Lá ngón không còn xa lạ với người dân miền núi nhưng với người dân sống ở thành phố, loại lá này có hình dạng, đặc điểm như thế nào thì không phải ai cũng biết. Lá ngón chính là nguyên nhân gây ra nhiều ca t.ử v.o.n.g bởi sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của người dân. Vậy lá ngón là gì, cách nhận biết lá ngón và cách xử trí khi không may ăn nhầm lá ngón là gì. Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây lá ngón qua bài viết sau.
Tóm tắt
Cây lá ngón là gì?
Cây lá ngón còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo, ngón vàng, thuốc rút ruột (đoạn là đứt, trường là ruột). Người ta cho rằng nếu ăn hay uống phải loại cây này sẽ bị đứt ruột mà c.h.ế.t
Có 2 loại lá ngón khác nhau:
- Cây lá ngón có hoa màu vàng: là loại cực độc
- Cây lá ngón có hoa màu trắng: được coi là đặc sản vùng núi
Cách nhận biết lá ngón có độc
Cây lá ngón thuộc họ cây thân leo, thân và cành không có lông. Trên thân cây có các khía dọc. Cành non màu xanh lục nhạt. Cành già có màu xám hơi ngả nâu nhạt. Lá cây lá ngón mọc đối xứng, chiều dài lá từ 7-12cm, hình trứng thuôn dài và hơi có hình mác, đầu nhọn, bóng nhẵn.
Hoa cây lá ngón độc 5 cánh màu vàng, mọc thành từng chùm, tràng hoa hình phễu. Mùa hoa nở rơi vào tháng 6, 8, 10. Quả cây ngón có màu nâu hình thon. Hạt quả nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt.
Mặc khác, loài lá ngón không độc tuy cũng thuộc dạng cây thân leo nhưng nhìn kỹ sẽ thấy sự khác biệt, đó là lá ngón không độc có hình tròn và ngắn, lá to bằng bàn tay. Chúng thường được chế biến thành món rau luộc, nấu canh hoặc xào với tỏi.
Cây lá ngón mọc nhiều ở đâu?
Lá Ngón mọc hoang rất nhiều ở miền rừng núi của nước ta. Các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,…Với tính độc dược có trong lá ngón thì con người có thể c.h.ế.t ngay sau khi ăn hoặc uống nước.
Độc tính của lá ngón
Ở Việt Nam, lá ngón được coi là 1 trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuộc độc bảng A) gồm: cây củ chi, trúc đào, cây sui và lá ngón. Chỉ ăn 3 lá ngón sẽ t.ử v.o.n.g ngay lập tức.
Trong lá ngón có chứa một chất kịch độc có thể gây ra cái c.h.ế.t ngay lập tức, đó chính là hoạt chất cực độc alkaloid. Các alkaloid chứa trong toàn bộ cây lá ngón, độc tính giảm dần theo thứ tự từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể và đặc biệt là hệ thần kinh của con người và động vật. Một lượng nhỏ alkaloid là đủ để gây c.h.ế.t người.
Nghiên cứu về chất độc trong lá ngón được tiến hành tại Khoa Sinh, Đại học Đà Lạt cho thấy, giã lá ngón thành nước (tỷ lệ 10g lá, 10ml nước) cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút chuột sẽ c.h.ế.t vì co giật. Ăn 3 lá hoặc một lá với một chút rượu sẽ c.h.ế.t.
Chuyên gia lưu ý lá ngón không những có hình thức rất giống mà còn mọc gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn, gây ra hậu quả c.h.ế.t người.
Dấu hiệu ngộ độc lá ngón
Biểu hiện của người bị ngộ độc ngay sau khi ăn hoặc uống nước lá, rễ, thân, hoa, quả của cây lá ngón như sau
- Đau bụng, buồn nôn, vã mồ hôi, yếu cơ, khó cử động, nặng hơn có thể dẫn đến liệt cơ hoàn toàn.
- Giãn đồng tử, nhạy cảm với ánh sáng, chói, sụp mí, liệt cơ hàm dưới và miệng không ngậm được.
- Thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp, giảm nhịp tim, huyết áp thấp có thể dẫn đến ngừng tim.
- Co giật
Nếu không phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời, nạn nhân thường t.ử v.o.n.g cực nhanh trong vòng 1 – 7 giờ sau khi ngộ độc
Cách sơ cứu ngộ độc lá ngón
Khi phát hiện người bị ngộ độc cây lá ngón, phương pháp sơ cứu ban đầu hết sức quan trọng, cần phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như: uống nhiều nước, gây nôn, móc họng để kích thích gây nôn.
Sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ độc chất, ngăn cản hấp thu độc chất bằng cách rửa dạ dày, truyền dịch, uống than hoạt tính. Khẩn trương chuyển bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu điều trị giải độc. Tránh những biến chứng muộn gây nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến t.ử v.o.n.g.
Hiệu quả cấp cứu chỉ khi có hiệu quả khi thực hiện sớm dưới 1 giờ.
Bác sĩ cũng lưu ý việc gây nôn chỉ tiến hành khi bệnh nhân mới ăn phải lá ngón, khi bệnh nhân tỉnh, hợp tác. Chỉ dùng biện pháp cơ học (kích thích họng), không dùng thuốc gây nôn vì khi thuốc có tác dụng, bệnh nhân nôn thì có thể dẫn đến bị liệt hầu họng, co giật rất dễ sặc phổi.
Nguyên nhân ngộ độc lá ngón
Phần lớn bệnh nhân bị ngộ độc lá ngón là do tự tử hoặc bị đầu độc. Để phòng ngừa ngộ độc lá ngón, biện pháp hữu hiệu nhất là nên chặt bỏ toàn bộ cây lá ngón. Cần phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, stress…là nguyên nhân hàng đầu gây tự tử bằng lá ngón. Không nên để những người này tiếp cận với lá ngón.
Công dụng của lá ngón
Chữa động kinh, giảm đau
Lá ngón nổi tiếng là một loại cây có độc tính gây chết người. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ở nước ngoài, cụ thể là ở Bắc Mỹ và Trung Quốc, rễ lá ngón được dùng để chữa bệnh động kinh hoặc giảm đau, nhưng cũng rất ít được sử dụng.
Xem thêm:
Điều trị bệnh trĩ, eczema, bệnh phong
Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy cây lá ngón có khả năng điều trị một số bệnh như: Eczema, bệnh trĩ, bệnh phong (hủi), mụn nhọt ngoài da, nhiễm trùng răng, chữa các vết thương do bị ngã, trị mụn… bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp lên vết thương hoặc rửa qua vùng da bị thương. Các vết bầm tím, đau nhức, vết thương mềm không hở phục hồi nhanh chóng chỉ sau vài ngày. Do độc tính của cây lá ngón nên các bài thuốc chữa bệnh chỉ thiên về sử dụng ngoài da, không dùng uống hoặc ăn.
Làm thức ăn
Cần phân biệt chính xác giữa lá ngón có độc và không độc. Với lá ngón không độc có thể dùng làm thức ăn, nắm lá ngón chế biến thành các món rau luộc, xào tỏi, nấu canh rất ngon
Làm thuốc nhuộm tóc
Cây lá ngón còn được sử dụng làm thuốc nhuộm tóc nhưng cần đặc biệt cẩn thận trong quá trình sử dụng và chỉ dùng với liều lượng rất ít.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích về lá ngón. Độc tính trong lá ngón rất cao và có thể gây chết người ngay lập tức nếu ăn hoặc uống phải. Mỗi chúng ta cần biết cách phân biệt loại lá này để tránh ăn nhầm và gây ra hậu quả đáng tiếc.