Mainboard là gì? Cấu tạo và chức năng

Chắc hẳn các bạn đam mê công nghệ, máy tính không hề xa lạ với thuật ngữ mainboard. Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong một chiếc máy tính. Hãy cùng tìm hiểu mainboard là gì và các kiến thức liên quan trong bài viết sau đây nhé!

Mainboard là gì?

Mainboard hay còn được gọi là motherboard, main CPU, bo mạch chủ,… Đây là một bảng mạch chính bên trong máy tính, cung cấp nguồn điện các bộ phận như CPU, RAM, ổ cứng và rất nhiều bộ phận khác, giúp máy tính vận hành tốt nhất.

Mainboard có vai trò quan trọng trong máy tính
Mainboard có vai trò quan trọng trong máy tính

Mainboard còn kết nối các bộ phận của máy tính thành một thể thống nhất, cho phép CPU truy cập và điều khiển từng bộ phận. Ngoài ra, mainboard cũng cho phép người dùng kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi như: màn hình, loa, tai nghe, micro, bàn phím, chuột, modem và các thiết bị USB.

Cấu tạo mainboard

Khe cắm PCI (Kết nối thiết bị ngoại vi)

Bộ phận này chèn và cài đặt các loại card hỗ trợ như: Card mạng LAN, âm thanh, card điều chỉnh TV. Thông thường, máy tính sẽ có 1-6 khe cắm PCI nhưng hiện nay đã giảm xuống và được thay thế bằng khe cắm PCI Express 1x.

Khe cắm PCI-E 16x

Bộ phận này phổ biến nhất cho card đồ họa, được trang bị tốc độ truyền dữ liệu riêng biệt nhanh nhất hiện nay lên đến 16 lần, cho phép sử dụng băng thông tối đa lên đến 4GB/s với tốc độ băng thông lên đến 8 GB/s.

Khe cắm PCI-E 1x

Đây là loại khe cắm đơn với tốc độ là 250MB/s cao hơn so với các khe PCI thông thường. Ngoài ra, khe cắm này còn được sử dụng cho các loại card mở rộng như: card âm thanh, card mạng Ethernet.

Mainboard có cấu tạo phức tạp
Mainboard có cấu tạo phức tạp

Chip cầu Bắc

Bộ phận này được xem là trung tâm điều khiển bộ nhớ của hệ thống, điều khiển các thành phần tốc độ cao như CPU, RAM và Card Video. Chip cầu Bắc tạo sự kết nối giữa CPU, bộ nhớ hệ thống và các khe cắm PCI-E.

Chip cầu Nam

Chức năng tương tự như chip cầu Bắc, nhưng điều khiển các thành phần có tốc độ chậm hơn như: USB, ổ cứng, Card Sound, Card Net,…

Cổng kết nối nguồn ATX 12V 2X

Cung cấp năng lượng cho mainboard từ nguồn sạc

Cổng kết nối quạt CPU

Kết nối với quạt CPU, cho phép mainboard kiểm soát tốc độ của quạt từ nhiệt độ của CPU

Khe cắm DIMM

DIMM là bộ nhớ được sử dụng nhiều nhất trong các dòng máy tính hiện nay với các loại tốc độ phù hợp với thiết kế của mainboard. 4 tiêu chuẩn DIMM được sử dụng hiện nay là:

  • SDR (Tốc độ dữ liệu đơn)
  • DDR (Tốc độ dữ liệu kép)
  • DDR2
  • DDR3

Tốc độ của bộ nhớ có thể thay đổi từ 66-1600Mhz.

Đầu nối nguồn ATX

Là nguồn kết nối chính và là đầu nối thứ hai trong kết nối nguồn của mainboard.

Đầu nối IDE và đầu nối PATA

IDE thuộc kiểu kết nối tích hợp, hỗ trợ cho các thiết bị như: IDE, ổ cứng, CD và DVD. Hầu hết các ổ đĩa này hiện nay được trang bị kết nối SATA.

Kết nối SATA

Được kết nối với các thiết bị ATA nối tiếp như ổ cứng, CD hoặc DVD.

Cổng kết nối main ở mặt trước

Là nơi thiết lập kết nối từ bên ngoài như bật nguồn, thiết lập ổ cứng…

Cổng kết nối USB bên ngoài

Thường được gắn trên mainboard để kết nối ổ đĩa với ổ cứng ngoài.

Pin CMOS

Đây là loại pin dành riêng cho mainboard để cung cấp năng lượng cho chip cầu Nam và BIOS.

Chức năng chính của mainboard

  • Mainboard là một bảng mạch liên kết tất cả linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một thể thống nhất
  • Mainboard điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau.
  • Điều khiển và phân phối điện áp phù hợp cho các linh kiện gắn trên mainboard.
  • Ngoài ra, các loại main máy tính còn là linh kiện quyết định đến “tuổi thọ” của máy, tùy thuộc vào khả năng nâng cấp tối đa.

Các dòng mainboard

Dòng G

Là một trong các thế hệ mainboard đời đầu, hiện tại chỉ xuất hiện ở các dòng máy cũ, máy văn phòng..

Dòng B

Là dòng main thuộc phân khúc tầm trung bán chạy nhất cả về PC dự án hay cá nhân, được các nhà sản xuất tích hợp tương đối đầy đủ tính năng và công nghệ.

Dòng H

Là một trong các loại mainboard thông dụng hiện nay thuộc phân khúc phổ thông, với các tính năng cơ bản và mức giá hợp lý.

Dòng Z

Là một trong những dòng mainboard tốt nhất hiện nay thuộc phân khúc cao cấp. Dòng main này có hiệu năng mạnh mẽ, hỗ trợ ép xung và thường được sử dụng cho các dòng CPU cao cấp, dành cho đối tượng khách hàng high-end, đồ họa…

Dòng mainboard Asus Z390 cao cấp
Dòng mainboard Asus Z390 cao cấp

Dòng X

Là dòng main máy tính tốt nhất hiện nay, thuộc phân khúc đặc biệt, có chuẩn socket khác hẳn với các đời mainboard hiện nay. Dòng X được xem “trùm cuối” của mainboard và thường đi kèm với các CPU cực phẩm.

Những lưu ý khi lựa chọn mainboard

Socket

Trước tiên, bạn cần nắm được loại CPU của mình để lựa chọn dòng main có socket phù hợp. Có 2 loại socket phổ biến nhất hiện nay là 1151-v2 của Intel, LGA 2066, mainboard socket 1156; PGA AM4 và LGA TR4 của AMD.

Thương hiệu

Nếu bạn đang phân vân không biết mainboard hãng nào tốt nhất thì có thể lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng như mainboard Intel, Asus, Gigabyte… 

Lựa chọn thương hiệu mainboard theo nhu cầu sử dụng
Lựa chọn thương hiệu mainboard theo nhu cầu sử dụng

Đối với từng lĩnh vực cụ thể thì lại có cách chọn mainboard khác nhau:

  • Văn phòng: Asrock, Foxcom
  • Quán net, game: MSI, Asus, Colorful, Gigabyte
  • Máy tính cá nhân: Gigabyte, MSI, Asus

Khả năng tài chính

Bạn có thể sử dụng các dòng H, B phổ thông hoặc các dòng Z, X cao cấp tùy theo khả năng kinh tế.

Giá của mainboard khá đa dạng, khoảng từ 1,2 triệu đến 11 triệu đồng tùy vào chất lượng. Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng các phần mềm hoặc chơi game cấu hình cao thì có thể sử dụng các loại main dưới 2 triệu đồng. Nếu bạn có nhu cầu ép xung thì phải lựa chọn các dòng main trên 2 triệu đồng.

Với mức giá từ 2 triệu đến 4,5 triệu đồng, bạn có thể sử dụng các bo mạch chủ được trang bị đèn RGB, VRM, hệ thống tản nhiệt… Với mức giá từ 4,5 triệu đồng trở lên, dành cho người chơi game hạng nặng hay các phần mềm chỉnh sửa video, đồ họa…

Mục đích sử dụng

Nếu bạn là dân công sở và chỉ cần thực hiện các tác vụ cơ bản như Word, Excel… thì bạn chỉ cần các dòng main H là được. Còn nếu bạn là dân đồ họa, game thủ thì các dòng main B hay Z sẽ phù hợp hơn.

Kích thước mainboard

Bạn nên chọn mainboard có kích thước phù hợp với case máy tính. Hiện tại trên thị trường có khoảng 4 loại kích thước, theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là mini-ITX, micro-ATX, ATX và E-ATX.

  • Mini-ITX: chỉ có một khe cắm card VGA, vài đầu nối với ổ cứng và RAM, chỉ phù hợp với các bộ máy nhỏ gọn.
  • Micro-ATX và ATX: đây là hai kích thước được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì phù hợp với hầu hết case máy tính và hỗ trợ nhiều khe cắm đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng phổ thông.
  • E-ATX: có kích thước lớn nhất và nhiều khe cắm nhất, chỉ phù hợp với những mục đích sử dụng đặc thủ. Vì vậy, người dùng phổ thông thường không lựa chọn loại này để tránh cồng kềnh và lãng phí.

Số khe cắm RAM

Là yếu tố quyết định đến khả năng nâng cấp bộ nhớ RAM cho cấu hình máy tính. Đa số mainboard hiện nay có 4 khe cắm RAM, một số loại chỉ có 2 khe cắm như Mini-ITX và một số thì có đến 8 khe cắm. Việc lựa chọn số khe cắm phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người, nếu muốn chơi game hay chạy phần mềm máy ảo, đồ họa… thì cần nhiều thanh RAM hơn

Nhu cầu ép xung

Nếu bạn muốn đẩy xung nhịp CPU lên mức cao nhất để tăng hiệu suất máy tính thì cần lựa chọn mainboard có hỗ trợ chức năng ép xung.

Lựa chọn mainboard có hỗ trợ chức năng ép xung 
Lựa chọn mainboard có hỗ trợ chức năng ép xung

Âm thanh

Nếu bạn chỉ cần nghe nhạc thông thường thì hầu hết các main đều có khả năng xử lý âm thanh khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh, video, thì phải tra thông tin trên mainboard để xác định thuộc loại trung bình hay cao cấp. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm card âm thanh hay loa USB có hỗ trợ DAC… để có được bộ xử lý âm thanh tốt nhất.

Trên đây là tổng hợp thông tin tìm hiểu về mainboard. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp các bạn biết cách lựa chọn bo mạch chủ phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *