Bồ công anh có tác dụng gì? Cách nhận biết cây bồ công anh

Bồ công anh là vị thuốc dân gian quen thuộc nên không ít người lầm tưởng đây là cây cỏ dại mà bỏ qua những công dụng tuyệt vời của nó. Hãy cùng tìm hiểu bồ công anh có tác dụng gì trong bài viết sau đây nhé!

Đặc điểm cây bồ công anh

Bồ công anh dược liệu là loại cây thuộc họ Cúc, tên khoa học là Lactuca indica L và một số tên gọi dân gian khác như cây diếp trời, cây bồ cóc,…

Hình ảnh cây bồ công anh thấp
Hình ảnh cây bồ công anh thấp

Loài cây này cao từ 1-2m, thân thẳng, không có cành, lá cây dài, mép lá có nhiều răng cưa. Khi ngắt thân cây sẽ tiết ra dịch màu trắng đục như sữa, hoa có màu trắng hoặc vàng.

Bồ công anh thường mọc tự nhiên ở vệ đường, ven sông, hồ hoặc trên sườn núi ở các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở miền Bắc và có thể trồng bằng hạt hoặc gốc cây.

Cây bồ công anh có ba loại khác nhau là:

  • Cây bồ công anh cao: được sử dụng phổ biến, thường mọc ở đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.
  • Cây bồ công anh thấp (bồ công anh lùn): còn được gọi là bồ công anh Trung Quốc, có chiều cao chỉ khoảng 60cm. Đây là vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều loại bệnh và rất tốt cho sức khỏe.
  • Cây chỉ thiên: thường mọc ở miền Nam Việt Nam, thường được trồng làm rau, làm trà hoặc làm cảnh chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Vì bồ công anh không phải dược liệu quý hiếm nên giá thành khá rẻ, dễ mua, bồ công anh mua ở đâu cũng được, tại hiệu thuốc Đông y hoặc cơ sở dược liệu trên toàn quốc.

Tác dụng của cây bồ công anh

Bảo vệ xương

Bồ công anh là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào, cung cấp 10% nhu cầu canxi khuyến nghị trong ngày cho bạn. Bên cạnh đó, bồ công anh còn có nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và luteolin. Vì vậy, uống trà hay ăn lá bồ công anh có tác dụng bảo vệ xương khỏi tác động của gốc tự do, ngăn ngừa sâu răng, co thắt cơ, huyết áp cao và thiếu hụt canxi.

Giúp thanh lọc, giải độc gan

Bồ công anh uống có tác dụng thanh lọc, giải độc gan và giúp gan hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhờ khả năng duy trì lượng mật phù hợp, tăng cường hấp thụ chất khoáng và ngăn ngừa phát triển các loại bệnh.

Trà bồ công anh giúp thanh lọc, giải độc gan
Trà bồ công anh giúp thanh lọc, giải độc gan

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Trà bồ công anh giúp kích thích quá trình sản sinh insulin trong tủy và duy trì lượng đường trong máu ở mức thấp, tốt cho người bệnh.

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Bồ công anh giúp giảm đau, hạn chế tái phát và phòng ngừa biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Dược tính trong bồ công anh có tác dụng giảm bớt cơn đau gout cấp, ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả.

Chống nhiễm trùng da

Bồ công anh được chứng minh là có tác dụng sát trùng, khử khuẩn, giúp giảm ngứa hay kích thích do chàm, vảy nến và nhiễm trùng da. Ngoài ra, tắm lá bồ công anh có tác dụng chữa rôm sảy vì lá bồ công anh tươi có tính mát, chứa kháng sinh tự nhiên, giúp thanh nhiệt, giải độc cho da.

Lợi tiểu, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Rễ cây bồ công anh giúp chống viêm, lợi tiểu tự nhiên, tăng cường đào thải chất độc hại bên trong cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nguy cơ ung thư bàng quang, các vấn đề ở thận và nang ở cơ quan sinh sản.

Chữa tắc tia sữa

Theo kinh nghiệm dân gian, lá bồ công anh lợi sữa và chữa tắc tia sữa rất hiệu quả. Do đó, người ta thường sử dụng rau bồ công anh cho bà đẻ vừa lợi sữa vừa ngăn ngừa một số bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

Bồ công anh chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh
Bồ công anh chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh

Trị mụn trứng cá

Trong thân và lá cây bồ công anh có chất kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt, thích hợp để chữa trị mụn trứng cá và các loại mụn khác. Ngoài ra, uống nước bồ công anh hằng ngày còn giúp bạn có được làn da trắng đẹp hơn.

Cách sử dụng cây bồ công anh

  • Làm trà: ngâm rễ hoặc hoa bồ công anh khô, cao bồ công anh trong nước sôi 30 phút, sau đó uống như trà
Uống trà bồ công anh hằng ngày
Uống trà bồ công anh hằng ngày
  • Nấu nước rễ bồ công anh nướng: rửa sạch rễ, cắt lát và nướng 30 phút trong nhiệt độ 300℃, ngâm nước sôi trong khoảng 10 phút sau đó uống vào buổi sáng. Thức uống này giúp giải độc, tăng cường miễn dịch, cải thiện chức năng gan.
  • Làm nước sốt: bồ công anh ăn được không nếu kết hợp với rau ngò làm nước sốt, không chỉ giúp tăng hương vị món ăn mà còn giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn gốc tự do, kháng virus, giải độc cơ thể.
  • Nguyên liệu trong món salad: ăn rau bồ công anh có tác dụng bổ sung vitamin C và tăng cường chất xơ nên có thể làm món rau trộn với bông cải xanh, cải trắng. Tuy nhiên, ăn sống lá bồ công anh có vị hơi đắng, hơi khó ăn.
  • Món rau xào: rau bồ công anh xào tỏi, vắt thêm chút chanh khi ăn rất ngon, có thể thêm ớt và hành tây tùy khẩu vị của từng người
Món rau bồ công anh xào tốt cho sức khỏe
Món rau bồ công anh xào tốt cho sức khỏe

Một số lưu ý khi dùng bồ công anh

Cây bồ công anh sấy khô có dược tính khá cao, do đó trước khi dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, viêm da dị ứng… Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên ngưng dùng ngay lập tức và chuyển sang các phương pháp điều trị khác.
  • Nếu dùng bồ công anh chữa tắc tia sữa, lúc đầu các mẹ nên uống ít, sau đó tăng liều lượng dần theo thời gian, tối đa 300ml mỗi ngày.
  • Uống nước bồ công anh liên tục trong thời gian dài có thể làm giảm tác dụng hoặc thậm chí mất tác dụng của thuốc kháng sinh. Ngoài ra, trong dược liệu này có chứa hàm lượng Kali khá cao, không nên dùng quá nhiều sẽ gây tình trạng mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
Bồ công anh sấy khô có dược tính mạnh
Bồ công anh sấy khô có dược tính mạnh

Những đối tượng không nên dùng bồ công anh

  • Người mắc bệnh huyết áp cao và suy tim xung huyết
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, tắc ống dẫn mật
  • Người bị mẫn cảm với các thành phần trong bồ công anh
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Trên đây là tổng hợp thông tin về đặc điểm và lợi ích của bồ công anh. Đây là dược liệu tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về liều lượng cụ thể để đảm bảo sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *