Hình chiếu cạnh là gì? Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc của vật

Hình chiếu cạnh là một trong ba hình biểu diễn một vật thể trên mặt phẳng hai chiều. Phương pháp chiếu này có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vậy hình chiếu cạnh là gì, hình chiếu của một vật có những đặc điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu khái niệm hình chiếu

Hình chiếu là hình biểu diễn ba chiều của một vật thể lên trên mặt phẳng hai chiều. Các yếu tố để tạo nên hình chiếu gồm: Vật thể được chiếu, mặt phẳng hình chiếu (mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể đó) và hình chiếu. 

Ví dụ về hình chiếu: Bóng của biển báo dưới đất khi ánh đèn chiếu vào là hình chiếu.

Hình chiếu của biển báo dưới mặt đất khi ánh đèn chiếu vào
Hình chiếu của biển báo dưới mặt đất khi ánh đèn chiếu vào

Các định dạng chiếu

  • Hình chiếu đứng: Hướng chiếu nhìn từ phía trước của vật
  • Hình chiếu ngang: Hướng chiếu nhìn từ trên xuống của vật
  • Hình chiếu cạnh: Hướng nhìn từ phía bên trái sang phải của vật

Mặt phẳng chiếu

  • Mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể đó.
  • Mặt phẳng chiếu đứng được định nghĩa là mặt phẳng chính diện
  • Mặt phẳng chiếu bằng được định nghĩa là mặt phẳng nằm ngang
  • Mặt phẳng chiếu cạnh được định nghĩa là mặt phẳng bên

Ba mặt phẳng chiếu này tương đương với  hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh.

Các phép chiếu cơ bản

  • Phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu mà trong đó các tia chiếu có dạng đồng quy, bắt đầu tại cùng một điểm.
  • Phép chiếu song song là phép chiếu mà trong đó các tia chiếu song song với nhau.
  • Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà trong đó các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Đây là phép chiếu quan trọng nhất để vẽ các hình chiếu vuông góc.

Phép chiếu vuông góc là một kỹ thuật được sử dụng trong phác thảo hoặc bản vẽ kỹ thuật để mô tả một vật thể ba chiều dưới dạng hai chiều. Thông thường, phép chiếu này sẽ hiển thị các hình chiếu từ trên xuống, bên cạnh và phía trước của một vật thể. Một ưu điểm của phép chiếu này là kích thước các cạnh chung chỉ cần thể hiện một lần. Hãy cùng đi tìm hiểu các hình chiếu của phép chiếu này rõ hơn ngay dưới đây nhé.

Hình chiếu cạnh là gì?

Hình chiếu cạnh là hình chiếu thu được nhờ phép chiếu vuông góc. Theo quy ước, hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang phải. Vậy hình chiếu cạnh nằm ở vị trí nào? Hình chiếu cạnh thuộc mặt phẳng chiếu cạnh, hay còn gọi là mặt phẳng bên. Trong bản vẽ hai chiều, hình chiếu cạnh sẽ nằm bên phải của hình chiếu đứng.

Hình chiếu cạnh thuộc mặt phẳng bên phải hình chiếu đứng
Hình chiếu cạnh thuộc mặt phẳng bên phải hình chiếu đứng

Hình chiếu cạnh cho biết kích thước về chiều cao và chiều rộng của vật thể.

Theo định nghĩa hình chiếu cạnh, chúng ta có thể rút ra các hình chiếu cạnh của một số hình lập thể như nhau:

  • Hình chiếu cạnh của hình nón có dạng hình tam giác.
  • Hình chiếu cạnh của hình chóp đều có dạng hình tam giác.
  • Hình chiếu cạnh của hình lập phương là hình vuông.
  • Hình chiếu cạnh của hình cầu là hình tròn.

Hình chiếu đứng là gì?

Sau khi tìm hiểu về hình chiếu cạnh là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một kiểu hình chiếu quan trọng nữa là hình chiếu đứng. Hình chiếu đứng là hình chiếu từ góc chính diện của sự vật bằng phép chiếu vuông góc.

Hình chiếu đứng được chiếu từ trên phía trước, thuộc mặt phẳng chiếu đứng. Loại hình chiếu này sẽ hiển thị cao và chiều dài của vật.

Theo định nghĩa hình chiếu đứng, chúng ta có thể rút ra các hình chiếu đứng của một số hình lập thể như nhau:

  • Hình chiếu đứng của hình nón có dạng hình tam giác.
  • Hình chiếu đứng của hình chóp đều có dạng hình tam giác.
  • Hình chiếu đứng của hình lập phương là hình vuông.
  • Hình chiếu đứng của hình cầu là hình tròn.

Hình chiếu bằng là gì?

Trong phần trên chúng ta đã giải quyết các câu hỏi về hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng là gì? Vậy một loại hình chiếu còn lại trong phép chiếu vuông góc là gì? Đó là hình chiếu bằng.

Hình chiếu bằng là hình chiếu từ trên xuống của một vật, nó nằm trong mặt phẳng chiếu bằng và thể hiện các kích thước chiều rộng và chiều dài của vật.

Theo định nghĩa hình chiếu bằng, chúng ta có thể rút ra các hình chiếu bằng của một số hình lập thể như nhau:

  • Hình chiếu bằng của hình nón có dạng hình tròn.
  • Hình chiếu bằng của hình chóp đều phụ thuộc vào số cạnh bên của nó, ví dụ: nếu là hình chóp tứ giác đều, hình chiếu bằng sẽ là hình vuông, hình chóp lục giác đều có hình chiếu bằng là hình lục giác đều…
Hình chiếu bằng của hình chóp tứ giác đều là hình vuông
Hình chiếu bằng của hình chóp tứ giác đều là hình vuông

Xem thêm:

  • Hình chiếu bằng của hình lập phương có dạng hình vuông.
  • Hình chiếu bằng của hình cầu có dạng hình tròn.

Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi hình chiếu cạnh là gì và những đặc điểm của các hình chiếu khác trong phép chiếu vuông góc. Phương pháp liên quan đến hình chiếu cạnh là một trong những phương pháp biểu thị vật thể quan trọng trong hình học không gian, phác thảo kỹ thuật và thiết kế kiến trúc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các loại hình chiếu này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *