Trong cuộc sống cũng như trong công việc hẳn chúng ta đã có những lần phải nhận lời chê trách rằng mình là một kẻ nghiệp dư. Nếu vẫn chưa hiểu rõ nghiệp dư nghĩa là gì và dấu hiệu cho thấy mình là kẻ nghiệp dư chính hiệu thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tóm tắt
Nghiệp dư có nghĩa là gì?
Nghiệp dư là một khái niệm dùng để miêu tả phong cách, phẩm chất ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công chứ không đơn thuần chỉ là đánh giá qua vẻ bề ngoài. Nghiệp dư trong công việc thể hiện ngay ở thái độ, tác phong, năng lực và xử lý hành vi thiếu bài bản, nguyên tắc. Nghiệp dư tiếng Anh là gì? Từ này có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người Việt Nam, chính là “Amatuer”.
Bên cạnh đó, nghiệp dư còn được hiểu là một nghề phụ – nghề làm tăng thu nhập và thu nhập chính của họ là từ nghề khác. Nghề nghiệp dư ở đây có thể là những công việc chỉ được làm vì đam mê và sở thích cá nhân. Đồng thời, những nghề này cũng giúp con người tìm được nơi thư giãn và tạo động lực cho công việc chính của mình. Hiện nay có rất nhiều youtuber, nhạc sĩ, ca sĩ nghiệp dư…
Trái nghĩa với nghiệp dư chính là chuyên nghiệp. Nghiệp dư đồng nghĩa với từ gì? Đôi khi chúng ta có thể gọi người khác là gà mờ, tay mơ thay cho từ “nghiệp dư”, đều với ý nghĩa chỉ sự không được chuyên nghiệp trong công việc.
Những đặc điểm nổi bật của người nghiệp dư là gì?
Hầu hết mọi người đều khó chấp nhận sự thật rằng họ chỉ là một kẻ nghiệp dư trong chính công việc của mình. Tuy nhiên, chỉ khi bạn nhìn thấy những biểu hiện và kết quả nhận được hoàn toàn trái ngược với những gì mà bạn mong muốn, bạn mới nhận ra rằng mình hóa ra thật thiếu chuyên nghiệp. Vậy đặc điểm của một kẻ nghiệp dư là gì?
Thiếu tính kỷ luật
Tính kỷ luật là điều luôn cần thiết và cực kỳ quan trọng ở con người, đặc biệt là khi làm việc. Những việc thường làm như trò chuyện, tán gẫu trong giờ làm, làm việc riêng… chính là biểu hiện của sự nghiệp dư nơi công sở.
Vấn đề này không chỉ khiến bạn mất tập trung trong công việc mà thậm chí còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Những hành động khác như đi muộn, về sớm, trốn làm cũng là biểu hiện của một nhân viên thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Lâu ngày, bạn sẽ không thể phát triển bản thân, ngoài ra những người xung quanh và cấp trên sẽ không còn tôn trọng bạn nữa.
Không biết kiềm chế những cảm xúc cá nhân
Có lẽ nhiều người nghĩ sự nghiệp dư và chuyên nghiệp trong công việc không liên quan đến cảm xúc, vì thông thường khi đánh giá và nhìn nhận ai đó nghiệp dư đều là qua vẻ bề ngoài. Nhưng thực tế, việc không kiềm chế được cảm xúc mới là nguyên nhân cơ bản khiến bạn trở thành một kẻ thiếu chuyên nghiệp trong mắt người khác.
Để cảm xúc tiêu cực của bản thân bộc lộ, chính là một trong những đặc điểm của kẻ nghiệp dư. Do đó, hãy cân nhắc từng hành động, suy nghĩ và lời nói của mình với những người xung quanh khi làm việc như đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng… Điều này sẽ giúp bạn không bị đánh giá là kẻ nghiệp dư, thiếu chuyên nghiệp trong công việc.
Khả năng quản lý thời gian chưa khoa học
Khả năng tổ chức công việc và quản lý thời gian cá nhân của bạn có tác động rất lớn đến tính nghiệp dư trong công việc. Trên thực tế, việc quá cầu toàn, quá tỉ mỉ đôi khi cũng lại là yếu tố khiến bạn trở nên phần nào kém chuyên nghiệp.
Có thể kết quả công việc phần nào tốt hơn mọi người một chút, nhưng bạn chỉ hoàn thành một phần nhỏ khối lượng công việc thì đây cũng không phải là dấu hiệu tốt. Đó là do bạn đã không biết quản lý thời gian hợp lý, khi người khác làm xong có thể nghỉ ngơi, còn bạn vẫn đang phải cố gắng hết sức để hoàn thành.
Chỉ tiêu công việc hàng ngày cũng không thể đánh giá hết năng lực của nhân viên nhưng đây là yếu tố xác định kỹ năng quản lý thời gian và cân bằng công việc của bạn. Vì vậy, bạn chỉ cần biết tận dụng thời gian và cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi để đạt được kết quả tốt nhất.
Có một phong cách khác so với môi trường
Kẻ nghiệp dư thường khoác lên mình một phong cách thời trang rất khác biệt. Mỗi cá nhân hẳn là đều có một phong cách ăn mặc khác nhau, dựa trên sở thích cá nhân. Tuy nhiên, trong môi trường công sở thì vấn đề thời trang cần phải chuẩn mực.
Nếu thời trang của bạn không phù hợp với môi trường làm việc thì chắc chắn sẽ tạo cái nhìn không mấy thiện cảm cho người khác. Dần dần, họ sẽ bị đánh giá là những người thiếu chuyên nghiệp thậm chí là không nghiêm túc. Thay vào đó, hãy chọn những trang phục đơn giản nhưng vẫn có thể toát lên thần thái của bạn, vừa giúp tạo sự thoải mái, lại vừa được nhiều người xung quanh tôn trọng.
Photographer là gì? Công việc của một freelance photographer
Hậu quả của việc thiếu chuyên nghiệp là gì?
Nếu là người quan sát thì chúng ta rất dễ đánh giá những kẻ nghiệp dư khi thấy kết quả của họ. Tuy nhiên với một số người, chỉ khi nhìn thấy hậu quả, họ mới biết mình làm việc thật thiếu chuyên nghiệp. Hậu quả của sự nghiệp dư trong công việc là rất lớn, bao gồm:
Hạn chế sự phát triển công việc của chính mình
Bạn chỉ có thể phát triển tốt hơn nếu đặt mình vào kỷ luật, tự giác trong sinh hoạt và làm việc. Việc coi thường các quy tắc, có thái độ thiếu nghiêm túc, làm việc theo cảm tính của mình sẽ khiến bạn hình thành những thói quen xấu và không thể hòa đồng được với mọi người.
Sự thiếu trách nhiệm trong mọi công việc, những thái độ bất hợp tác khi làm việc nhóm,… đều là những biểu hiện của phong cách làm việc rất nghiệp dư. Điều này sẽ cản trở sự phát triển bản thân, đánh mất cơ hội thăng tiến và khó hòa nhập với cộng đồng xung quanh.
Khiến cấp trên và đồng nghiệp mất cảm tình
Hậu quả rõ ràng nhất của cách làm việc nghiệp dư là không được mọi người xung quanh đánh giá cao. Thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp của một cá nhân chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của cả tập thể. Vì vậy, những người đó sẽ không thể lấy được cảm tình từ đồng nghiệp cấp trên và đồng nghiệp, tự cô lập chính mình nơi làm việc.
Qua bài viết trên thì những thông tin về nghiệp dư là gì và dấu hiệu nhận biết kẻ nghiệp dư đã được chúng tôi giới thiệu đến các bạn. Mong rằng với những chia sẻ hữu ích trên đây, bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn nhất về sự chuyên nghiệp và tác phong nghiệp dư cần phải loại bỏ nơi công sở.