Tự ti là gì? Biểu hiện, tác hại và dẫn chứng về sự tự ti

Mất đi sự tự tin trong cuộc sống khiến bản thân trở nên khép kín, lo sợ về khả năng của mình. Điều đó đã trở thành rào cản cho sự phát triển của chính bản thân người tự ti, xã hội và đất nước. Vậy tự ti là gì? Biểu hiện, tác hại và biện pháp khắc phục tự ti là gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tự ti là gì?

Tự ti chính là việc tự đánh giá thấp bản thân mình, nghĩ bản thân kém cỏi hơn người khác. 

Có một điểm cực kỳ dễ nhận thấy ở những người mắc bệnh “tự ti” là cho rằng bản thân mình bất tài, vô dụng. Từ cách nhìn nhận sai lệch về bản thân, dần dần họ sẽ trở nên chậm chạp và thụ động hơn.

Tự ti chính là việc tự đánh giá thấp bản thân mình
Tự ti chính là việc tự đánh giá thấp bản thân mình

Biểu hiện tâm lý này là vô cùng tiêu cực mà mỗi người trong chúng ta không nên có.

Nguyên nhân gây ra tự ti là gì?

Tự ti có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Áp lực xã hội: Xã hội tạo ra áp lực về việc phải đạt được các tiêu chuẩn về ngoại hình, thành công và thành tích. Điều này khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi bản thân không đáp ứng được những kỳ vọng không thực tế này.
  • Trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ: Các trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ như bị chà đạp, bị từ chối, bị mỉa mai hoặc bị kỳ thị có thể tạo ra cảm giác tự ti và tự đánh giá thấp bản thân.
  • Cách giáo dục và nuôi dạy: Những người trưởng thành trong môi trường giáo dục kỷ luật, chỉ trích và phê phán có thể phát triển sự tự ti.
  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy tự ti có thể do yếu tố di truyền trong gia đình.

Nguyên nhân thâm sâu của sự tự ti phần nhiều đến là do chính bản thân thiếu đi sự tự chủ, tính tự lập và không có nghị lực phấn đấu vươn lên.

Tác hại của tự ti là gì?

Tự ti là đặc điểm tính cách không hề hiếm gặp, bạn có thể nhận thấy ở những người xung quanh, trong gia đình, bạn bè hay thậm chí là chính bạn cũng có những mặc cảm, tự ti trong lòng. Tự tin giờ đây được xem là một căn bệnh phổ biến của giới trẻ, nhưng ít ai nhận biết được những hậu quả nguy hiểm của căn bệnh này. Sau đây là một số hậu quả của sự tự ti:

  • Ảnh hưởng tâm lý: Tự ti ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý. Những người tự ti thường sẽ từ bỏ hy vọng về bản thân, luôn cảm thấy áp lực và mệt mỏi vì thấy mình cố gắng bao nhiêu cũng chưa đủ so với người khác.
Tự ti ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý
Tự ti ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý
  • Luôn sống trong sự khó chịu: Việc luôn so sánh bản thân với người giỏi hơn khiến người tự ti cảm thấy buồn tủi và chịu đựng sự dày vò tâm lý do chính mình tạo ra.
  • Đánh mất cơ hội: Dù họ có tài giỏi nhưng nếu không đủ tự tin thể hiện cho người khác thấy thì những cố gắng này đều vô dụng. Việc này sẽ khiến họ mất đi các cơ hội tốt để phát triển bản thân. 
  • Làm tê liệt ý thức đấu tranh, phản kháng, cam chịu. Những người tự ti sẽ chấp nhận thân phận hèn kém con sâu cái kiến, bị những người xung quanh khinh bỉ, bị bóc lột, bị áp bức.

Biểu hiện của tự ti

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng tự ti.

Từ chối lời khen dành cho mình

Khiêm tốn là cần thiết nhưng phải đúng nơi đúng lúc. Nếu thể hiện sự khiêm tốn quá mức, từ chối những lời khen và tự đánh giá thấp về bản thân thể hiện sự tự tin trong con người bạn. Bạn nên phân biệt lúc nào cần phải khiêm tốn và lúc nào cần phải thể hiện cá tính, giá trị của mình.

Không coi trọng giá trị bản thân

Biểu hiện rõ ràng nhất của một người tự ti là không coi trọng giá trị bản thân, không tự hào và tin về những gì mình làm được. Người như vậy luôn nghĩ rằng họ không có khả năng gì và nếu có hoàn thành xuất sắc công việc thì họ sẽ cho rằng là vì nó đơn giản chứ không phải nhờ sự nỗ lực và năng lực của họ.

Luôn nghĩ về khuyết điểm của bản thân

Một người mang sự tự ti thường chỉ luẩn quẩn suy nghĩ về những lời dèm pha của mọi người. Họ có xu hướng nghĩ rằng người khác chỉ thấy điểm chưa đẹp của họ và lấy đó làm trò cười.

Luôn nghĩ về khuyết điểm của bản thân
Luôn nghĩ về khuyết điểm của bản thân

Không có chính kiến 

Một dấu hiệu chắc chắn cho thấy bạn là người tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân chính là ngại bày tỏ ý kiến của riêng mình. Bạn xem nhẹ suy nghĩ của mình và thấy rằng tham khảo ý kiến của những người khác sẽ dễ dàng hơn bởi những ý kiến đó có sức thuyết phục hơn ý kiến của mình.

Luôn nghĩ người khác giỏi hơn

Nếu bạn luôn so sánh bản thân với người khác, luôn nghĩ rằng họ giỏi hơn mình thì bạn đích thị đang bị sự tự ti xâm chiếm. Các nhà tâm lý học khuyên bạn ngừng việc so sánh vì đây là suy nghĩ mang tính hủy hoại, dẫn đến nhiều sai lầm.

Luôn trốn tránh và sợ thất bại

Người tự ti rất sợ thất bại. Đó là lý do họ thích đi theo lối mòn có sẵn, có sự đảm bảo của người đi trước hơn là thử một điều gì đó mới. Những người như vậy thường khá nhạy cảm và dễ gục ngã trước những thử thách tưởng chừng vô hại.

Luôn trốn tránh và sợ thất bại
Luôn trốn tránh và sợ thất bại

Biện pháp khắc phục tự ti

Nếu bạn đang cảm thấy tự ti, đừng quá lo lắng, có nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Dưới đây là một số cách để giúp bạn vượt qua sự tự ti:

Tìm hiểu về bản thân

Tìm hiểu về những điểm mạnh và yếu của mình để nhìn nhận bản thân một cách trung thực và công bằng. Không so sánh với người khác mà tập trung vào sự phát triển bản thân.

Trở nên khách quan

Đầu tiên, hãy trở nên khách quan hơn với những điều bạn cảm thấy tự ti. Hãy xem xét chúng từ một góc độ khách quan rồi đánh giá chúng theo tiêu chuẩn khách quan.

Thay đổi tư duy

Tự tin bắt đầu từ chính tư duy tích cực. Hãy tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống, loại bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

Nghĩ về những việc làm từng thành công

Hãy nghĩ về những việc làm bạn từng thành công trong quá khứ. Điều này có

thể giúp bạn tin tưởng vào khả năng của bản thân và cảm thấy tự tin hơn.

Nghĩ về những phẩm chất tích cực

Hãy tập trung vào những phẩm chất tích cực, chẳng hạn như sự trung thành, lòng tự trọng và nỗ lực. Điều này có thể giúp bạn thấy tự tin và có động lực để vượt qua sự tự ti.

Mặc cảm là gì? Cách vượt qua mặc cảm hiệu quả nhất

Vô tâm là gì? 6 biểu hiện nhận biết người vô tâm trong tình yêu

Học hỏi kỹ năng xã hội

Nếu bạn gặp khó khăn trong giao tiếp và thiếu kỹ năng xã hội, hãy tìm kiếm các khóa học hoặc đọc sách về kỹ năng xã hội. Học hỏi các kỹ năng này sẽ giúp bạn tự tin khi đối mặt với các tình huống xã hội.

Tham gia các khóa học kỹ năng 
Tham gia các khóa học kỹ năng

Tham gia vào các hoạt động xã hội

Hãy tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, đi tham quan hoặc làm quen với nhiều người mới. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi vùng an toàn của mình và rèn luyện kỹ năng xã hội.

Tập trung vào thành công cá nhân

Hãy xác định những thành công cá nhân của bản thân, dù nhỏ nhặt cũng là những thành tựu đáng quý. Hãy cảm ơn và tán dương chính bản thân mình vì những nỗ lực đã đạt được.

Tạo môi trường tích cực

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và những người thân thiết. Xây dựng môi trường tích cực và động viên lẫn nhau vượt qua những cảm giác tự ti.

Nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý

Nếu sự tự ti ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe tâm lý của bạn, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm về vấn đề này để được trợ giúp kịp thời.

Trên đây là những thông tin về tự ti là gì, biểu hiện, tác hại và dẫn chứng về sự tự ti. Tự ti ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quá trình phát triển bản thân. Vì vậy, nếu có những biểu hiện tự ti nêu trên thì hãy khắc phục ngay từ hôm nay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *