Học song ngành là gì? Điều kiện để sinh viên được học song ngành

Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng đã cho phép sinh viên học song ngành khi đáp ứng được các điều kiện cần thiết. Điều này tạo nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên trong thời gian học có thể theo học và tốt nghiệp cùng lúc hai chương trình yêu thích. Sau đây là những thông tin về học song ngành là gì, có nên học song ngành không để các bạn sinh viên có thể tham khảo trước khi đưa ra quyết định.

Học song ngành là gì?

Học song ngành là gì?
Học song ngành là gì?

Học song ngành là phương thức tổ chức học cùng lúc hai chương trình, trong đó ngành thứ nhất là chương trình mà sinh viên đã trúng tuyển, nhập học. Ngành thứ hai nếu sinh viên có nhu cầu, đảm bảo các điều kiện thì sẽ đăng ký và được cơ sở đào tạo xét tuyển theo quy định.

Theo đó, chương trình học song ngành sẽ gồm 2 phần, ngành thứ nhất có khối lượng kiến thức theo quy định của khung trình độ quốc gia, ngành thứ hai tối thiểu là 30 tín chỉ, tối đa 80 tín chỉ và tổng khối lượng kiến thức gồm có các tín chỉ trùng nhau và được công nhận tương đương giữa hai chương trình sao cho phù hợp với quy định hiện hành.

Tín chỉ là gì? Học theo tín chỉ là gì? 1 tín chỉ bao nhiêu tiền

Các trường đào tạo song ngành

Các trường đào tạo song ngành
Các trường đào tạo song ngành

Theo khoản 1 Điều 18 của Quy chế đào tạo chương trình đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký thêm các học phần của một chương trình khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai.

Hiện nay, rất nhiều trường đại học đào tạo theo kiểu tín chỉ cho phép sinh viên được học cùng lúc 2 chương trình học. Tuy nhiên để được học song song 2 chương trình khác nhau, sinh viên phải đáp ứng một số quy điều kiện nhất định dưới đây.

Điều kiện để học song ngành

Điều kiện để học song ngành
Điều kiện để học song ngành

Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ vào năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng được 01 trong 02 điều kiện sau cùng các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:

– Học lực theo điểm trung bình tích lũy được xếp loại khá trở lên và đáp ứng được ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

– Học lực theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình, đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

Ngoài điều trên, tùy từng chương trình học và từng chuyên ngành mà các trường sẽ đặt ra các yêu cầu riêng cho sinh viên muốn học song ngành ví dụ như: trình độ ngoại ngữ và các chứng chỉ liên quan, không bị kỷ luật hay cảnh cáo…

Điều kiện xét tốt nghiệp của chương trình học thứ 2

Nên học song ngành gì?
Nên học song ngành gì?

– Trong quá trình sinh viên học song ngành, nếu điểm trung bình tích lũy của chương trình thứ nhất đạt dưới mức điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì sẽ phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

– Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình học thứ 2, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đăng ký muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.

– Cơ sở đào tạo chỉ được tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng đủ các yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh và năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về những quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp cho chương trình thứ hai.

Như vậy là khi học song ngành, sinh viên phải tập trung đồng đều cho cả hai chương trình học. Nếu kết quả chương trình học thứ nhất của sinh viên không đạt thì không được học chương trình thứ 2. Đồng thời, nếu ở chương trình thứ 2 không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đào tạo thì sinh viên đó cũng không được cấp bằng.

Cách viết đơn xin nghỉ học và một số mẫu đơn cho học sinh, sinh viên

Có nên học song ngành không?

Lợi ích khi học song ngành

– Lượng kiến thức sinh viên nhận được sẽ nhiều và đa dạng hơn. Chưa kể, 2 chuyên ngành sẽ bổ trợ kiến thức lẫn nhau giúp sự am hiểu, kiến thức và cả kỹ năng được mở rộng.

– Có nhiều cơ hội hơn khi kiếm việc làm. Việc sở hữu lượng kiến thức, kỹ năng phong phú hơn trong quá trình học song ngành sẽ giúp ích cho sinh viên rất nhiều khi tuyển dụng. Cơ hội việc làm của bạn sẽ tăng gấp đôi vì bạn có thể thoải mái lựa chọn công việc liên quan đến một trong hai ngành học.

Khó khăn khi học song ngành

Có nên học song ngành không?
Có nên học song ngành không?

– Chắc chắn là quỹ thời gian sẽ bị thu hẹp. Với một lượng kiến thức lớn hơn cần nghiên cứu khi học đồng thời hai ngành khác nhau, sinh viên sẽ gặp phải khó khăn trong việc sắp xếp thời gian làm sao để đảm bảo việc học tập hợp lý và hiệu quả. 

– Bên cạnh đó, nếu việc học chiếm quá nhiều thời gian, các bạn sẽ không có thời gian cho những hoạt động khác như hoạt động vui chơi giải trí hay thời gian để tham gia các câu lạc bộ của trường.

– Khi học song song 2 ngành, dĩ nhiên bạn sẽ vất vả gấp đôi, thậm chí là hơn thế so với việc chỉ học 1 chuyên ngành. Áp lực phải chịu đương nhiên cũng sẽ từ đó mà lớn hơn. 

– Chi phí cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc có nên quyết định học song ngành hay không, vì không phải ai cũng đủ khả năng để chi trả cho tới khi hoàn thành chương trình học.

Như vậy là hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu học song ngành là gì. Có thể thấy là việc học song ngành không hề dễ dàng nhưng cũng có rất nhiều bạn sinh viên đã làm được và thành công đạt được hai tấm bằng trong quá trình học đại học. Nếu bạn thật sự có đam mê, hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình hình thức học phù hợp nhất và mạnh dạn theo đuổi ước mơ của mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *