Lý giải hiện tượng vua chuột là gì? Báo hiệu điềm gì?

Hình ảnh những con chuột bị quấn chặt đuôi vào nhau được cho rằng đó là điềm báo về một tai ương đáng sợ sắp xảy ra. Người ta gọi đây là hiện tượng vua chuột. Nhắc đến hương tượng vua chuột khiến ai nấy đều rùng mình sợ hãi. Vậy vua chuột là hiện tượng gì? Hiện tượng vua chuột có điềm báo gì? Nó có thực sự đáng sợ như lời đồn?

Vua chuột là gì?

Vua chuột dùng để nói về hiện tượng một nhóm các con chuột có đuôi bị thắt chặt vào nhau, có thể do máu, đất cát, hay thậm chí là phân và nước tiểu. Nút thắt phần đuôi này rất chặt, tới mức các con chuột dù có cố gắng vùng vẫy cũng không thể thoát ra.

Hiện tượng này được cho là cực kỳ hiếm khi gặp. Hiện tượng vua chuột có ý nghĩa gì là một dấu hỏi lớn. Đã có không ít những truyền thuyết xung quanh hiện tượng vua chuột trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, hầu hết truyền thuyết về hiện tượng vua chuột đều liên quan đến những điều không may mắn, thậm chí đây được coi là dấu hiệu của một đợt bệnh dịch, nạn đói sắp xảy ra.

Điềm báo từ hiện tượng vua chuột

Vua chuột được cho là điềm báo cho một tai ương, dịch bệnh khủng khiếp nào đó sắp xảy ra như nạn đói hoặc đại dịch. Cũng không loại bỏ khả năng này bởi vốn loài chuột được cho là trung gian lây truyền nhiều bệnh dịch đáng sợ.

Các vua chuột khi bị phát hiện sẽ bị g.i.ế.t ngay tức thì, hoặc được các thầy tu đem về làm lễ tẩy uế.

Nguồn gốc của hiện tượng vua chuột

Thuật ngữ “vua chuột” có nguồn gốc từ tiếng Đức – “Rattenkonig”, từ này mang nghĩa xúc phạm, ám chỉ những người chỉ sống phụ thuộc, ăn bám người khác. Hiện tượng vua chuột được cho rằng xuất hiện với số lượng không nhỏ. 

Vua chuột - hiện tượng hiếm gặp được cho là báo hiệu điềm gở
Vua chuột – hiện tượng hiếm gặp được cho là báo hiệu điềm gở

Hiện tượng vua chuột gồm 25 con chuột nâu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1564. Nhưng kể từ đó, những hiện tượng vua chuột tiếp theo gần như là chuột đen – hay chuột cống. Trong đó, hiện tượng vua chuột gần nhất xuất hiện vào năm 1986 tại Vendee, Pháp. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự ở loài sóc. Cũng như các con chuột, đuôi của các con sóc này cũng bị thắt chặt vào nhau. Chúng càng cố gắng thoát khỏi nút thắt, thì càng trở nên kẹt chặt hơn.

Hiện tượng vua chuột xuất hiện lần đầu vào năm 1564
Hiện tượng vua chuột xuất hiện lần đầu vào năm 1564

Hiện tượng vua chuột có thật không?

Tiến sĩ Miljutin nói rằng vua chuột là hiện tượng cực kỳ hiếm gặp với tỷ lệ chỉ 60 trường hợp trong lịch sử gần 500 năm

Rất ít người từng chứng kiến tận mắt và tin rằng hiện tượng “vua chuột” là có thật. Và đến hiện nay, nguyên nhân của hiện tượng  vua chuột vẫn là đề tài tranh luận gay gắt của các nhà khoa học. Một số người tin rằng thực tế, vua chuột chỉ là một trò lừa bịp.

Giải thích hiện tượng vua chuột

Thắt chặt đuôi vào nhau để tránh bị rơi xuống nước

Theo Daily Star đưa tin, đoạn video ghi lại hiện tượng vua chuột do một người đàn ông tên là Alibulat Rasulov quay lại ở Nga đã thổi bùng niềm tin vào hiện tượng này là có thật. Người đàn ông này đã tận mắt chứng kiến 5 con chuột bị thắt chặt đuôi vào nhau trên cánh đồng dưa hấu ngập nước ở Stavropol, Nga.

Những con chuột ướt sũng nước, cố gắng thoát ra theo những hướng khác nhau nhưng đuôi của chúng bị quấn chặt vào nhau nên không thể di chuyển xa được.

Có thể quan sát thấy những nút thắt ở đuôi của những con chuột này rất chặt Chúng càng tìm cách thoát thân càng bị thắt chặt đuôi vào nhau.

Có khá nhiều nguyên nhân lý giải  hiện tượng vua chuột
Có khá nhiều nguyên nhân lý giải  hiện tượng vua chuột

Alibulat cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do những con chuột con đã thắt đuôi lại để tránh việc chúng bị rơi xuống nước và c.h.ế.t đuối.

Tuy vậy, cho đến nay, rất ít người được cho rằng đã chứng kiến hiện tượng vua chuột và nguyên nhân thực sự gây ra hiện tượng này đến nay vẫn là dấu hỏi lớn khiến các nhà khoa học tranh luận gay gắt. Như đã nói, không ít người cho rằng hiện tượng vua chuột thực tế không có thật.

Do đuôi của những con chuột bị dính lại bởi nhựa cây

Một lời giải thích khác được đưa ra sau khi hiện tượng này lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1564 đó là những con chuột này có thể đã tiếp xúc với những chất dính như nhựa cây, khiến đuôi của chúng bị dính lại với nhau và sau đó bị thắt chặt lại.

Khi những con chuột nhận thấy đuôi của chúng bị thắt chặt vào nhau, chúng hoảng sợ và càng cố thoát thân, khiến những nút thắt ngày càng chặt hơn.

Emma Burns, người phụ trách khoa học tự nhiên tại Bảo tàng Otago, nói với 

Vua chuột là hiện tượng tự nhiên

Hiện tượng vua chuột về mặt lý thuyết được cho rằng là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải nhân tạo. Theo các nhà khoa học, đuôi của một số con chuột có phản xạ “siết chặt” tự nhiên và điều này dễ khiến chúng bị quấn chặt vào nhau.

Tuy nhiên, đến nay, hiện tượng này vẫn chưa có lời giải khoa học chính thức nào. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, hiện tượng vua chuột đã bị xem là điềm xấu đối với xã hội loài người và gây ra nỗi sợ hãi tột cùng.

Vua chuột hiện nay được lưu giữ ở đâu?

Ngày nay, mẫu vật “vua chuột” đang được trưng bày ở nhiều bảo tàng trên khắp thế giới. Bảo tàng Khoa học Mauritanium ở Altenburg, Đức, lưu giữ xác “vua chuột” lớn nhất thế giới gồm 32 con, tìm thấy tại một lò sưởi của thợ xây ở làng Buchheim.

Xác vua chuột lớn nhất thế giới gồm 32 con được giữ tại bảo tàng Mauritanium Đức
Xác vua chuột lớn nhất thế giới gồm 32 con được giữ tại bảo tàng Mauritanium Đức

Bảo tàng lịch sử ở Hamburg, Göttingen, Hamelin và Stuttgart cũng trưng bày xác “vua chuột” được bảo quản bằng rượu. Bảo tàng Otago ở Dunedin, New Zealand lưu giữ một xác “vua chuột” gồm nhiều con chuột đen chưa trưởng thành có đuôi bị rối do lông ngựa.

Hiện tượng vua chuột ở Việt Nam đến nay vẫn chưa được ghi nhận

Tuy còn nhiều tranh cãi về tính xác thực của hiện tượng vua chuột nhưng đến nay, hiện tượng này vẫn khiến mọi người rùng mình sợ hãi. Nguyên nhân chính xác vẫn đang được các nhà khoa học tích cực nghiên cứu còn người ta vẫn thoải mái thêu dệt nên những câu chuyện kỳ bí và ma quái xung quanh hiện tượng này.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *