Tín chỉ là gì? Học theo tín chỉ là gì? 1 tín chỉ bao nhiêu tiền

Khi tìm hiểu thông tin về chương trình đào tạo của các trường đại học thì thí sinh hay tân sinh viên sẽ có thể bắt gặp cụm từ học theo tín chỉ. Đây là một cách thức đào tạo mới mà nhiều năm gần đây đã trở nên phổ biến tại các trường đại học. Cũng chính vì khá mới mẻ nên nhiều người vẫn chưa rõ về hình thức này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu học theo tín chỉ là gì trong bài viết dưới đây nhé.

Học theo tín chỉ là gì?

Tín chỉ đại học là gì? Đào tạo theo phương thức tín chỉ là ở đó người học cần hoàn thành một số lượng môn học nhất định nhằm mục đích tích lũy đủ số lượng tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo đó. Người học có thể chủ động sắp xếp lịch học của mình bằng cách đăng ký các môn học theo lịch của từng môn đó. Mỗi môn học sẽ có một số lượng tín chỉ khác nhau cùng giáo viên và lịch học linh hoạt để sinh viên lựa chọn.

Nếu thật sự giỏi và chăm chỉ, một sinh viên có thể đẩy nhanh tiến độ học tập, có khi chỉ cần 3 – 3,5 năm là đã nhận bằng tốt nghiệp so với 4 – 5 năm thông thường học theo cách truyền thống. 

Thậm chí trong thời gian này nếu biết thu xếp thì một người có thể tốt nghiệp cùng một lúc hai ngành học khác nhau bằng cách đăng ký thêm tín chỉ không trùng nhau của ngành khác. Những sinh viên có năng lực hạn chế hoặc muốn thong thả vừa đi học lại vừa đi làm để trải nghiệm thì có thể kéo dài tối đa thời gian học đến 6 – 7 năm mới ra trường.

Cuộc chiến đăng ký tín chỉ

1 tín chỉ là gì?

Một tín chỉ là gì? Tín chỉ là tên đơn vị được sử dụng để đo khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc bằng 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận hoặc bằng 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở hoặc 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Cách viết đơn xin nghỉ học và một số mẫu đơn cho học sinh, sinh viên

Ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ

– Phát huy được sự sáng tạo cũng như là tính chủ động của sinh viên.

Đào tạo theo phương thức tín chỉ với mục đích lấy người học làm trung tâm do đó nó sẽ giúp các sinh viên có cơ hội phát huy và nâng cao được sự sáng tạo. Sinh viên được tự học, tự nghiên cứu, giảm thiểu sự nhồi nhét theo phương pháp đào tạo truyền thống. Ngoài ra, các khâu thiết kế chương trình, nội dung giảng dạy cũng sẽ được rà soát, sát sao hơn, đảm bảo đem lượng kiến thức sâu rộng đến cho người học.

– Tạo sự linh hoạt với các môn học.

Với khối kiến thức chung thường là gồm các môn học mang tính bắt buộc thì các bạn sinh viên sẽ phải áp dụng và thực hiện đầy đủ các quá trình học tập, rèn luyện. Còn đối với kiến thức chuyên ngành được áp dụng cho từng ngành học khác nhau. Do đó, sinh viên có thể tham khảo ý kiến từ cố vấn học tập của mình để lựa chọn những môn học phù hợp nhất, vừa đáp ứng yêu cầu về bằng cấp lại vừa phục vụ cho công việc sau này.

– Thời gian học tập linh hoạt cũng như giảm thiểu được chi phí giảng dạy.

Việc áp dụng đào tạo theo thể chế tín chỉ tại các trường đại học, cao đẳng sẽ giúp sinh viên tự lựa chọn các môn học, thời gian và cả thầy cô giảng dạy. Từ đó giúp các bạn chủ động sắp xếp lịch học, đảm bảo được sự cân bằng giữa việc học tập ở trường và làm thêm.

Ngoài ra, đào tạo theo tín chỉ còn là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Người học sẽ chỉ phải trả tiền theo đúng tín chỉ mà mình đã đăng ký, chứ không đóng trọn gói theo năm học như trước đây. Trường hợp chẳng may bỏ lỡ một số tín chỉ thì chúng ta vẫn có thể tiếp tục quá trình học tập bằng cách học chúng vào những kỳ sau.

Đăng ký tín chỉ là gì?

Nhược điểm của đào tạo theo tín chỉ

– Kiến thức sẽ bị cắt vụn

Một số trường đại học và cao đẳng hiện nay áp dụng hình thức đào tạo theo thể chế tín chỉ, tuy nhiên, các môn học thường bị chia nhỏ thành 2, 3 tín chỉ. Do đó, giảng viên sẽ không thể nào đủ thời gian để truyền đạt hết lượng kiến thức của môn học, mà thay vào đó bản thân mỗi sinh viên cần phải tăng thời gian tự học. Điều này sẽ rất bất lợi đối với những người ai tự học và nghiên cứu.

– Sinh viên khó có sự gắn kết với nhau.

Bởi mỗi sinh viên sẽ có những sự lựa chọn môn học và thời gian riêng, sao cho phù hợp nhất với lịch sinh hoạt và công việc của mình nên đa phần các lớp học thường không ổn định, sinh viên khó có sự gắn kết.

Top phim học đường Hoa ngữ hay nhất dành cho các mọt phim

Đăng ký tín chỉ – nỗi ác mộng của sinh viên

Một học kỳ có mấy tín chỉ?

Tuỳ theo năng lực cũng như việc thành công đăng ký môn học của sinh viên mà một học kỳ có thể có từ 10 đến tối đa 30 tín chỉ.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì khối lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong 1 kỳ học là như sau:

– Đăng ký tối thiểu 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Áp dụng đối với những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.

– Đăng ký tối thiểu 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Áp dụng đối với với những sinh viên đang trong thời gian xếp hạng học lực yếu.

– Không quy định khối lượng tín chỉ tối thiểu đối với sinh viên đăng ký ở học kỳ phụ.

– Số tín chỉ tối đa được đăng ký tại một học kỳ không được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ. Nhưng dựa theo khối lượng chương trình học có thể thấy trung bình sinh viên sẽ đăng ký tối đa 30 tín chỉ cho một kỳ học. Nếu đăng ký quá nhiều thì những môn học sẽ không có thời gian sắp xếp vào trong 1 tuần được, cũng như là lịch thi chồng chéo khiến cho các bạn không thể hoàn thành được môn học đó.

– Trong mỗi năm học, sẽ có thêm 1 học kỳ hè hoặc lớp học buổi tối. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên có thể học vượt tín chỉ, học cải thiện các môn có thành tích không tốt.

Tester là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành tester

Một tín chỉ bao nhiêu tiền?

Không có một giá chung về học phí của 1 tín chỉ cho tất cả các trường, cũng như cho tất cả các chương trình đào tạo trong trường đó.

Học phí của 1 tín chỉ khác nhau có thể phụ thuộc vào: trường công, trường tư, trường công lập tự chủ tài chính hay là trường quốc tế; cũng khác nhau giữa các chương trình như chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh, chương trình liên kết quốc tế.

Thông thường, học phí 1 tín chỉ môn lý thuyết sẽ thấp hơn 1 tín chỉ môn thực hành. Học phí của 1 tín chỉ của khối ngành kỹ thuật sẽ cao hơn khối ngành xã hội, kinh tế… Có thể tham khảo bảng sau:

Trường Học phí/tín chỉ
Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (Chương trình chuẩn) 305.000 – 605.000 VNĐ
Đại học Ngoại Thương (Chương trình chuẩn) 400.000 – 600.000 VNĐ
Đại học Bách khoa (Chương trình chuẩn) 400.000-600.000 VNĐ
Đại học Kinh tế – Luật (Chương trình chuẩn) 275.000 VNĐ
Đại học Kinh tế quốc dân (Chương trình chuẩn) 300.000 VNĐ
Đại học Khoa học Xã Hội Nhân Văn (Chương trình chuẩn) 204.000 VNĐ
Đại học Kinh tế TP HCM (Chương trình chuẩn) Năm 1: 585.000 VNĐ

Năm 2: 650.000 VNĐ

Năm 3: 715.000 VNĐ

Năm 4: 785.000 đồng VNĐ

Đại học HUTECH (chương trình chuẩn năm học 2021 – 2022) 975.000 VNĐ

Riêng ngành dược: 1.250.000 VNĐ

Đại học HUTECH (chương trình đào tạo bằng tiếng Anh năm học 2021 – 2022) 1.700.000 VNĐ
Đại học Văn Lang 2020 Từ 1.150.000 VNĐ đến 1.410.000 VNĐ

Giá một tín chỉ tại một số trường đại học

Các câu hỏi thường khác về tín chỉ

– Đăng ký tín chỉ là gì?

Đăng ký tín chỉ là việc các sinh viên chọn môn học mà mình muốn học dựa theo thời gian cho phép. Việc đăng ký tín chỉ diễn ra trước mỗi học kỳ để sinh viên có thể sắp xếp lịch học cho kỳ tiếp theo.

– Nợ tín chỉ là gì?

Nợ tín chỉ là việc một sinh viên chưa hoàn thành một số tín chỉ nhất định nào đó. Lý do có thể là vì sinh viên đó không thể đăng ký được môn học, cũng có thể là do học nhưng không thể qua môn. Nếu không đủ số tín chỉ thì sinh viên sẽ không thể tốt nghiệp, kéo dài việc học quá lâu có thể dẫn tới buộc thôi học.

– Số tín chỉ là gì? Tín chỉ tích lũy là gì?

Tín chỉ tích lũy hay số tín chỉ chính là khối lượng những môn học mà sinh viên đã hoàn thành. Khi tích lũy đủ số tín chỉ thì sinh viên có thể tốt nghiệp và nhận bằng.

Đăng ký tín chỉ khổ lắm nhà trường ơi

Lưu ý khi đăng ký tín chỉ

– Đăng ký học phần là một khâu rất quan trọng trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

– Sinh viên cần nghiên cứu chương trình đào tạo của mình (thường có trên web hoặc ngay trong tài liệu được phát đầu khóa) để có chiến lược đăng ký môn học phù hợp.

– Đăng ký không đúng với năng lực học tập của mình, có thể dẫn đến không đáp ứng được, kết quả học tập yếu kém, sẽ bị nhà trường buộc thôi học.

– Sinh viên có quyền rút các học phần đã đăng ký trong một thời gian quy định nếu cảm thấy không theo được. Điều đó có nghĩa là sinh viên hoàn toàn có cơ hội và có đủ thời gian để cân nhắc lại.

– Tân sinh viên nếu thiếu thông tin thì nên hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước, hoặc tham vấn ý kiến cố vấn học tập của mình. 

– Đặc biệt, các bạn sinh viên nên tận dụng tối đa việc rút bớt học phần, đăng ký học cải thiện, học vượt, học kéo dài… để đạt được thành tích tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về học theo tín chỉ là gì để giúp các tân sinh viên cũng như quý phụ huynh tham khảo, có sự chuẩn bị tốt nhất cho quãng đường đại học của con em mình. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết đến nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *