày bị mất máy để có thể truy từ số thuê bao di động của bạn ra mã IMEI. Sau đó xem thật kỹ các bản ghi cước sau ngày mất máy để truy được từ số IMEI ra số thuê bao đang sử dụng chiếc máy. Nếu thuê bao này không có những thông tin rõ ràng cụ thể là dùng sim rác thì có thể xem tiếp xem các số điện thoại khác có liên quan để từ đó sẽ truy ra được người đang sử dụng máy của bạn.
IMEI sim kỹ thuật số là gì?
eSIM hay sim kỹ thuật số là 1 dạng SIM giúp cho thiết bị di động của bạn có thể kết nối với các dịch vụ của nhà mạng nhưng theo một cách vô cùng đặc biệt. Thay vì phải tháo ra và lắp vào như các sim vật lý bình thường thì những chiếc eSIM này sẽ được tích hợp ngay vào phần cứng của thiết bị.
Trước đây, những chiếc eSIM sẽ chỉ được sử dụng trong việc kết nối giữa máy này với máy khác mà thôi. Với eSIM, người dùng sẽ không cần phải thực hiện việc đổi SIM như khi chuyển đổi thuê bao sang 1 nhà mạng khác. Những chiếc eSIm này có khả năng được lập trình và được kích hoạt từ xa.
Tuy vậy không phải mẫu điện thoại nào cũng có thể được tích hợp eSIM, hiện tại chỉ có một số mẫu điện thoại có thể tích hợp được eSIM như là iPhone Xs, Xs Max, Xr nhưng ở phiên bản quốc tế.
IMEI red là gì?
iPhone “IMEI đỏ” được dùng để những chiếc iPhone có số IMEI đã bị hãng Apple loại bỏ trên hệ thống sản phẩm và từ chối nhận bảo hành. Tức là nếu bạn mua phải những sản phẩm này thì sản phẩm sẽ không được bảo hành chính hãng từ Apple và phần trăm máy đã bị can thiệp vào phần cứng là rất cao.
Khi mua iPhone, đặc biệt là ai có nhu cầu mua iPhone cũ thì họ sẽ thường check bảo hành của iPhone xem có còn hay không bằng cách kiểm tra mã IMEI một cách cực kỳ cẩn thận trên website của Apple.
Nếu gặp phải việc xuất hiện thông báo có màu đỏ với nội dung dịch ra là “Dữ liệu về thiết bị này đã không còn tồn tại trên hệ thống”, thì việc bạn bỏ tiền để mua về những chiếc máy này là không nên làm
Thông báo màu đỏ này sẽ xuất hiện khi mà số IMEI đó đã bị Apple loại ra khỏi cơ sở dữ liệu của mình. Những iPhone IMEI mã đỏ thường có thể là những chiếc iPhone được trưng bày làm mẫu tại cửa hàng. Sau đó nó đã bị Apple xóa dữ liệu nhưng vì 1 lý do nào đó đã bị tuồn ra ngoài thị trường và được bán dưới dạng xách tay. Trường hợp phổ biến nhiều hơn hơn là việc người dùng đã làm mất máy sau đó báo mất lên Apple để được đổi 1 chiếc máy mới và dữ liệu IMEI của chiếc iPhone bị mất sẽ được xóa bỏ.
Đồng thời, iPhone bị dính mã IMEI đỏ cũng có thể là do những thiết bị này đã hỏng và chúng được các nhà mạng nước ngoài thu hồi lại theo chính sách đổi trả nhưng lại không được chấp nhận. Vì thế mà số IMEI của máy sẽ bị xóa khỏi hệ thống, số iPhone này sau đó được các tiểu thương mua lại sửa chữa thêm rồi tung trở lại ra thị trường bán kiếm lời.
IMEI xanh là gì?
Ngược lại với IMEI đỏ thì chúng ta sẽ có IMEI xanh, bạn có thể hiểu IMEI xanh là những IMEI hợp lệ và chúng chưa bị can thiệp vào phần cứng đồng thời có thể vẫn còn bảo hành của Apple. Nếu bạn có ý định mua máy cũ thì hãy lưu ý nhé, chọn những chiếc máy có IMEI xanh để chắc chắn rằng máy vẫn còn dùng được tốt.
Cách kiểm tra IMEI iPhone chính xác nhất
Để có thể kiểm tra số IMEI của iPhone trước tiên bạn cần phải có được mã IMEI của máy bằng cách tìm IMEI iPhone, IMEI iPad, IMEI Airpod trên thiết bị của chính bạn vào công cụ kiểm tra của Apple. Để có thể lấy iMei của bạn bạn 1 cách nhanh chóng nhất thì hãy thực hiện theo 1 trong 4 cách sau.
Cách 1: Kiểm tra mã IMEI của iPhone bằng cú pháp *#06# trên bàn phím điện thoại. Từ màn hình chính, bạn chỉ cần chọn biểu tượng Phone (hình chiếc điện thoại) -> Chọn Keypad (bàn phím) > nhập cú pháp *#06# -> OK.
Cách 2: Tiến hành truy cập vào bộ nhớ của máy
Bên cạnh cách kiểm tra IMEI iPhone thông dụng là sử dụng cú pháp *#06# thì bạn cũng có thể truy cập vào phần bộ nhớ của chiếc điện thoại để có thể check IMEI cực kỳ đơn giản với 2 bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn hãy xem IMEI của máy trong mục “Cài đặt” (Settings), sau đó chọn “cài đặt chung” rồi bấm vào phần “giới thiệu”. Sau đó, hãy kéo xuống để có thể kiểm tra được số IMEI của iPhone (gồm 15 chữ số)
- Bước 2: Vào trang web kiểm tra IMEI iPhone, IMEI iPad chính thức của Apple tại địa chỉ https://checkcoverage.apple.com/vn/en và làm theo hướng dẫn nhập mã và xác nhận là được.
Cách 3: Xem IMEI của iPhone ngay trên vỏ hộp thiết bị khi vừa mới mua
Ngoài 2 cách kiểm tra IMEI iPhone thông dụng trên thì bạn cũng có thể kiểm tra IMEI iPhone bằng cách xem ở mặt sau hay trên vỏ hộp của iPhone sẽ có mục IMEI được in ngay trên hộp.
Cách 4: Kiểm tra IMEI iPhone từ ứng dụng iTunes
Và một cách nữa để có thể giúp bạn kiểm tra IMEI iPhone đó chính là thông qua công cụ riêng của Apple là iTunes. Cách thực hiện được làm như sau:
Khi bạn tiến hành kết nối iPhone với máy tính thông qua iTunes. Trên màn hình sẽ hiển thị các thông tin của iPhone, sau đó hãy nhấn đúp chuột vào số điện thoại để có thể hiện ra thông tin số IMEI.
XEM THÊM: Seri là gì? Số seri là gì? Số seri của thẻ cào điện thoại
Các thông tin chính xác về iPhone sau khi đã kiểm tra IMEI
- Tên đời máy iPhone và số serial
- Tình trạng của máy hiện tại, đã được active hoặc chưa
- Thời gian bảo hành kỹ thuật trong 3 tháng đầu tiên của Apple dành cho khách hàng (bảo hành thông qua điện thoại).
- Thời gian bảo hành trong 1 năm của máy và sẽ có thời gian cụ thể đến ngày nào sẽ hết và thời gian này được tính là 1 năm kể từ ngày active máy. Nếu hiện dấu chấm than màu vàng là đã hết hạn bảo hành.
Hy vọng rằng những thông tin mà PALADA.VN đã đưa ra trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được IMEI là gì, tầm quan trọng của nó cũng như cách để có thể kiểm tra được số IMEI nhanh nhất.