Nghiệp là gì? Nguồn gốc và cách hóa giải nhanh hết nghiệp

Nghiệp” là từ được rất nhiều người sử dụng trong thời gian gần đây. Thậm chí, dường như “nghiệp” còn trở thành trào lưu khi người ta sử dụng nó như từ đầu cửa miệng cho rất nhiều câu chuyện trong cuộc sống. Vậy nghiệp là gì, hãy cùng tìm hiểu về điều này qua cái nhìn của Phật Giáo trong bài viết dưới đây.

Nghiệp là gì?

Nghiệp là gì?
Nghiệp là gì?

Nghiệp là một từ Hán Việt đã được dịch từ tiếng Phạn – Karma, có nghĩa đơn giản là các hành vi. Đức Phật là người đã phân loại 3 nhóm hành vi chính: Hành vi ngôn ngữ, hành vi chân tay và hành vi tư duy. Đức Phật có nhấn mạnh đến hành vi tư duy và xem nó mới là đạo diễn của 2 nhóm hành vi còn lại. Khi con người có sự dụng ý, sự bận tâm, nếu không bây giờ thì ở lúc khác, nếu không theo cách thức này thì cách thức nọ, người đó sẽ có khuynh hướng thể hiện nó thông qua lời nói hoặc việc làm.

Từ nhận thức này, đức Phật khuyên mọi người làm chủ hành vi tâm thức. Sở dĩ như vậy vì nếu không con người sẽ trở thành con lật đật bị dẫn dắt, giật dây, đồng thời chúng ta biến những người xung quanh thành nạn nhân của chúng ta qua các hành vi phạm pháp như giết người, trộm cắp hay lừa đảo…

Như vậy, khi Đức Phật đã gọi một hành vi nào đó là karma, thì ngài nhấn mạnh rất rõ một điều hành động đó dù cho cố ý hay vô tình, hậu quả của các hành động đó về phương diện tiêu cực cho xã hội và cộng đồng này là không thể tránh khỏi. Những hành động hữu ích cho đời, cho người thì không nên xảy ra tình cờ mà phải phát xuất từ động cơ cao quý và thái độ vị tha. Nghiệp chính là một trong các học thuyết quan trọng của triết học Phật giáo.

Khẩu nghiệp là gì? Làm thế nào để tu khẩu nghiệp từ miệng?

Vì sao con người lại phải trả nghiệp?

Cách trả nghiệp nhanh nhất
Cách trả nghiệp nhanh nhất

Phật giáo cho rằng, mỗi hành động của con người đều tạo ra phản ứng của hành động đó. Chúng ta gọi đó là quả. Nếu chia ra làm 2 nhóm hành động, thì hành động tích cực sẽ đem đến quả tốt, hành động tiêu cực sẽ đem đến các hậu quả nghiêm trọng. Khi con người phải chịu các hậu quả xấu đó thì Phật giáo gọi là trả nghiệp. Tức là mọi người đều không thể nào trốn tránh trách nhiệm, hậu quả về tất cả những gì mà mình đã tạo tác. 

Trong kinh Pháp cú, Đức Phật có nêu ra một ví dụ sâu sắc. Nếu khi các yếu tố đã hội đủ, một hành động xấu đã đến lúc chín muồi thì dẫu cho những người nghiệp nặng có lặn sâu dưới đại dương, ẩn náu trong các động đá, bay cao trên bầu trời xanh thì vẫn không thể tránh được các hậu quả xấu, buộc phải trả nghiệp.

Theo Đức Phật, nhận thức này sẽ khiến con người ta cảm thấy, nếu chúng ta không thể chạy khỏi mạng lưới của nghiệp quả, thì thà có chậm chân một chút, ít lợi ích một chút, nhưng mọi việc nếu được làm đúng lương tâm, đúng pháp luật, thì sẽ được thanh thản, không phải lo lắng bất an. Có câu nói “phàm khi làm việc gì cũng nên suy nghĩ đến hậu quả của nó”.

Lối nhận thức này sẽ giúp chúng ta trở nên điềm tĩnh hơn, sâu sắc hơn và có trách nhiệm đối với tất cả những gì mà chúng ta đã, đang làm, sẽ làm, vô tình hay cố ý, với chính mình, người thân hay cộng đồng. 

Sân si là gì? Làm sao để bớt sân si trong cuộc sống?

Cách để trả nghiệp nhanh nhất?

Nghiệp là gì trong đạo Phật?
Nghiệp là gì trong đạo Phật?

Như vậy, có thể thấy nghiệp là một khái niệm chống lại thuyết định mệnh, giúp con người có thể chủ động thay đổi số phận của mình, tức trả nghiệp. Đạo Phật không có khái niệm định mệnh. Khi đã làm một hành động nào đó, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện một hành động đối lập để thay đổi. Không nhất thiết hễ chúng ta lỡ làm một hành động không tốt thì quả sẽ trả như một sự an bài của định mệnh. Nếu lỡ làm những hành vi xấu, thì đạo Phật cũng có một khái niệm gọi là chuyển nghiệp.

Ví dụ, trước kia nếu chưa hiểu biết gì về khái niệm nghiệp, một người lỡ móc túi một số tiền 1 triệu đồng. Sau 10 năm, để chuyển được nghiệp trong quá khứ đã làm thì người ấy nên dùng số tiền tương đương, theo thời giá, ví dụ như vài triệu đồng để làm những việc thiện phước. Lúc này nghiệp xấu có thể bị loại trừ, hay còn gọi là vô hiệu nghiệp. Tức là gieo 1 nghiệp cùng bản chất, cùng số lượng và cùng chất lượng để hai nghiệp này triệt tiêu lẫn nhau, về con số 0. 

Bằng học thuyết này, đức Phật muốn nói với chúng ta rằng, nếu đã có một quãng đời xấu trong quá khứ thì cũng đừng mặc cảm, mà hãy phân tích bản chất hành vi xấu trước kia rồi nhanh chóng gieo trồng vào cuộc sống này những hành vi đối lập với số lượng tương đương hoặc là lớn hơn.

Phật giáo cho rằng con người không hề có một số phận cố định và sự trả nghiệp không dừng lại ở sự day dứt trong lương tâm, mà biến thành những hành động cụ thể, hữu ích, đúng đắn để thay đổi định mệnh và có một cuộc sống tốt đẹp, thanh thản hơn. Tuy không có dấu hiệu trả hết nghiệp nào rõ ràng để nhận biết người nghiệp nặng nhưng điều này nằm ở đức tin của chúng ta, vì vậy hãy cố gắng làm theo.

Nhân sinh quan là gì? Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến người Việt

Ai sẽ là người trả nghiệp?

Giáo lý Phật giáo có câu rằng, “con người mới là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra”. Nhưng, thành ngữ Việt Nam lại có câu “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Trong thực tế, ta cũng có thể nhận thấy nhiều trường hợp khi một người gây ra hành vi xấu, thì những người trong gia đình cũng bị “vạ lây”. Điều này liệu có thật?

Phật giáo có đưa ra hai nhận thức. Thứ nhất, Đức Phật nhấn mạnh đến trách nhiệm đạo đức của mỗi hành vi mà con người đã làm. “Con người chính là kẻ thừa tự của nghiệp do mình gây ra”, tức mỗi người là đạo diễn, nhưng cũng sẽ là người nhận lấy hậu quả từ hành động của bản thân. Chúng ta cần phải có trách nhiệm với hành vi của chính mình và hưởng những quả tốt đẹp do mình tạo ra.

Từ đó, Đức Phật kêu gọi mỗi người hãy dành thời gian từ khi còn trẻ, khỏe để chia sẻ các phước báu của mình đến những mảnh đời kém may mắn hơn để bản thân nhận được những quả lành từ hành động ấy. Tức là, khi chúng ta làm việc thiện cho cộng động, thực ra về phương diện nghiệp thì tức là chúng ta đang làm cho chính mình.

Nhận thức thứ hai, để đề cao trách nhiệm về đạo đức và trách nhiệm về luật pháp của mỗi con người, Đạo Phật nhấn mạnh đến góc độ của sự cộng hưởng nhân quả. Một người tạo ra một tác động không chỉ phải chịu hậu quả xấu cho chính bản thân người đó mà còn có tác hại cho người xung quanh. Nhận thức về thuyết cộng hưởng nhân quả sẽ giúp cho con người trở nên biết quan tâm hơn.

Kinh Phật đưa ra một ví dụ là tại một khu vườn, khi một bông hoa nở có mùi thơm, thì dù những bông hoa khác chưa nở thì hương thơm cũng đã lan tỏa khắp nơi, nghĩa là “thơm lây”. Ngược lại, ở một khu chợ cá, khi một người bước vào, mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với cá, nhưng bước ra, mùi cá vẫn sẽ thoang thoảng vương bên người. Đó chính là sự cộng hưởng nhân quả. 

Hai phương diện “gieo gì gặt nấy” cùng cộng hưởng nhân quả song song tồn tại, bổ sung cho nhau chứ cả hai không loại trừ, mâu thuẫn nhau. Hiểu rõ cả hai phương diện này, chúng ta cần có một trách nhiệm cao hơn, vừa cố gắng sống có ích cho chính mình, vừa biết sợ đủ để luôn tránh làm các hành vi xấu.

Từ đó, loại trừ những nhận thức sai lệch như “hy sinh đời bố củng cố đời con”, gây ra nhiều hành vi không đúng nhằm mục đích trục lợi cho con cháu mình. Gieo các hành động tích cực, tốt đẹp, chính là đang gieo hạt giống nghiệp tốt cho chính mình, đem lại phước lành cho gia đình và cho cả cộng đồng, xã hội.

Trên đây là những thông tin về nghiệp là gì mà chúng mình muốn chia sẻ đến quý vị độc giả. Chúc các bạn luôn vui sống với những nghiệp tốt mà mình đã gieo, đừng quên tiếp tục đón đọc những bài viết mới của Palada.vn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *