Từ và tiếng là hai khái niệm tưởng chừng quá cơ bản, quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày nhưng lại có không ít người bị nhầm lẫn chúng với nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ giúp các bạn hiểu cụ thể từ là gì, tiếng là gì và cách phân biệt hai khái niệm này nhé.
Tóm tắt
Khái niệm từ, tiếng là gì?
Tiếng là gì?
Tiếng cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rất rõ ràng hoặc không có nghĩa.
Ví dụ:
– Đất đai. Có tiếng đất và tiếng đai. Tiếng đai ở đây đã mờ nghĩa.
– Sạch sành sanh. Tiếng sành và sanh trong từ này không có nghĩa.
Từ là gì cho ví dụ?
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa được dùng để đặt câu.
Từ gồm có 2 loại:
– Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo nên gọi là từ đơn. Ví dụ: ăn, uống, chạy, nhảy…
– Từ do 2 hoặc nhiều hơn những tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung thì gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Ví dụ: ăn uống, chạy nhảy…
Cụm danh từ là gì? Tìm hiểu về cụm danh từ trong tiếng Việt và cho ví dụ
Cách phân biệt tiếng và từ
Để tách một câu thành từng từ, ta phải chia câu đó thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất, tức là chia cho đến phần nhỏ nhất. Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa nhỏ nhất thì phần đó rất có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.
Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp từ nào đó là 1 từ (từ phức, từ ghép) hay là 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về cả 2 mặt: kết cấu và nghĩa.
Từ Hán Việt là gì? Một số từ Hán Việt hay sử dụng phổ biến hiện nay
Cách 1: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp đó mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể xen thử 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.
Ví dụ:
– Tung cánh thử xen vào là tung đôi cánh vẫn có nghĩa.
– Lướt nhanh thử xen thêm từ vào là lướt rất nhanh cũng vẫn có nghĩa.
Hai tổ hợp trên đã thêm một tiếng vào giữa, nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó hai tổ hợp tung cánh và lướt nhanh là kết hợp của 2 từ đơn.
Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng bên trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối mang tính cố định thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.
Ví dụ:
– Tổ hợp chuồn chuồn nước, nếu thử chèn thêm là chuồn chuồn sống ở nước thì nghĩa đã bị thay đổi khá nhiều.
– Tương tự từ mặt hồ sang mặt của hồ cũng như vậy.
Khi ta chèn thêm những tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên bị phá vỡ, do đó tổ hợp chuồn chuồn nước và mặt hồ là từ phức.
Cách 2: Xét xem trong tổ hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay bị mờ nghĩa gốc hay không.
Ví dụ: bánh dày (là tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại trang phục) đều là 1 từ vì các yếu tố dày, dài đã bị mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại trang phục, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng đằng trước để tạo thành 1 từ.
Chú ý:
Khả năng dùng 1 yếu tố bên trong thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định đây là từ hay là tiếng.
Ví dụ:
– Cánh én (chỉ toàn bộ con chim én).
– Tay người (chỉ một con người).
Bài tập thực hành về tiếng và từ
Bài 1:
Tìm từ trong các câu dưới đây:
– Nụ hoa xanh tựa như màu ngọc bích.
– Đồng lúa quê tôi ôi sao rộng mênh mông.
– Tổ quốc ta thật vô cùng tươi đẹp.
Bài 2:
Tìm các từ phức trong các tổ hợp được in đậm dưới đây:
Vườn nhà em có khá nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa hồng, hoa nhài… Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa vàng, hoa hồng, hoa trắng…
Bài 3:
Gạch dưới các từ phức bên trong đoạn thơ sau:
Em mơ được làm mây trắng
Bay khắp những nẻo trời cao
Nhìn non sông như gấm vóc
Quê mình thật đẹp biết bao.
Đáp án Bài tập thực hành về tiếng và từ
Bài 1:
Từ 2 tiếng gồm có: ngọc bích, đồng lúa, mênh mông, vô cùng, tổ quốc, tươi đẹp.
Bài 2
Các từ phức trong câu là:
Từ phức: loài hoa, nhà em, hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài, phong phú, màu sắc, hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng.
Bài 3:
Từ phức: gấm vóc, non sông, biết bao.
Gạch dưới các từ phức:
Em mơ được làm mây trắng
Bay khắp những nẻo trời cao
Nhìn non sông như gấm vóc
Quê mình thật đẹp biết bao.
Ngoài ra các em học sinh hãy thực hành qua những bài tập trong sách giáo khoa nữa nhé. Vận dụng vào bài tập là cách nhanh nhất để có thể nhớ được những kiến thức về từ là gì, tiếng là gì.
Trên đây là những tổng hợp về hai khái niệm tiếng là gì, từ là gì mà nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Nếu thấy bài viết này là bổ ích, các bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé. Hẹn gặp lại độc giả trong những bài viết tiếp theo trên Palada.vn.