Từ đồng nghĩa là gì? Phân biệt từ đồng nghĩa với từ loại khác

Từ đồng nghĩa là từ loại được sử dụng rất phổ biến trong văn học và các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Nhờ có chúng mà bài văn/câu nói của ta trở nên mượt mà, logic và không bị trùng lặp. Vậy từ đồng nghĩa là gì? Từ đồng nghĩa khác gì từ đồng âm, từ trái nghĩa,…? Hãy cùng PALADA.VN khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Từ đồng nghĩa là gì? Ví dụ

Từ đồng nghĩa là gì? Theo Tiếng Việt lớp 5, từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể sử dụng thay thế cho nhau mà câu văn/câu nói vẫn truyền tải được đầy đủ, chính xác hàm ý của tác giả. 

Tìm hiểu từ đồng nghĩa là gì lớp 5
Tìm hiểu từ đồng nghĩa là gì lớp 5

Ví dụ:

  • Bố = Ba = Thầy
  • Mẹ = U = Má
  • Xe lửa = Tàu hỏa
  • Con lợn = Con heo

Tuy nhiên, khi sử dụng từ đồng nghĩa, người dùng cần cân nhắc về sắc thái của từ. Chẳng hạn như “mất”, “chết”, “hy sinh” đều là từ nói về một người hoặc một điều gì đó không còn khả năng tồn tại, thế nhưng thay vì nói: “anh ấy chết rồi”, ta sẽ nói “anh ấy đã hy sinh anh dũng trong trận chiến”, giúp người nghe đỡ buồn đau nhưng vẫn truyền tải được thông tin sống – còn của “anh ấy”.

Phân loại từ đồng nghĩa

Có 2 loại từ đồng nghĩa, đó là: từ đồng nghĩa không hoàn toàn và từ đồng nghĩa hoàn toàn. Cụ thể:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có đặc điểm, sắc thái và ý nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể sử dụng thay thế lẫn nhau trong một câu hoặc đoạn văn.

Ví dụ:

  • Trái = Quả
  • Đất nước = Tổ quốc
  • Gan dạ = Dũng cảm
  • Khiêng = Vác

Đồng nghĩa không hoàn toàn 

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ có ý nghĩa giống nhau nhưng sắc thái và cách thức khác nhau. Do đó, khi sử dụng từ loại này, người dùng nên cẩn trọng trong việc chọn lựa các từ ngữ thay thế. Bởi nếu sử dụng sai hoặc lạm dụng quá nhiều từ đồng nghĩa không hoàn toàn, câu văn có thể sẽ trở nên khó hiểu, không truyền đạt được toàn bộ hàm ý tới người nghe, người đọc.

Ví dụ: 

  • “Ăn” và “chén” là 2 động từ chỉ hành động bổ sung thức ăn cho cơ thể. Thế nhưng, từ “chén” sẽ mang sắc thái thân mật, gần gũi hơn từ “ăn”.
  • “Yếu đuối” và “yếu ớt” đều chỉ sự thiếu hụt sức mạnh thể chất hoặc tinh thần. Thế nhưng từ “yếu ớt” sẽ thiên về sức khỏe và “yếu đuối” lại thiên về tinh thần nhiều hơn.

Phân biệt giữa từ đồng nghĩa & từ trái nghĩa

Trong khi từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa tương đồng nhau, thì từ trái nghĩa là những từ hoặc cụm từ có ý nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: vui vẻ – buồn bã, bất hạnh – hạnh phúc, hiền lành – hung dữ, to – bé, cao – thấp,… 

Bên cạnh đó, từ trái nghĩa cũng được chia ra làm 2 loại đó là: từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn. Trong đó:

  • Từ trái nghĩa hoàn toàn: là những từ có ý nghĩa khác nhau trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ: cao – thấp, sống – chết,…
  • Từ trái nghĩa không hoàn toàn: là từ có nghĩa trái nhau trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ: cao – sâu là cặp từ trái nghĩa với nhau, thế nhưng “cao chót vót” và “sâu thăm thẳm” lại là cụm từ biểu thị sự đối lập với nhau, nên chúng được coi là từ trái nghĩa không hoàn toàn.

Phân biệt từ đồng nghĩa & từ đồng âm

Từ đồng nghĩa là những từ tuy khác nhau về mặt hình thức nhưng vẫn mang ý nghĩa tương đương, thế nhưng từ đồng âm lại là những từ giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về mặt ý nghĩa. 

Khái niệm từ đồng âm
Khái niệm từ đồng âm

Ví dụ: chân thật – chân ghế là cặp từ đồng âm, tuy nhiên “chân thật” ám chỉ đức tính, tính cách của con người, trong khi “chân ghế” lại là cụm từ miêu tả bộ phận của chiếc ghế.

Phân biệt từ đồng nghĩa & từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là những từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển khác nhau. Trong đó, nghĩa gốc và các nghĩa chuyển đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Phân biệt từ đồng nghĩa & từ nhiều nghĩa
Phân biệt từ đồng nghĩa & từ nhiều nghĩa

Ví dụ: Theo nghĩa gốc, “miệng” là từ chỉ bộ phận thu nạp thức ăn của con người hoặc động vật. Thế nhưng theo nghĩa chuyển, “miệng” trong “nhà có 4 miệng ăn” lại là từ thể hiện số lượng thành viên trong gia đình. Hoặc, từ “miệng” trong “miệng túi” lại chỉ một vật thể có chiều sâu, được sử dụng để bỏ đồ vào bên trong túi.

Từ đó, ta có thể dễ dàng phân biệt được từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa thông qua các nghĩa chuyển và độ linh hoạt, thay thế cho nhau.

XEM THÊM:

Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm?

Bài tập 2: Hãy tìm ra cụm từ khác cụm từ còn lại trong những câu dưới đây?

  1. Tổ tiên, tổ quốc, giang sơn, nước nhà, đất nước, nước non, non sông
  2. Quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương, quê mùa
  3. Thợ cấy, lão nông dân, thợ cày, thợ cắt tóc, thợ rèn
  4. Thủ công nghiệp, thợ điện, nhà văn, giảng viên, giáo sư

Bài tập 3: Từ đồng nghĩa là gì lớp 5? Cho ví dụ?

Bài tập 4: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với “quyền lực”

  1. Quyền hạn
  2. Quyền thế
  3. Quyền công dân
  4. Quyền hành

Bài tập 5: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “gọn gàng”

  1. Ngăn nắp
  2. Bừa bãi
  3. Cẩu thả
  4. Lộn xộn

Đáp án

Bài 1:

Vàng xuộm – vàng hoe – vàng đen là 3 cụm từ đồng nghĩa với nhau vì chúng đều được sử dụng để chỉ một màu vàng. Trong đó:

  • Vàng xuộm là màu vàng đậm, lan đều khắp bề mặt vật thể. Được sử dụng để báo hiệu độ chín tới của thực vật, đã đến lúc thu hoạch.
  • Vàng hoe là màu vàng được pha lẫn với sắc đỏ và vàng tươi.
  • Vàng lịm là sắc màu pha lẫn với cam và nâu đất. Đây thường là màu của các loại quả đã đến giai đoạn chín già.

Bài tập 2:

  1. Tổ tiên
  2. Quê mùa
  3. Lão nông dân
  4. Thủ công nghiệp

Bài tập 3: Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau và có thể thay thế linh hoạt cho nhau. Ví dụ: to lớn – khổng lồ – vĩ đại, học hỏi – học hành – học tập, đẹp đẽ – mỹ lệ – xinh xắn,…

Bài tập 4: Chọn C

Bài tập 5: Chọn A

Với những thông tin trên, PALADA.VN hy vọng bạn đã hiểu từ đồng nghĩa là gì, phân loại từ đồng nghĩa và biết cách phân biệt từ đồng nghĩa với nhiều từ loại khác. Nếu bạn còn có câu hỏi chưa được giải đáp qua bài viết trên, đừng quên để lại bình luận phía dưới để chúng tôi và mọi người cùng thảo luận,  phản hồi nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *