Văn học dân gian là loại hình nghệ thuật phổ biến, có sức ảnh hưởng lớn đến con người và xã hội. Nếu bạn đang quan tâm văn học dân gian là gì, đặc trưng và các thể loại cụ thể thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây!
Tóm tắt
Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn được từ hình thành và phát triển bởi nhiều tầng lớp nhân dân và được lưu truyền, giữ gìn qua nhiều thế hệ bởi hình thức truyền miệng.
Các tác phẩm văn học dân gian chính là những đúc kết quý báu từ chính những kinh nghiệm sống của tập thể nhân dân. Có thể nhận thấy rõ những tác phẩm văn học dân gian thể hiện rõ nét tâm tư, tình cảm, nhận thức của con người về đời sống lao động và đời sống cộng đồng.
Tác giả của văn học dân gian có thể là những người nông dân lao động, cũng có thể là thành phần trí thức. Những sáng tác của họ những điểm chung là đều nhằm mục đích phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất để cải thiện đời sống tinh thần.
Đặc trưng của văn học dân gian
Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian chính là tính truyền miệng và tính tập thể. Những đặc trưng này đóng vai trò chi phối xuyên suốt quá trình sáng tạo, lưu truyền những tác phẩm văn học dân gian, thể hiện cho sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với đời sống của cộng đồng.
Mang tính truyền miệng
Tính truyền miệng là đặc trưng nổi bật nhất trong văn học dân gian, đây cũng là điểm khác biệt giữa thể loại này với học viết. nếu như văn học viết được lưu trữ bằng chữ viết thì văn học dân gian lại được lưu giữ bởi phương thức truyền miệng từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ khác nhau.
Ngay cả khi văn học dân gian được chép lại thì quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục được diễn ra. Ngôn từ truyền miệng góp phần trong việc tạo được nội dung được nội dung, nghệ thuật thú vị cho các tác phẩm văn học dân gian, góp phần phản ánh hiện thực cuộc sống một cách rõ nét và sinh động.
Phương thức truyền miệng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như: nói, kể, hát, diễn kịch.
Mang tính tập thể
Văn học dân gian là sản phẩm của sáng tác tập thể, cụ thể ban đầu sẽ có người khởi xướng tạo nên sản phẩm. Sau đó sản phẩm này được tập thể tiếp nhận và dẫn dần được lưu truyền rộng rãi trong công đồng và các thế hệ sau.
Quá trình truyền miệng có thể được bổ sung, sửa chữa và làm phong phú cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Các tác phẩm dân gian được xem là tài sản chung của tập thể, mỗi người có thể tiếp nhận, sửa chữa theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.
Xem thêm: Trữ tình là gì? Khái niệm, đặc điểm của thơ trữ tình
Giá trị của các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam
Các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam mang rất nhiều giá trị như:
Là kho tàng tri thức phong phú
Văn học dân gian chính là kho tàng tri thức về mọi mặt của đời sống. Tri thức dân gian đa phần là kinh nghiệm lâu đời đúc kết từ thực tiễn, được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật, mang đến hấp dẫn để người đọc, người nghe để dễ dàng tiếp thu, phổ biến và lưu truyền.
Bên cạnh đó tri thức dân gian còn thể hiện trình độ, quan điểm nhận thức của nhân dân. Đây là tấm gương phản chiếu chân thực nhất các vấn đề lịch sử, xã hội dưới góc nhìn của tập thể.
Việt Nam có nhiều dân tộc cùng sinh sống và mỗi dân tộc lại sở hữu những khi tàng văn học dân gian riêng. Nhờ đó làm giàu đẹp và phong phú hơn vốn tri thức của dân tộc.
Giáo dục con người
Các tác phẩm văn học dân gian giáo dục con người tính nhân đạo, lạc quan. Đó là tình yêu thương lẫn nhau, tinh thần đấu tranh trước những bất công và niềm tin vào sự thắng lợi của chính nghĩa,…
Tất cả nhằm hướng con người đến những giá trị sống tốt đẹp, cao quý hơn. Có thể nói các tác phẩm văn học dân gian góp phần tu dưỡng phẩm chất tốt đẹp của con người.
Giúp văn học dân tộc có bản sắc riêng
Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua nhiều thế hệ, trong đó rất nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực cho chúng ta học tập. Đó là những câu chuyện kể mà cứ kể độ tuổi nào cũng yêu thích, là những lời ca tiếng hát ân tình làm say đắm bao thế hệ. Từ đó tạo nên được bản sắc riêng cho văn học dân tộc.
Các thể loại văn học dân gian
Văn học dân gian Việt Nam có tổng cộng 12 thể loại được truyền miệng rộng rãi trong quần chúng nhân dân và có nhiều dị bản nhằm phản ánh đặc trưng của từng vùng. Dựa vào phương thức biểu đạt mà 12 thể loại này được chi thành 3 nhóm như sau:
– Văn xuôi với lối viết kể chuyện, bao gồm: Truyền thuyết, sử thi, thần thoại, truyện ngụ ngôn, cổ tích, truyện cười.
– Thơ ca với những vần thơ có độ dài khác nhau, xây dựng trên quy tắc gieo vần như: ca dao tục ngữ, thành ngữ, câu đố, vè.
– Nghệ thuật biểu diễn sân khấu được kết hợp giữa thơ ca và âm nhạc như hát chèo.
Cụ thể 12 thể loại văn học dân gian gồm có:
– Thần thoại: Thể loại này với những tác phẩm nhằm kể lại sự tích của các vị thần trong việc tạo dựng thế giới. Thể loại thần thoại phản ánh nhận thức của con người về thời cổ đại và nguồn gốc của con người.
– Truyền thuyết: Với những câu chuyện được truyền miệng về các nhân vật lịch sử có hoặc không có thật hay giải thích nguồn gốc linh vật dựa theo quan điểm của cá nhân. Với thể loại này thường sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, phóng đại,.. để nâng tầm các nhân vật huyền ảo.
– Sử thi: Là tác phẩm nói về đời sống hàng ngày hay nhân vật trung tâm nào đó như anh hùng, dũng sĩ,…
– Truyện cổ tích: Là thể loại được hư cấu với cốt truyện mang đậm màu sắc huyền thoại như nàng tiên, ông bụt, phù thuỷ,…
– Truyện ngụ ngôn: Thể loại truyện ngụ ngôn có thể là văn xuôi, thơ,.. dùng lối nói ẩn dụng để nói bóng gió chuyện người khác với mục đích nêu lên bài học nào đó.
– Truyện cười: Nhằm mục đích giải trí cho người đọc với những câu chuyện đơn giản và hài hước.
– Tục ngữ: Là những điều được đúc kết từ dân gian, đó là những câu nói ngắn gọn với vần điệu dễ nhớ, dễ truyền miệng.
– Câu đố: Phản ánh sự vật, hiện tượng theo lối nói lái, sáng tạo câu đố nhờ đặc trưng, chức năng của từng vật thể cá biệt, được phản ảnh bởi hình ảnh được so sánh.
– Ca dao: Truyền miệng dưới dạng câu hát, thường được phổ biến theo thể thơ lục bát dễ thuộc và ghi nhớ.
– Vè: Là hình thức tự sự dân gian, có vần và phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra. Từ đó thể hiện thái độ khen chê với những sự kiện này.
– Truyện thơ: Thể loại này được sáng tác bằng chữ Nôm, thường được viết theo thể lục bát.
– Chèo: Chào là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đối với người dân Việt Nam.
Như vậy chúng ta đã hiểu rõ được văn học dân gian là gì, cũng như đặc trưng và các thể loại của văn học dân gian. Từ đó để hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng và giá trị to lớn của nền văn học Việt Nam.