Bạn đã rất nhiều lần bắt gặp một người nói chuyện sến súa, nhưng để cho bạn giải thích bạn lại không giải thích được chính xác sến súa là gì. Nếu bạn đang trong trường hợp này thì bài viết này là dành cho bạn, khi cho chúng ta biết được sến súa là gì và nguồn gốc, ý nghĩa của sến súa.
Tóm tắt
Sến súa là gì?
Sến súa thường được hiểu là từ để chỉ một lời nói, hành động, trạng thái, cử chỉ hay lối ăn mặc phóng đại, làm lố, vượt quá mức bình thường vốn có của nó. Bằng một cách nào đó vô tình hay cố ý những lời nói hành động này cũng sẽ làm cho người xung quanh cảm thấy sến.
Những lời nói sến súa là những lời nói hoa mỹ nhưng lại quá mức sáo rỗng. Sử dụng từ sến súa trong lời nói chỉ cách nói chuyện ướt át tình cảm quá đà đến nỗi khiến đối phương phải ngại ngùng và xấu hổ.
Nguồn gốc của sến súa
Nhắc đến nguồn gốc của sến súa phải nhắc đến nguồn gốc của từ sến ở rất nhiều năm trước đây. Cụ thể là vào khoảng năm 1958 đến những năm 1960. Vào thời điểm đó, giới trẻ Sài Gòn đang trở nên ngày càng năng động và tiếp thu nhiều những văn hóa mới của phương Tây, trong đó có ngôn ngữ.
Những văn hóa và từ ngữ mới du nhập từ phương Tây xuất hiện nhiều hơn ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu thời bấy giờ. Đặc biệt thời bấy giờ, có một bộ phim mang tên “Anh em Karamazov” từ Nga du nhập vào Việt Nam và đem đến một sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Trong bộ phim có sự xuất hiện của cô đào Maria Schell mang thân hình nóng bỏng và bốc lửa ăn mặc lòe loẹt. Ở cuối phim Maria Schell cất lên một giọng hát ngọt ngào “em ơi, nếu lỡ mộng không thành thì sao”. Và từ đó giới trẻ Sài Gòn tiếp thu rất nhanh, hình thành một trào lưu mới trong xã hội.
Chính vì không có chút thông điệp nào trong trào lưu, có phần thái quá và trống rỗng mà lúc bấy giờ báo chí nước ta đã dành những bài viết dài để phân tích về hành động đó, chỉ người con gái nghèo thích học làm sang, ăn mặc diêm dúa và nói những lời sáo rỗng. Những người trẻ tuổi cũng đã đặt tên cho phong trào này là “maria sen”, là phiên âm của tên nhân vật Maria Schell trong bộ phim và gọi tắt là “sến”. Từ đó các từ như sến súa, sến sẩm, sến sến,.. bắt đầu ra đời dùng để châm biếm, chế nhạo những người có cách thể hiện lòe loẹt quá đà.
Trước những năm 1975, từ sến súa chỉ được sử dụng ở miền Nam, tuy nhiên sau đó nó đã được lan rộng và được mọi người sử dụng rộng rãi trong cả nước.
Đặc biệt, trước đó nước ta cũng đã có một dòng nhạc phát triển nhanh chóng, đi sâu vào lòng mỗi người mà người ta thường gọi là nhạc sến hay ngày nay còn gọi là dòng nhạc Bolero trữ tình.
Không ai định nghĩa nhạc sến, bởi từ trước tới giờ đây là cách gọi mang tính chủ quan nhiều hơn, khi “sến” vẫn có thể được coi là một tính từ và nhạc sến là thể hiện sự cảm nhận, thái độ của một người đối với một dòng nhạc. Đây là một dòng nhạc ngọt ngào tình tứ, êm ái, nhẹ nhàng được vô cùng yêu thích bởi giới trung niên và người cao tuổi hiện nay.
Sến súa trong các ngôn ngữ khác nhau
Trong mỗi ngôn ngữ khác nhau, sến súa cũng được dịch ra với những tên gọi khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng vẫn mang một ý nghĩa đó là chỉ về sự làm quá lên, phóng đại, mùi mẫn mà sáo rỗng. Ở đây mình sẽ giới thiệu tiêu biểu đó là sến súa trong tiếng Anh và sến súa trong tiếng Trung.
Sến súa trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, sến súa thường được gọi là “cheesy”. Đây chính là một từ lóng và có khá nhiều nghĩa khi sử dụng ở trong các ngữ cảnh trường hợp khác nhau.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy nhiều nhất đó là cheesy xuất hiện trong các ngữ cảnh thể hiện sự sến sẩm hoặc một điều gì đó không hay lắm.
Trong tiếng Anh, đồng nghĩa với “cheesy” cũng còn hai từ khác đó là “comy” và “tacky”. Tuy nhiên thì hai từ này lại mang hàm ý tiêu cực nhiều hơn là dừng lại ở mức châm biếm trêu đùa. Hai từ này thường sẽ nói về những đồ vật rẻ tiền và chất lượng kém.
Sến súa trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung thì sến súa được gọi là 俗气 và có pinyin là /sú qi/. Nghĩa gốc của từ này trong tiếng Trung là dùng để ám chỉ những thứ dung tục trong cuộc sống, những người có suy nghĩ và hành động lạc hậu không theo kịp thời đại.
Tuy nhiên hiện nay nghĩa này lại không được người Trung sử dụng nhiều nữa mà 俗气 thường được cư dân mạng Trung Quốc dùng để phóng đại lên một câu nói, sự việc hay một ai đó nhằm khoe khoang.
Sến súa trong tình yêu
Mặc dù hầu hết trong các trường hợp thì sến súa được sử dụng ý chỉ một điều không được tốt cho lắm, có phần tiêu cực. Tuy nhiên trong tình yêu, sến súa được cho là cũng có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này sến súa là những từ ngữ ngọt ngào mặc dù có phần thái quá nhưng nó thể hiện sự lãng mạn của tình yêu đôi lứa và cách họ nhìn mọi thứ trong tình yêu đều là màu hồng.
Những cặp đôi yêu nhau thường dành cho nhau những câu nói tình cảm, lời lẽ ngọt ngào đôi khi có phần sến súa. Tất nhiên khi yêu nhau người ta có quyền thể hiện tình cảm của mình, nhưng nên có mức độ vừa phải và chỉ nên sử dụng ở những thời điểm nhất định tránh việc sến súa quá đà, làm cho người khác cảm thấy nổi da gà và coi hành động đó là không bình thường.
Đặc biệt, sến súa thường được sử dụng rất nhiều trong trường hợp các đôi nam nữ đang tán tỉnh nhau. Nói những câu sến súa để thu hút đối phương và như là công cụ để các chàng trai, cô gái có thể gửi gắm tấm lòng, sự chăm sóc của mình dành cho đối phương, chinh phục đối phương.
Sến súa trên facebook
Có thể nói ngày nay sến súa là từ được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong giới trẻ. Sến súa từ đó cũng được đưa nhiều lên cả các trang mạng xã hội, điển hình trong đó là trên facebook.
Không khó để bạn có thể bắt gặp từ sến súa xuất hiện trên facebook. Chẳng hạn như dưới bình luận của một cảnh phim cầu hôn lãng mạn, nhiều người đã bình luận với ý trêu chọc như: “Tỏ tình sến súa quá đi”, “ Sến nhưng mà ngọt nha”,…
Hoặc sến súa trên facebook cũng có thể dùng để nói về những giai điệu, ca khúc nhạc bolero ướt át và có phần tình cảm lãng mạn. Ví dụ: Sao cậu mở cái nhạc gì mà sến súa quá vậy? hoặc Nghe nhạc sến không bạn ơi?
Những câu nói sến súa và những câu thả thính sến súa trong tình yêu
Ngay từ thời ông cha ta, trong những câu ca dao, những câu đối thể hiện tình yêu nam nữ đã có yếu tố “sến súa” trong đó. Tuy nhiên ở đây sến súa không hề phô trương hay mang ý nghĩa tiêu cực mà được nhẹ nhàng đưa vào thơ ca một cách tinh tế đằm thắm thể hiện tình yêu sự gắn bó đôi lứa.
- Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: Có lấy anh chăng?
- Chừng nào cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em
- Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Những câu thả thính sến súa
– Anh nguyện là ánh nắng để cho bông hoa xinh đẹp nhất là em luôn rực rỡ mỗi ngày.
– Em biết không, em chính là điều đầu tiên mà anh nghĩ đến mỗi khi thức dậy, cũng chính là điều cuối cùng mà anh nghĩ đến trước khi đi ngủ.
– Hôm nay em học toán hình, vuông tròn chẳng có mà toàn hình bóng anh.
– Hoa rồi cũng sẽ tàn, trăng sẽ lặn và cây cối sẽ già, nhưng tình yêu em dành cho anh thì vẫn không thay đổi, trước sau như một.
Qua bài viết, đã giải thích cho bạn được sến súa là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của sến súa. Hi vọng các bạn đã có cho mình những kiến thức về từ đặc biệt này, từ đó biết cách sử dụng sao cho hợp với ngữ cảnh nhất.