Chỉ số PMI là gì? Công thức tính chỉ số PMI nhanh, chính xác nhất

Chỉ số PMI là một chỉ số quan trọng đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh tế. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu được chỉ số PMI là gì và cách tính chỉ số PMI nhanh, chính xác nhất nhé.

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số PMI là gì?

PMI là từ viết tắt của Purchasing Managers Index, có nghĩa là chỉ số đo lường “sức khỏe” kinh tế của ngành sản xuất. Chỉ số này được Viện Quản Lý Nguồn Cung hay The Institute of Supply Management (ISM) đưa ra. Do đó đôi khi chỉ số PMI còn được gọi với cái tên khác là chỉ số ISM.

Có 2 loại chỉ số PMI, đó là chỉ số PMI dùng cho ngành sản xuất và chỉ số PMI cho những ngành phi sản xuất (dịch vụ).

Hiệu suất là gì? Công thức tính hiệu suất phản ứng

Khái niệm chỉ số PMI sản xuất

Chỉ số PMI sản xuất là chỉ số Quản Lý Sức Mua được đo lường trong ngành công nghiệp sản xuất. Các chỉ số con được đo lường trong chỉ số PMI này là:

– Số đơn hàng mới (chiếm 30%).

– Sản xuất (chiếm 25%).

– Lượng giao hàng từ nhà cung cấp (chiếm 15%).

– Hàng tồn kho (chiếm 10%).

– Việc làm (chiếm 20%).

Đây là một báo cáo dựa trên các dữ liệu được biên tập lại từ các câu trả lời hàng tháng của những người được hỏi là các nhà điều hành thu mua/cung ứng trên nhiều công ty.

Khái niệm chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ)

Chỉ số PMI phi sản xuất là một chỉ số được tính toán như một chỉ báo để dự đoán điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. Chỉ số PMI dịch vụ thường được đo bằng các chỉ số con có trọng số bằng nhau như:

– Hoạt động kinh doanh có thể được điều chỉnh theo thời vụ.

– Đơn hàng mới, cũng có thể được điều chỉnh theo thời vụ.

– Việc làm có thể điều chỉnh theo thời vụ.

– Giao hàng từ nhà cung cấp.

EQ là gì? Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Vai trò của chỉ số PMI là gì?

Vai trò của chỉ số PMI là gì?
Vai trò của chỉ số PMI là gì?

Đối với sự phát triển của một quốc gia, chỉ số PMI chính là thước đo quan trọng của nền kinh tế.

Căn cứ vào PMI các bạn có thể thấy mức độ mua bán trong lĩnh vực sản xuất của mỗi tháng, cũng như là có cái nhìn khách quan về tốc độ tăng trưởng hay suy yếu dịch vụ sản xuất của một công ty hay 1 quốc gia.

Nếu kết quả chỉ số PMI ở mức trên 50, tức là hoạt động sản xuất được mở rộng so với tháng trước. Nếu chỉ số PMI ở mức 50, hoạt động sản xuất đó không có gì thay đổi. Còn khi chỉ số nằm dưới mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang có xu hướng thu hẹp lại. Ngoài ra, dựa vào PMI, chúng ta có thể đánh giá tiềm năng của các chỉ số quan trọng khác trong kinh tế như: chỉ số giá tiêu dùng hay CPI; chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP…

Chỉ số PMI tác động đến các quyết định thu mua hàng hóa

Thực tế cho thấy rằng, các quyết định thu mua phục vụ sản xuất của các công ty hoặc doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc nhiều vào chỉ số PMI. Các nhà quản lý khi muốn thu mua sản phẩm họ sẽ dựa vào chỉ số PMI để đánh giá được lượng hàng, sản phẩm cùng nhiều thứ khác. Ví dụ, khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà sản xuất sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm vừa được đặt hàng.

Hay là khi kiểm tra hàng tồn kho, quản lý thu mua sẽ biết cần sản xuất thêm bao nhiêu sản phẩm cho đơn hàng. Nhờ đó, họ có thể cân đối được sản phẩm cần thêm là khoảng bao nhiêu để vừa hoàn thành đơn hàng lại vừa có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho việc kinh doanh cho những tháng tiếp theo hoặc cho đơn đặt hàng khác…

Chỉ số AQI là gì? Tìm hiểu về chỉ số chất lượng không khí chuẩn nhất

Chỉ số PMI tác động lên đơn vị cung ứng

Tương tự, với các đơn vị cung ứng thì họ sẽ dựa vào chỉ báo PMI để ước lượng lượng nhu cầu sản phẩm, để từ đó mà có chiến lược điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường.

Ví dụ, khi số lượng đơn đặt hàng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng tăng, họ có thể tăng giá sản phẩm đồng thời họ chấp nhận sự tăng giá của những đơn vị cung ứng tư liệu sản xuất cho mình. Còn khi số lượng đơn đặt hàng giảm đi họ có thể điều chỉnh giá giảm xuống đồng thời yêu cầu việc giảm giá đối với các bên cung ứng tư liệu sản xuất của mình.

Cách tính chỉ số PMI 

Cách tính chỉ số PMI cũng khá đơn giản, cụ thể là theo công thức sau:

PMI = (P1 x 1) + (P2 x 0.5) + (P3 x 0) trong đó: 

P1: % câu trả lời báo cáo sự cải thiện 

P2: % câu trả lời báo cáo không thay đổi 

P3: % câu trả lời báo cáo suy giảm

Cách đọc chỉ số PMI

Minh họa chỉ số PMI
Minh họa chỉ số PMI

Trong lịch kinh tế sẽ có 3 cột dữ liệu, trước đó là số liệu của kỳ trước, dự báo là dự báo của các chuyên gia và thực tế là số liệu thực tế của kỳ này. Chỉ số PMI được tính theo đơn vị %, mức trung bình là 50%.

Nếu số liệu thực tế của chỉ số PMI cao hơn 50%, chứng tỏ nền kinh tế nhìn chung đang có xu hướng tích cực, việc sản xuất được mở rộng.

Ngược lại, nếu số liệu thực tế của chỉ số PMI nhỏ hơn 50%, chứng tỏ nền kinh tế nhìn chung đang có xu hướng tiêu cực, việc sản xuất đang bị thu hẹp dần lại.

Các kịch bản đối với PMI:

Nếu số liệu thực tế lớn hơn dự báo sẽ có ảnh hưởng tốt, tích cực, xu hướng tăng với đồng USD.

Nếu số liệu thực tế nhỏ hơn dự báo sẽ có ảnh hưởng xấu, tiêu cực, xu hướng giảm với đồng USD.

Vậy là có thể nói PMI là 1 trong các chỉ số cực kỳ quan trọng mà nhiều người quan tâm nhất là những người tham gia thị trường tài chính, nó giúp họ dự đoán được xu thế của thị trường và có những quyết định đầu tư sáng suốt. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu được chỉ số PMI là gì và cách tính chỉ số PMI nhanh, chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *