Viên chức – công chức là gì? Phân biệt cán bộ công chức, viên chức

Công chức, viên chức là thuật ngữ không còn xa lạ với mọi người, tuy nhiên chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa hai cách gọi này. Hãy cùng tìm hiểu công chức, viên chức là gì và cách phân biệt chính xác trong bài viết sau đây nhé!

Công chức là gì?

Theo Điều 1 Luật Cán bộ, công chức, viên chức 2019, công chức là công dân Việt Nam, được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội các cấp Trung ương, tỉnh, huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an, làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công chức làm việc trong cơ quan, đơn vị Nhà nước
Công chức làm việc trong cơ quan, đơn vị Nhà nước

Công chức thường được xếp vào ngạch dựa theo năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Trong đó, công chức là chuyên viên cao cấp có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất, thứ bậc giảm dần cho đến nhân viên.

Viên chức là gì?

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định, viên chức là công dân của Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí công việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.

Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập

Qua định nghĩa này, mọi người chắc đã biết công chức khác viên chức như thế nào rồi đúng không?

Cách phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Thông thường, chúng ta hay gọi chung là công nhân viên chức nhưng không nắm rõ được sự khác biệt giữa ba khái niệm này. Hãy cùng theo dõi bảng dưới đây để tìm ra câu trả lời!

Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Nơi công tác Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương, tỉnh, huyện – Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương, tỉnh, huyện

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)

– Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập

 

Nguồn gốc Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế Được tuyển dụng theo vị trí công việc, làm việc theo chế độ hợp đồng
Tập sự Không phải tập sự

 

– 12 tháng với công chức loại C

– 06 tháng với công chức loại D

Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng lao động
Hợp đồng làm việc Không làm việc theo chế độ hợp đồng Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(Công chức quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập thì được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập)

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

 

Bảo hiểm xã hội Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Hình thức kỷ luật – Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Bãi nhiệm

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

(Thậm chí có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp)

Ví dụ về từng đối tượng – Thủ tướng

– Chánh án TAND tối cao

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Chủ tịch Hội đồng nhân dân…

– Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, huyện

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyện

– Thẩm phán

– Thư ký tòa án

– Kiểm sát viên…

– Bác sĩ

– Giáo viên

– Giảng viên đại học

Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức 2008 – Luật Cán bộ, Công chức 2008

– Nghị định 06/2010/NĐ-CP

Luật Viên chức 2010

Điều kiện để chuyển đổi từ viên chức sang công chức

Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 58 Luật Viên chức 2010:

  • Viên chức đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ 60 tháng trở lên (không tính thời gian tập sự); Có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng; Khi cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển, theo quy định của pháp luật.
  • Viên chức được bổ nhiệm làm công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội phải thực hiện quy trình xét chuyển công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật; đồng thời quyết định bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng.
  • Viên chức nắm giữ vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi được bổ nhiệm vào ngạch công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch; đồng thời được giữ nguyên chức danh, được hưởng lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Cán bộ, công chức được điều về làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập, khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật
Viên chức được chuyển sang công chức theo quy định
Viên chức được chuyển sang công chức theo quy định

Nói một cách đơn giản, viên chức được chuyển sang công chức nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây:

  • Đã làm việc từ 05 năm trở lên tại đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đáp ứng được vị trí việc làm mới;
  • Cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng phù hợp với công việc của viên chức đang phụ trách.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu công chức, viên chức là gì đúng không? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn biết cách phân biệt công chức và viên chức không bị nhầm lẫn nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *