Từ đa nghĩa là gì? Khái niệm, ví dụ từ đa nghĩa trong tiếng Việt

Không chỉ Tiếng Việt mà cả những ngôn ngữ quốc tế, hiện tượng đa nghĩa của từ đôi khi khiến chúng ta bị nhầm lẫn và hiểu sai ý nghĩa thực. Ở bài viết này, Palada.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về khái niệm từ đa nghĩa là gì? Tác dụng, cách hình thành từ đa nghĩa thông qua các ví dụ cụ thể nhé.

Khái niệm từ đa nghĩa là gì?

Từ đa nghĩa hay từ nhiều nghĩa là những từ những ý nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng. Hiện tượng nhiều nghĩa xuất hiện ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

Tìm hiểu về khái niệm từ đa nghĩa
Tìm hiểu về khái niệm từ đa nghĩa

Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Và các nghĩa của từ đa nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Hay nói một cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy đó được gọi là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ từ đa nghĩa

Ví dụ về từ đa nghĩa là từ “đi”

  • Nghĩa gốc của từ “đi” là chỉ sự dịch chuyển bằng 2 chi dưới

Đặt câu với từ đa nghĩa “đi” nghĩa gốc: Hôm nay tôi đi siêu thị với em gái

  • Nghĩa chuyển của từ “đi” là chỉ một người nào đó đã c.h.ế.t 

Đặt câu với từ đa nghĩa “đi” nghĩa chuyển: Bác ấy đã đi chiều qua mà không kịp nói lời trăng trối.

Ví dụ về từ đa nghĩa là từ “nhạt”

  • Nghĩa gốc của từ “nhạt” là chỉ độ mặn thấp hơn so với khẩu vị bình thường của món ăn, thức uống, hoặc chỉ độ đậm của màu sắc

Đặt câu với từ đa nghĩa “nhạt” nghĩa gốc: Canh cua mẹ nấu nhạt quá.

  • Nghĩa chuyển của từ “nhạt” là chỉ sự ít gây hứng thú, hấp dẫn của một câu chuyện, bộ phim hay trò chơi nào đó

Đặt câu với từ đa nghĩa “nhạt” nghĩa chuyển: Thằng này kể chuyện nhạt như nước ốc.

Tác dụng của từ đa nghĩa

Từ đa nghĩa có một số tác dụng sau:

Tác dụng của từ đa nghĩa
Tác dụng của từ đa nghĩa
  • Tăng tính đa dạng cho vốn từ vựng trong tiếng Việt.
  • Dễ dàng sử dụng thay thế nhiều từ ngữ khác nhau để mô tả một vấn đề, một vật hay một sự việc nào đó, tránh nhàm chán
  • Tránh lặp lại một từ được sử dụng nhiều lần trong cùng đoạn văn bản.
  • Tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản văn học.

Phương pháp hình thành từ đa nghĩa

Có 2 phương pháp hình thành từ đa nghĩa, đó là phương pháp ẩn dụ và phương pháp hoán dụ:

  • Phương pháp ẩn dụ:

Ẩn dụ là biện pháp tu từ chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh về hình thức, những thuộc tính,…giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

Ví dụ như từ “lá”: Nghĩa gốc của từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, mỏng và dẹt, màu xanh. Tuy nhiên, khi từ “lá” được sử dụng với hình ảnh ẩn dụ có thể là lá gan, lá cờ,… Sự chuyển nghĩa ở trên là do có sự tương đồng, như lá cờ là vật làm bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây.

  • Phương pháp hoán dụ:

Hoán dụ là phương thức biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật hoặc hiện tượng.

Ví dụ như từ “Nhà trắng” thường dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Tuy nhiên, hiểu theo một nghĩa khác đơn giản hơn thì đây là từ chỉ một ngôi nhà sơn màu trắng.

Phép thế là gì? Có những từ nào? Tác dụng, ví dụ phép thế

Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng có nghĩa khác hẳn nhau. Trong khi đó, từ đa nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa chắc chắn có mối liên hệ với nhau.

Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm
Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm

Cụ thể hơn, từ đa nghĩa khác từ đồng âm ở điểm là các từ nhiều nghĩa thường có 1 nét nghĩa chung hay có cùng nguồn gốc, sau đó mới chia tách như hiện tại.

Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa? Từ trái nghĩa? Ví dụ

Bài tập về từ đa nghĩa

Đặt 4 câu có chứa từ đa nghĩa “nhà” với 4 nghĩa chuyển sau:

a) Nơi để ở

b) Gia đình

c) Người làm nghề

d) Chỉ vợ hoặc chồng

Gợi ý 

a) “Nhà” là nơi để ở: Nhà anh hiện đại quá

b) “Nhà” là gia đình: Nhà tôi có 3 thành viên

c) “Nhà” là người làm nghề: Nhà báo phải xông pha mọi mặt trận để có những bài viết cập nhật tình hình sớm nhất.

d) Chỉ vợ hoặc chồng: Nhà tôi nấu ăn ngon lắm!

Vậy là bài viết đã giải thích khái niệm từ đa nghĩa là gì, tác dụng, phương pháp hình thành từ đa nghĩa thông qua các ví dụ và bài tập cụ thể. Chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa của từ trong các hoàn cảnh khác nhau để tránh “bẫy” của từ đa nghĩa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *