Nhãn hiệu và thương hiệu | Sự giống và khác nhau [Ví dụ]

Nhãn hiệu và thương hiệu là 2 thuật ngữ khác nhau nhưng lại thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Để giúp bạn dễ dàng phân biệt hơn, bài viết dưới đây PALADA.VN cùng bạn tìm hiểu về nhãn hiệu và thương hiệu, từ đó so sánh sự giống, khác nhau của nhãn hiệu và thương hiệu. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết!

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu có tên tiếng Anh là Trademark, là dấu hiệu dùng để phân biệt được các hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Những dấu hiệu sử dụng trong nhãn   hiệu phải nhìn thấy được. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những dấu hiệu không thể nhìn thấy được chẳng hạn như âm thanh, mùi vị sẽ không được bảo hộ.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng phân biệt được các hàng hóa, dịch vụ khác nhau
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng phân biệt được các hàng hóa, dịch vụ khác nhau

Để đăng ký được nhãn hiệu thì phải đáp ứng một vài tiêu chuẩn mà Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và cả các tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó có 2 tiêu chí chính để xem xét như sau:

– Nhãn hiệu cần phải độc đáo hoặc có sự khác biệt, có thể phân biệt các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này so với những sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác. 

– Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm/dịch vụ để tránh gây sự hiểu lầm hoặc tránh vi phạm trật tự và đạo đức xã hội. 

Thương hiệu là gì? 

Thương hiệu được dịch sang tiếng Anh là Brand, là những yếu tố tạo nên sự liên tưởng về mặt cảm xúc của khách hàng đối với công ty, với các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Thương hiệu được ví như dấu ấn đi sâu vào tâm trí khách hàng. 

Bởi khi nói đến thương hiệu, khách hàng có thể dễ dàng liên tưởng ngay đến những thông tin liên quan đến doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như, chất lượng dịch vụ, hàng hóa, cách ứng xử của doanh nghiệp,…

Thương hiệu thường được gọi với tên tiếng Anh là Brand
Thương hiệu thường được gọi với tên tiếng Anh là Brand

Thương hiệu vô cùng quan trọng và nó như là một sợi dây liên kết đưa khách hàng lại gần hơn với công ty. Thương hiệu là thứ độc nhất vô nhị, có thể trường tồn sâu trong trí nhớ của khách hàng.

Để xây dựng được một thương hiệu doanh nghiệp vững chắc cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như: chất lượng hàng hóa vượt trội, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường, hoạt động quảng cáo và truyền thông mạnh mẽ,… 

Biết được tầm quan trọng đó của thương hiệu, ngày nay các doanh nghiệp đều đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình. Hệ thống nhận diện thương hiệu này có thể bao gồm đồng phục, nhãn hiệu, màu sắc chủ đạo của sản phẩm bao bì, thiết kế cửa hàng. 

Xây dựng một thương hiệu vững mạnh góp phần làm nâng cao giá trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và khẳng định được vị trí của mình trong ngành. 

XEM THÊM: MT là gì? Phân biệt thuật ngữ MT và TT trong ngành marketing

Điểm giống nhau của thương hiệu và nhãn hiệu

Nhãn hiệu và thương hiệu có 2 điểm khác nhau chính đó là:

  • Cả thương hiệu và nhãn hiệu đều sử dụng để nhận biết sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó ở trên thị trường.
  • Nhãn hiệu hay thương hiệu đều là sản phẩm hữu hình và có giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.  

Điểm khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu và nhãn hiệu có rất nhiều điểm khác biệt
Thương hiệu và nhãn hiệu có rất nhiều điểm khác biệt

Giữa thương hiệu và nhãn hiệu có khá nhiều điểm khác nhau. Dưới đây chúng ta sẽ đi phân tích điểm khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu thông qua từng yếu tố trong bảng sau: 

Nhãn hiệu Thương hiệu 
Về khái niệm Để chỉ những yếu tố cấu thành nên một thương hiệu. Nhãn hiệu là những dấu hiệu phân biệt sản phẩm hàng hóa này với sản phẩm hàng hóa khác của các doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân.  Là một cái tên gắn liền với sản phẩm hay doanh nghiệp. Thương hiệu là một dấu hiệu có thể là hữu hình hoặc vô hình để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ của doanh nghiệp. 
Về pháp lý Là đối tượng có sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. 
Về thời hạn tồn tại Có tuổi thọ ngắn hơn , bởi được bảo hộ qua Giấy chứng nhận. Mà thông thường pháp luật quy định thời gian bảo hộ là 10 năm và chủ sở hữu sẽ được phép gia hạn, không tối đa số lần gia hạn. 

Nhãn hiệu không tồn tại nếu dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu không tồn tại. 

– Tồn tại ngay cả các yếu tố như hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu không tồn tại nữa. Bởi thương hiệu là do sự đánh giá của người tiêu dùng. Chừng nào sản phẩm còn đang được người tiêu dùng tin tưởng, cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó sẽ vẫn còn thương hiệu. 
Về sự hình thành của nhãn hiệu và thương hiệu – Là các dấu hiệu do cá nhân hay tổ chức sáng tạo ra, có khả năng phân biệt với các hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân tổ chức khác.

– Được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận, xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu và được bảo vệ từ pháp luật. 

– Để hình thành tạo dựng nên thương hiệu doanh nghiệp cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. 

– Quá trình hình thành thương hiệu cần trải qua nhiều bước, nhiều quy trình xây dựng khác nhau như xác định mục tiêu, sứ mệnh; nghiên cứu thị trường tìm ra sự khác biệt; xây dựng logo khẩu hiệu; quảng cáo đẩy mạnh thương hiệu;… 

Về hình thức tồn tại  Là dấu hiệu nhận biết được bằng các giác quan thường, chủ yếu là thị giác. Đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, màu sắc,…. Là tài sản vô hình, khó định nghĩa của doanh nghiệp. Nó không dễ nhận biết bằng các giác quan như nhãn hiệu. Chỉ cần hiểu đơn giản là khi nói đến thương hiệu người ta đã định hình liên tưởng ngay đến doanh nghiệp và các sản phẩm doanh nghiệp. 
Về sự định giá  Được coi là tài sản có thể định giá được dễ dàng.  Là tài sản vô hình khó định giá được. Thường sẽ phải thông qua các bước như phân khúc thị trường, phân tích tài chính, phân tích nhu cầu và tiêu chuẩn cạnh tranh. 
Khả năng xâm phạm  Có khả năng bị xâm phạm, bằng cách sao chép tên nhãn hiệu nổi tiếng hoặc phổ biến in lên hàng hóa dịch vụ mình nhằm thu lợi.  Không sao chép và khó bắt chước. Bởi nó tồn tại ở trong tiềm thức của người dùng. 

Ví dụ về thương hiệu và nhãn hiệu

Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều có sử dụng logo là đặc trưng cho thương hiệu, từ đó có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ toàn thương hiệu khi mà họ sử dụng hàng hóa/dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó. Do đó mà doanh nghiệp sẽ có các bộ nhận diện thương hiệu bao gồm (tên, logo thương hiệu) để có thể làm nhãn hiệu. 

Ví dụ: Thương hiệu Pepsi có các nhãn hiệu như Lipton Teas, Lay’s Potato Chips, Quaker Oats,…. 

XEM THÊM: FMCG là gì? Những xu hướng kinh doanh, marketing ngành FMCG

Trên đây là những kiến thức về thương hiệu và nhãn hiệu. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã có cái nhìn chính xác hơn về thương hiệu và nhãn hiệu, cũng như biết cách phân biệt nhận biết thương hiệu và nhãn hiệu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *