Bọ ngựa ăn gì? Bọ ngựa sống ở đâu và cách nuôi bọ ngựa

Bọ ngựa là loài vật gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Quen thuộc là vậy nhưng có bao giờ bạn để ý xem bọ ngựa ăn gì, sống ở đâu không? Nếu chưa có câu trả lời thì Palada sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin thú vị về loài bọ ngựa cũng như cách nuôi bọ ngựa tại nhà vô cùng đơn giản qua bài viết sau nhé!

Bọ ngựa là con gì?

Bọ ngựa là loài thuộc bộ Cánh lưới, xuất hiện từ khoảng 20 triệu năm trước. Đây là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 – 80mm, có 2 cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Cánh bọ ngựa có màu xanh lá cây nhạt hoặc nâu nhạt.

Đốt ngực trước dạng ống kéo dài; trong các xư­ơng chậu của chân trước có 1 chấm đen, thường với 1 điểm nâu sáng ở chính giữa. Đôi chân trước của bọ ngựa có dạng l­ưỡi kiếm, bờ trong có răng, dùng để bắt mồi và chiến đấu với kẻ thù. 

Bọ ngựa là loài thuộc bộ Cánh lưới

Bọ ngựa cái thường lớn hơn bọ ngựa đực (con cái 48 – 76mm; con đực 40 – 61 mm). Màu sắc thay đổi theo màu của nơi ở (đặc biệt là khi rình mồi): màu thường xuất hiện là xanh lá cây, màu cỏ úa hoặc vàng, nâu. 

Mắt của bọ ngựa được ghép bởi nhiều tế bào thị giác khác nhau giúp chúng có thể nhìn từ khoảng cách rất xa.

Bọ ngựa ăn gì?

Bọ ngựa có ăn kiến không? Bọ ngựa nhỏ và trưởng thành đều thích ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như kiến, ruồi, bướm, bọ cánh cứng, ấu trùng, ong, gián,…Con trưởng thành thậm chí còn ăn cả thằn lằn, rắn, chim nhỏ, chuột. 

Bọ ngựa ăn côn trùng và lá cây
Bọ ngựa ăn côn trùng và lá cây

Bọ ngựa có ăn lá cây không? Thức ăn chủ yếu vào mùa hè và đông của bọ ngựa là lá cây non bởi khi đó côn trùng đang khan hiếm. 

Bọ ngựa sống ở đâu?

Bọ ngựa có thể sống ở các vùng đất khô nhưng thường được tìm thấy ở các khu vực có nhiều cây cối, đặc biệt là những khu rừng rậm.

Các vùng đất thấp và ẩm ướt, bao gồm các con sông, hồ, mương và các khu vực đầm lầy, cũng là môi trường sống lý tưởng của bọ ngựa. Chúng thường sống gần các nguồn nước này để dễ dàng tìm kiếm mồi và đẻ trứng. 

Bọ ngựa cũng có thể được tìm thấy ở các khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là nơi có nhiều cây xanh và khu vực có đầm phá, ao hồ. 

Bọ ngựa thường sống ở các khu vực có nhiều cây cối
Bọ ngựa thường sống ở các khu vực có nhiều cây cối

Có thể tìm thấy bọ ngựa trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Trên thế giới, bọ ngựa phân bố rộng ở cả vùng ôn đới và nhiệt đới thuộc các châu lục: châu Âu, châu Á, châu Phi, thậm chí ở cả Bắc Mỹ và Australia.

Tập tính săn mồi của bọ ngựa

Cách săn mồi của bọ ngựa chủ yếu dựa vào thị lực để xác định vị trí con mồi. Tầm nhìn của bọ ngựa giống như mắt 3D với hai ống nhòm lập thể. Đôi mắt này giúp bọ ngựa có thể phát hiện con mồi ở độ sâu và khoảng cách cực xa.

Bọ ngựa treo lơ lửng trên cây để chờ và bắt gọn con mồi bằng 2 chân trước
Bọ ngựa treo lơ lửng trên cây để chờ và bắt gọn con mồi bằng 2 chân trước

Bọ ngựa thường treo mình lơ lửng trên thân cây hay cành lá để chờ con mồi đi ngang qua. Sau đó, dùng 2 chân trước có gai nhọn bắt và kẹp con mồi lại (hành động này diễn ra rất nhanh), con mồi không c.h.ế.t ngay và bọ ngựa ăn dần con mồi trong khi mồi vẫn còn sống. Đây chính là điểm đặc biệt của bọ ngựa vì chúng không bao giờ ăn những con mồi đã c.h.ế.t.

Bọ ngựa được xem là loài côn trùng có lợi nhiều hơn là có hại vì chúng tiêu diệt nhiều côn trùng có hại. Đặc biệt, chúng còn ăn rất nhiều loài rệp hại cây.

Cách sinh sản của bọ ngựa

Mùa sinh sản của bọ ngựa là mùa thu, nguồn thức ăn dồi dào giúp bọ ngựa con phát triển ổn định nhất. Sau khi giao phối, con cái sẽ ăn thịt con đực, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình sinh sản và giúp tăng số lượng trứng được đẻ. Con cái sẽ đẻ túi trứng khoảng 200-300 trứng dưới lá hoặc cành cây. Những quả trứng này sẽ nở vào đầu mùa xuân hoặc khi nhiệt độ ấm lên vào mùa hè.

Bọ ngựa cái sẽ ăn thịt bọ ngựa đực sau khi giao phối
Bọ ngựa cái sẽ ăn thịt bọ ngựa đực sau khi giao phối

Ấu trùng bọ ngựa mới sinh có kích thước khoảng 4mm và chúng cần 4 giai đoạn để trưởng thành. Bọ ngựa con sau khi nở ra chỉ cần ăn và lột xác trong vòng 4 tháng là trưởng thành.

Cách bọ ngựa tự vệ

Nhìn 2 chân trước của bọ ngựa rất khỏe nhưng thực chất chúng không dùng để tự vệ mà thay vào đó, bọ ngựa sẽ tự nguy trang trong môi trường sống như bờ cây, bụi rậm để lẩn tránh kẻ săn mồi.

Thay vì chiến đấu với kẻ săn mồi, bọ ngựa ngụy trang trong các bờ cây, bụi rậm
Thay vì chiến đấu với kẻ săn mồi, bọ ngựa ngụy trang trong các bờ cây, bụi rậm

Đối với bọ ngựa nhiệt đới, chúng sẽ dang rộng đôi cánh để phản ứng lại kẻ săn mồi. Việc làm này khiến cho cơ thể của chúng lớn hơn để xua đuổi những kẻ  tấn công mình.

Mặc dù bọ ngựa có thể cắn nhưng chúng không có nọc độc.

Cách nuôi bọ ngựa?

Nếu bạn muốn nuôi bọ ngựa tại nhà, hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Chọn giống bọ ngựa

Để quá trình nuôi bọ ngựa diễn ra suôn sẻ thì bạn nên chú ý ngay từ khâu chọn giống bọ ngựa. Giống bọ ngựa tốt là những con to khoẻ, bay nhảy tốt và có một thân hình cân đối. Bọ ngựa là loài phàm ăn và có thể ăn thịt lẫn nhau nên khi nuôi bọ ngựa, bạn cần tính toán nuôi 1 con hay nhiều con nhé.

Chọn những con bọ ngựa to khỏe để nuôi
Chọn những con bọ ngựa to khỏe để nuôi

Làm chuồng bọ ngựa

Muốn cẩn thận khi nuôi bọ ngựa số lượng lớn thì nên sử dụng chuồng có hàng rào, đừng để lưới quá to vì chúng có thể bay mất. Nên dùng rèm che để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào bọ ngựa khiến chúng bị c.h.ế.t. Còn nếu chỉ nuôi 1 con thì bạn có thể thả rông để chúng tự kiếm mồi.

Chọn đất nền để nuôi bọ ngựa

Nếu nuôi bọ ngựa trong lồng thì bạn nên lót thêm 1 lớp đất tơi xốp trong đó với độ dày khoảng 4 – 7cm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng mùn dừa hoặc rêu, than bùn thì càng tốt. Cẩn thận hơn thì bạn có thể trang trí thêm một vài cành cây, chiếc lá để bọ ngựa ẩn náu như khi sống ở ngoài thiên nhiên.

Làm chuồng nuôi bọ ngựa
Làm chuồng nuôi bọ ngựa

Đặc biệt, nếu nuôi bọ ngựa từ giai đoạn ấu trùng thì bạn cần giữ độ ẩm cho đất và đảm bảo nhiệt độ trong chuồng khoảng 24 độ C để ấu trùng bọ ngựa có đủ điều kiện phát triển tốt nhất. 

Bọ ngựa rất thích leo trèo nên khi chăm ấu trùng bọ ngựa, bạn nên đặt thêm đồ vật như gậy, cành cây để chúng trở nên năng động hơn.

Chuồn chuồn ăn gì? Các loại thức ăn chuồn chuồn thích ăn nhất

Cách cho bọ ngựa ăn

Mỗi loài bọ ngựa và mỗi giai đoạn trưởng thành của chúng sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Bọ ngựa thích ăn nhất là côn trùng. Nếu nuôi bọ ngựa làm cảnh thì bạn có thể dùng những loại côn trùng như ruồi giấm, bọ gạo, sâu tơ nhỏ hoặc ấu trùng sâu thì sạch sẽ hơn.

Cho bọ ngựa ăn côn trùng
Cho bọ ngựa ăn côn trùng

Lưu ý: Mặc dù chế độ ăn của bọ ngựa không quá khắt khe nhưng chúng là loài khá sạch sẽ, không ăn côn trùng đã c.h.ế.t. Hơn nữa, chúng chỉ ăn những phần thức ăn mềm, còn những bộ phận cứng dai, chúng sẽ bỏ đi vì những thức ăn này có thể khiến chúng không thể tiêu hoá.

Hy vọng những thông tin về loài bọ ngựa có trong bài viết đã giúp bạn biết được bọ ngựa ăn gì, đặc điểm, tập tính của bọ ngựa cũng như cách nuôi bọ ngựa tại nhà. Bọ ngựa là loài vật giúp tiêu diệt những côn trùng gây hại và khuẩn gây nguy hiểm cho con người nên bạn hoàn toàn có thể nuôi bọ ngựa tại nhà để làm cảnh cũng rất thú vị đấy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *